Cao tăng triển thần uy khiến bậc đế vương cũng phải kinh sợ

22/11/18, 05:53 Thế giới tâm linh

Công năng hay thần thông là những tiềm năng của bản thân con người, có người bẩm sinh đã có, có người thông qua tu luyện mà có được…Lịch sử cũng ghi chép lại rất nhiều những câu chuyện về thần thông mà người tu luyện triển hiện.

Cao tăng triển thần uy, đế vương kiến tâm chuyển. Ảnh 1
Tề Văn Tuyên Đế đưa quân đi đánh chùa, sau khi hòa thượng Trù Thiện thi triển thần uy, hoàng đế sợ hãi chạy mất. (Ảnh minh họa qua 搜狐)

Tề Văn Tuyên Đế Cao Dương chứng kiến thần lực

>>> Vì sao vị cao tăng đắc đạo nhà Đường lại đốt tượng Phật để sưởi ấm?

Hòa thượng Trù Thiện thuở nhỏ cơ thể yếu nhược lắm bệnh. Sau khi xuất gia, vì cầu thần lực hộ trì mà mỗi ngày đều tụng đọc “Kinh Kim Cang”, hơn nữa còn đọc liên tục mấy năm không ngừng.

Một ngày, Kim Cang lực sĩ nói với ông: “Ngươi tuổi còn nhỏ mà chân thành xuất gia, thủ giới cũng rất nghiêm. Nói cho ngươi biết, ngươi đã có thần lực rồi. Sau này phải tu luyện chăm chỉ để duy hộ Phật Pháp, phải biết trân trọng đó”. Nói xong liền biến mất.

Hoà thượng Trù Thiện từ đó chăm chỉ khổ luyện, đạt được thành tựu, hơn nữa đắc được chính quả, hình thành tông phái độc lập, cư trú ở núi Lâm Lự. Núi Lâm Lự trong phạm vi mấy trăm dặm, địa thế rất hiểm yếu. Lúc này Trù Thiện đã xây dựng được tịnh xá và tự viện rất lớn, người nghe tiếng mà đến tập thiền phải đến hàng ngàn người.

Việc này vô tình đã động chạm đến Tề Văn Tuyên Đế Cao Dương (529-559, người thành lập Bắc Tề), ông đã cho nhiều người tới gây chuyện, còn tự mình dẫn đầu mấy vạn tướng sĩ dũng mãnh, đến để thảo phạt hòa thượng Trù Thiện.

Cao Dương dẫn theo mấy vạn binh mã, hôm sau đến núi Lâm Lự, lập tức lên núi bao vây. Lúc quân lính đến sơn cốc, hòa thượng Trù Thiện đã dẫn theo rất nhiều tăng nhân chờ ở đó rồi. Cao Dương liền hỏi: “Đại sư tại sao lại đến đây?”.

Hòa thượng Trù Thiện nói: “Bệ hạ muốn giết bần tăng, thần sợ máu nhuộm Già Lam. Già Lam tự chính là thánh địa, sao có thể vì thần mà bị vấy bẩn được! Thần tự nguyện xin bệ hạ một đao”.

Văn Tuyên đế thấy ông tình nguyện chịu chết như vậy, không giống bộ dạng của người chủ mưu tạo phản, trong tâm có phần thấy trấn an, ông cho hòa thượng Trù Thiện vào trong doanh trướng, lệnh cho binh sĩ chuẩn bị đồ chay để chiêu đãi.

Lúc đang ăn, Cao Dương nói: “Nghe nói đại sư đắc được năng lực của lực sĩ Kim Cang, thật là vận may khó được, rất mong được thấy thần lực của đại sư, không biết có thể toại nguyện cho ta được không?”. Hòa thượng Trù Thiện đồng ý, vậy là bọn họ cùng nhau lên núi đi vào chùa.

Những ngày đó, hòa thượng Trù Thiện đang chuẩn bị làm một ngôi chùa quy mô lớn hơn, mấy ngàn cây gỗ, bởi vì không thể vận chuyển được, tạm thời còn xếp chồng ở khe núi. Bấy giờ, hòa thượng Trù Thiện hợp chưởng, niệm niệm mấy câu.

Trong phút chốc, những cây gỗ lớn nhỏ, bay lên trời, trên không trung tự va chạm vào nhau, âm thanh như sấm sét, thế như núi động, những mảnh vụn đầu gỗ bị bẻ gãy, rơi xuống loạn xạ như mưa.

Cao Dương quá sợ hãi, nằm rạp xuống đất không dám nhúc nhích; dẫn theo quân lính, mất hồn mất vía, chạy trối chết. Lúc này Cao Dương mới vội hướng tới hòa thượng Trù Thiện khấu đầu tạ tội.

Sau khi hồi cung, Cao Dương ra sắc lệnh cung kính hòa thượng Trù Thiện, ra sức truyền pháp tu thiền, tu sửa chùa chiền. Từ đó trong hơn mười năm, hòa thượng Trù Thiện truyền rộng Phật Pháp khắp mọi nơi.

Sau khi hồi cung, Cao Dương ra sắc lệnh cung kính hòa thượng Trù Thiện, ra sức truyền pháp tu thiền. (Ảnh qua wemedia)

Cuối cùng, trong lúc đang xây dựng Kinh Tràng (cột đá khắc hình Phật) với quy mô lớn, ông vì lao lực mà bị bệnh. Trước khi lâm chung, cảm thán mà nói với các đệ tử: “Sinh tử đời người chính là sắp đặt của thiên thượng. Phật Tổ Như Lai cũng không thể tránh khỏi. Ta chỉ còn một điều tiếc nuối là: Kinh Tràng còn chưa làm xong. Chỉ mong người về sau kế thừa việc này“. Nói xong liền viên tịch.

Ba mươi năm sau, Tùy Văn Đế tuần tra Tịnh Châu, lên núi thấy Kinh Tràng chưa hoàn thành, không lâu sau hồi cung, hạ chỉ tiếp tục làm Kinh Tràng, cũng mở rộng quy mô, làm thành chùa trên núi to lớn.

Tống Chi Vấn gặp cao nhân

Tống Chi Vấn (khoảng 656-710), còn có tên là Thiếu Liên, tự Diên Thanh, quê quán ở Hà Nam, ông được xếp vào những nhà thơ của Sơ Ðường. Tống Chi Vấn từng giữ chức khảo công viên ngoại lang, vì phạm tội mà bị giáng làm quan nơi xa, nhân dịp trở về tranh thủ dạo chơi trên đường. Ngày hôm đó đi vào chùa Linh Ẩn ở phủ Lâm An, Giang Nam.

Trăng ban đêm sáng nhô lên cao, hào quang tỏa ra xung quanh, ông chợt có hứng làm thơ, nhân thấy ánh trăng, tại hành lang của điện thờ vừa đi vừa ngâm. Thơ rằng: “Thứu lĩnh úc điều nghiêu, long cung tỏa tịch liêu”. Tạm dịch: Thiền môn cao chót vót, sông nước cảnh mơ màng.

Tống Chi Vấn trầm tư suy nghĩ, lựa chữ làm thành câu, nhưng cảm giác không hài lòng. Lúc này, ông phát hiện một gian nhà, trong phòng treo một chiếc đèn chong (đèn thắp trước tượng Phật), ngọn lửa như hạt đậu, không quá sáng, ngồi thiền ở trên giường là một lão tăng đầu tóc bạc trắng.

Lão tăng phát giác Tống Chi Vấn ở bên ngoài, liền hỏi: “Chàng trai, đêm đã quá khuya, không đi nghỉ ngơi mà lại ở nơi này vắt óc suy nghĩ ngâm thơ, sao phải khổ vậy!”.

Tống Chi Vấn nói: “Đệ tử thường ngày dùng thơ để học, đến nơi đây lại có hứng làm thơ, muốn lấy chùa Linh Ẩn làm đề, ngâm tụng một khúc, khổ nỗi chữ không xuất ra, mãi mà không xong một bài”.

Lão tăng nói: “Mời cậu ngâm câu đối đầu tiên”. Tống Chi Vấn liền ngâm câu đối vừa mới làm xong, mà cứ ngập ngừng vài chỗ không xong. Lão tăng gợi ý cho anh ta nói: “Lâu quan thương hải nhật, môn đối Chiết Giang triều”. Tạm dịch: Lầu sáng trăng thương hải, song rền sóng Chiết Giang.

Tống Chi Vấn ngạc nhiên, thấy kinh ngạc trước ý thơ thản nhiên của lão tăng, ra câu mạnh mẽ, đẹp đẽ. Được một lúc, ý thơ của anh ta lại như từ núi cao đổ xuống, ồ ạt tràn ra, lập tức ngâm ra:

Quế tử nguyệt trung lạc, thiên hương vân ngoại phiêu.

Môn la đăng tháp viễn, khô mộc thủ tuyền diêu.

Sương bạc hoa canh phát, băng khinh diệp vị điêu.

Đãi nhập thiên thai lộ, khán đồ độ thạch kiều.

Diễn nghĩa

Trong trăng lơ lửng quế; ngoài cõi phất phơ hương.

Trên tháp dây mây mọc; nên khe máng nước tràn.

Sương bay hoa vẫn nở; băng nhẹ lá chưa tàn.

Trăm tuổi có chi lạ; tìm thơ để ý nhàn.

Cảnh tiên đang mở lối; cầu đá đợi người sang.

Ngâm xong, anh ta xem lại toàn bài thơ, càng cảm thấy “Lâu quan thương hải nhật, môn đối Chiết Giang triều” là khoáng đạt và thanh cảnh nhất. Lúc này là ban đêm, Tống Chi Vấn không đành lòng làm phiền lão hòa thượng, liền hành lễ cáo biệt.

Sáng sớm ngày thứ hai, Tống Chi Vấn lên đường, liền đến chỗ lão hòa thượng bái phỏng, không ngờ lão tăng đã đi rồi. Tống Chi Vấn hỏi thăm các tăng trong chùa thì mọi người đều nói không biết, liền hỏi một vị lão cao tăng, ông nói người đó là Lạc Tân Vương. Tống Chi Vấn hỏi thêm: “Làm sao mà ông biết ông ta là Lạc Tân Vương?”.

Cao tăng trả lời: “Từ Kính Nghiệp mưu phản nhưng thua trận, cùng với Lạc Tân Vương chạy trốn. Quan gia lùng bắt mà không được, chủ soái cân nhắc rằng, binh loạn không bắt được thủ lĩnh, thế nào cũng gặp họa, liền tìm hai cái thủ cấp giống hai người đó, vào kinh trình báo, thế là hoàng đế bị bọn họ lừa.

Từ Kính Nghiệp ở Hành Sơn làm tăng, được chín mươi mấy tuổi rồi mất. Lạc Tân Vương cũng cạo đầu xuất gia, nhưng ông ta không ở cố định một chùa trên núi, mà đi khắp các ngôi chùa lớn trên núi. Trước đó không lâu thì tới chùa Linh Ẩn. Sáng nay đã đi, chẳng biết là đi đâu”.

Tống Chi Vấn rất hối tiếc, nhìn thấy Lạc Tân Vương, một trong tứ kiệt thời Sơ Đường, lại không biết đường khiêm tốn mà thỉnh giáo ông. Đúng là: Cao nhân trước mặt không khiêm tốn, dịp may trôi qua khó mà tìm. Trên đời bao nhiêu danh lợi khách, cũng là tham tài trong tâm mê.

>>> Đệ nhất cao tăng thời cận đại Trung Quốc từ chối gặp Mao Trạch Đông

>>> Câu chuyện có thật về oan hồn thiếu nữ đòi mạng

Theo Secret China

Tuệ Tâm

Tuệ Tâm

BTV trang TinhHoa.net với những bài viết suy ngẫm về cuộc sống

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng