Căng thẳng lấn sang văn hóa, thị trường TQ cấm cửa sách Đài Loan

12/08/21, 15:26 Thế giới

Tác giả người Đài Loan Trương Thuần Như (Iris Chiang) vốn không phải là người có sách bị cấm xuất bản ở Trung Quốc. Tuy nhiên, cuốn sách dạy trẻ em cách trân trọng nghệ thuật của cô vẫn chưa được in ấn sau 4 năm bán cho một nhà xuất bản ở đại lục. Nó đã trở thành nạn nhân khi căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Đài Loan dần lấn sang lĩnh vực văn hóa.

Tác giả người Đài Loan Trương Thuần Như cầm trên cuốn sách ““Play with Art,” của cô tại quán rượu có tác phẩm của nghệ sĩ Đài Loan YUYU Yang ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 23 /3/2021. (Ảnh qua AP)

Các tác giả và nhà xuất bản cho biết, đó không chỉ là việc mất quyền tiếp cận thị trường khổng lồ Trung Quốc. Trầm trọng hơn, đó cũng là việc đánh mất cơ hội trao đổi văn hóa và kết nối. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã cắt giảm lượng khách du lịch và sinh viên Trung Quốc đến Đài Loan và ngăn không cho các nghệ sĩ của họ tham gia các giải thưởng Golden Horse và Golden Melody của Đài Loan, được coi là giải Oscar và giải Grammy cho phim và nhạc Hoa ngữ.

James Chao, người đứng đầu nhóm Nhà xuất bản Thời báo Trung Quốc, một trong những nhà xuất bản lớn nhất ở Đài Loan, cho biết: Cảm giác như vài năm nay, luồng trao đổi (văn hóa) đang phân kỳ. Đài Loan đang tiến xa hơn theo một hướng và Trung Quốc đang đi xa hơn theo một hướng. Nó ngày càng xa nhau,” 

Chính quyền Trung Quốc tuyên bố Đài Loan, một hòn đảo tự trị cách bờ biển phía đông của Trung Quốc khoảng 160km, là lãnh thổ của mình. Việc bầu chọn bà Thái Anh Văn, người ủng hộ nền độc lập thực tế hiện tại của Đài Loan, làm tổng thống của hòn đảo vào năm 2016 đã mở ra một thời kỳ căng thẳng cho 2 bên. Chính quyền cộng sản Trung Quốc đã cố gắng cô lập hòn đảo về mặt ngoại giao và gây áp lực quân sự.

Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ lâu đã cấm sách về các vấn đề nhạy cảm, từ tôn giáo đến “đời sống riêng tư” của các nhà lãnh đạo chính trị Trung Quốc, các nhà xuất bản Đài Loan trước đây cũng đã bán nhiều loại sách khác cho đại lục, dựa trên ngôn ngữ chung và lịch sử văn hóa.

Lâm Tải Tước (Linden Lin), người đứng đầu Linking Publishing Co. ở Đài Loan, cho biết: “Những trao đổi trong xuất bản thực sự là những trao đổi ý tưởng. Chỉ thông qua xuất bản, bạn mới có thể có loại trao đổi này.”

Giờ đây, bất kỳ cuốn sách nào của Đài Loan đều trở nên khó xuất bản hơn ở Trung Quốc, theo các biên tập viên, học giả, nhà xuất bản và tác giả. Đó không phải là một lệnh cấm toàn diện, và các nhà xuất bản đổ lỗi cho việc tự kiểm duyệt bởi các đối tác đại lục hơn bất kỳ lệnh chính thức nào.

Các đầu sách đã bị cấm cửa bao gồm sách dạy nấu ăn kết hợp phong cách Đài Loan-Nhật Bản, sách tự lực (self-help) và sách phác thảo du lịch từ chuyến du lịch của một nghệ sĩ Đài Loan ở Bắc Kinh có cảnh những chú mèo đi lang thang trong các khu phố “hồ đồng” truyền thống của thành phố.

Một điểm đáng chú ý là bất kỳ nội dung nào gợi ý một bản sắc riêng của Đài Loan. Những người  Đài Loan trẻ tuổi nói riêng đã phát triển một bản sắc riêng biệt. Một cuộc thăm dò năm 2020 cho thấy 2/3 số người được hỏi không nghĩ mình là người Trung Quốc.

“Trước đây, họ sẽ kiểm duyệt sách về tôn giáo. … Nhưng ví dụ, nếu chủ đề của một cuốn sách là ẩm thực của Đài Loan thì không sao cả,” Rosine Liu, biên tập viên tại Taiwan’s Business Weekly, người trước đây đã bán 2 cuốn sách nấu ăn của một tác giả Đài Loan cho Trung Quốc, cho biết. “Nhưng hiện tại tôi cảm thấy như bây giờ nếu nó được gọi là “Ẩm thực Đài Loan”, nó sẽ hơi căng thẳng.”

Một phụ nữ và một đứa trẻ đọc sách tại một hiệu sách ở Bắc Kinh, vào ngày 14/7/2021. (Ảnh qua Getty Images)

Cô từng nghĩ rằng sẽ dễ dàng tiếp thị cuốn sách, “Play with Art,” của mình cho các bậc cha mẹ giàu có ở Trung Quốc.

Ban đầu mọi việc diễn ra suôn sẻ với nhà xuất bản Trung Quốc. Theo yêu cầu của họ, cô chỉ cần đồng ý thay đổi một chương sử dụng các ví dụ từ các bảo tàng nghệ thuật ở Đài Loan. Một nhà văn Trung Quốc sẽ thay thế một chương dựa trên các viện bảo tàng ở Trung Quốc.

Nhưng rồi phía bên đại lục im lặng. Hơn một năm sau, khi liên hệ với cô, họ thông báo với cô rằng quá trình xem xét diễn ra chậm hơn bình thường.

“Sau khi chúng tôi có tổng thống mới, phản ứng từ phía bên kia – sự khắc nghiệt của tình hình và thái độ không thân thiện – đã tạo ra rất nhiều ngăn cách khiến việc trao đổi trở nên bất tiện,” Chiang nói.

Điều đó trái ngược hẳn với những năm 1980 và 1990, khi độc giả Trung Quốc bị thu hút bởi tác phẩm từ các nhà văn Đài Loan như Long Ứng Đài (Lung Ying-tai), người có các bài tiểu luận góp phần vào cuộc tranh luận về việc Đài Loan chuyển đổi từ chính quyền độc đảng sang dân chủ. Tam Mao (Sanmao), một nhà văn Đài Loan, người đã viết những câu chuyện về cuộc sống của cô ở sa mạc Sahara, đã chiếm được trái tim của bao thế hệ phụ nữ Trung Quốc.

Cũng có sự tò mò về những điều cơ bản nhất, sau khi cả hai bị cắt đứt liên lạc trong nhiều thập kỷ sau khi chia tách vào năm 1949 trong một cuộc nội chiến ở Trung Quốc.

“Khi đó, các mối quan hệ tốt đẹp và có vẻ là một hứng thú ở Trung Quốc rằng họ thực sự muốn hiểu Đài Loan. Các bạn nhỏ ăn quả gì? Nghệ thuật của bạn như thế nào? Cuộc sống của bạn như thế nào? Bạn ăn mừng năm mới như thế nào? Những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống,” Chiang nói.

Giờ đây, người Đài Loan cũng nhạy cảm với những căng thẳng đang gia tăng, nổi bật là cuộc tranh luận năm ngoái về một cuốn sách dành cho trẻ em của Trung Quốc. “Waiting for Dad to Come Home,” (Chờ Cha Về Nhà), kể về một cậu bé có cha vắng nhà trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán để điều trị cho bệnh nhân COVID-19, vẽ nên một “bức tranh màu hồng” về nỗ lực chống dịch của ĐCSTQ.

Một số người ở Đài Loan cho rằng ĐCSTQ đang sử dụng môi trường cởi mở của hòn đảo để tuyên truyền. Nhưng một đề xuất của chính phủ về việc kiểm tra các cuốn sách từ đại lục đã dẫn đến những lời chỉ trích rằng hòn đảo sẽ quay trở lại với thói quen độc đoán.

“Nếu chúng tôi nói rằng chúng tôi sợ người dân nhìn thấy tin tức giả, rằng tôi sẽ giúp họ sàng lọc thông tin… thì làm sao bạn có thể gọi đây là nền dân chủ?” Lai Hsiang-Wai, giáo sư về tự do báo chí tại Đại học Nghệ thuật Quốc gia Đài Loan cho biết.

Chính phủ từ chối đề xuất, nói rằng họ sẽ chỉ kiểm duyệt những cuốn sách do ĐCSTQ hoặc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc xuất bản.

Liu, biên tập viên, cho biết đây không bao giờ là một cuộc trao đổi thương mại thuần túy đối với cô. Cô rất thích gặp gỡ những người đồng cấp đại lục của mình tại các hội chợ sách và tìm hiểu về cách làm việc của họ. Trong bối cảnh chính trị hiện tại, những khoảnh khắc trao đổi rất cơ bản của con người, thứ đã giúp mọi người hình thành mối liên hệ với nhau, đã biến mất.

Đối với tôi, trong môi trường khắc nghiệt này, bạn cũng sẽ thu mình lại, bởi vì kiểu hợp tác đó là lẫn nhau. Bởi vì cuối cùng tất cả chúng ta vẫn đang mang gánh nặng của đất nước và gánh nặng của lịch sử này,” Liu nói.

Thiện Thành (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi