Căng thẳng không đáng sợ như chúng ta thường nghĩ

06/07/15, 09:36 Cuộc sống

Chúng ta thường không muốn nhắc tới sự căng thẳng vì căng thẳng luôn mang tới những cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, trên thực tế điều đó không đáng sợ như chúng ta thường nghĩ.

Có đúng là sự căng thẳng giết hại ta không? Hay chính là cách hiểu vấn đề về sự căng thẳng của chúng ta thực sự bị sai hoàn toàn và chính đó là điều đã khiến ta bị tự hạn chế mình?

Sau đây là ý kiến của 2 người trên trang mạng LinkeIn.

Kelly McGonigal, Khoa Tâm lý, Đại Học Stanford

Trong nhiều năm… tôi vẫn nói với mọi người rằng sự căng thẳng làm chúng ta sinh bệnh, nó làm tăng rủi ro về mọi thứ, từ cảm lạnh thông thường tới đau tim, suy nhược, mắc chứng nghiện. Và nó làm chết tế bào não, làm hư hại DNA, làm ta già nhanh hơn”, McGonigal viết trong bài : Hãy quên những gì ta được nghe về sự căng thẳng… thực tế căng thẳng lại là tốt.

Tuy nhiên, không phải sự căng thẳng gây hại, mà chính là cách chúng ta đối phó với nó.

Theo một nghiên cứu quy mô, “những người nói là phải chịu sự căng thẳng cao nhưng không coi điều đó là có hại… lại có nguy cơ tử vong thấp nhất so với bất kỳ ai khác trong nghiên cứu này, thấp hơn cả những người nói rằng rất ít bị căng thẳng”, McGonigal viết.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng không phải chỉ duy nhất sự căng thẳng giết hại con người, mà chính là sự kết hợp giữa tình trạng căng thẳng với với niềm tin cho rằng sự căng thẳng là có hại“.

Điều mà tôi tình cờ phát hiện (rằng sự căng thẳng chỉ có hại khi ta tin rằng nó có hại) tạo cho tôi cơ hội nghĩ lại điều tôi đã giảng dạy”, bà viết.

Tôi đã coi sự căng thẳng là kẻ thù, và như vậy thì tôi không bị đơn độc. Tôi chỉ là một trong số rất nhiều nhà tâm lý học, bác sỹ và các nhà khoa học tìm cách chống sự căng thẳng. Cũng như họ, tôi đã tin căng thẳng là một bệnh dịch nguy hiểm phải chặn đứng“.

Thay vì coi sự căng thẳng như một “độc tố”, có lẽ điều cốt yếu là xóa bỏ việc ta đã tin về sự căng thẳng và tìm cách sống chung với nó và dùng nó để cải thiện cuộc sống, bà viết. “Cái điều lý thú nhất của sự phát hiện trong khoa học là việc chống lại điều ta nghĩ về bản thân và nghĩ về thế giới”.

LaRae Quy, cựu đặc vụ FBI, sáng lập viên và là giám đốc Mental Toughness Center

Sự khái quát hóa làm cho chúng ta dễ sống hơn vì nó giúp ta xử lý các thông tin không ngừng dội vào não ta”, bà Quy viết trong bài: Cách dùng tinh thần sắt thép để đối mặt với sự áp đặt.

Những sự áp đặt tiêu cực về bản thân chúng ta và về người khác có thể sẽ là nguy hiểm. Đương đầu với chúng có thể làm chúng ta mạnh hơn lên về tinh thần nói chung và vượt qua được. Bà Quy khuyên chúng ta hãy dùng tinh thần thép để đối diện với căng thẳng.

1- Hãy thừa nhận não ta có sẵn một sự thiên vị

Não ta chứa thông tin mà nó phù hợp với lòng tin của ta, với giá trị và hình ảnh ta muốn. Hệ thống bộ nhớ có tính chọn lọc này giúp não ta không bị quá tải thông tin,” bà Quy viết.

Ta hãy tạo thói quen nhận biết cái gì mới và khác biệt. Điều rất thường xẩy ra là ở một thời điểm nào đó trong đời là ta cứ tạo ra một qui tắc bất di bất dịch và không bao giờ bỏ thời gian nghĩ lại về độ tin cậy của qui tắc đó”.

Ta cần xem xét việc đánh giá đổ đồng sự việc nào đã giúp ta có những lựa chọn đúng và những quy luật nào là thực sự đáng tin cậy trong tương lai. Điểm mấu chốt, bà Quy viết, là hiểu biết kỹ hơn về cách hành động của mình.

2- Hãy thừa nhận rào chắn và gánh nặng của mình

Khi ta phải đối mặt với cái nhìn áp đặt tiêu cực về bản thân mình, về hoàn cảnh của mình hoặc của người khác trong nhóm của mình thì trong ta, tinh thần được tôi luyện để trở nên cứng rắn hơn để có thể nhìn nhận ra những rào chắn, những gánh nặng mà mình đang phải đối diện.

Khi chúng ta vắt óc suy nghĩ để tìm các giải pháp khó lường và bất bình thường thì chúng ta đã kích thích tính sáng tạo và độ linh hoạt trong cách suy nghĩ”. Khi đó, ta có thể chấp nhận cái tiêu cực “mà không mất hy vọng vào thành công trong tương lai”, bà Quy viết.

Tinh thần dẻo dai là việc học cách kiểm soát trí óc ta thay vì để trí óc kiểm soát ta”, bà viết.

Việc nhận biết được lối áp đặt chung một cách tích cực và tiêu cực có ảnh hưởng thế nào tới hành động là điều thiết yếu để chúng ta thành công”.

Theo BBC

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

    Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

  • Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

    Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?