California: Ít nhất 500 giếng nước chứa “hóa chất không phân hủy”

25/09/20, 15:13 Sức khỏe đời sống
Sam Miller, Aquatic Analytics owner, collects a water sample at Shaw Air Force Base, South Carolina, Oct. 17, 2017. The 20th Aerospace Medicine Squadron bioenvironmental engineering flight (BEE) contracts an outside agency to perform state mandated water quality tests, while BEE performs Air Force mandated tests. In addition to the monthly water quality testing, BEE tests the water if any base housing residents call with any concerns regarding their water quality or if a water line breaks. (U.S. Air Force photo by Senior Airman Ashley Maldonado)

Trang Big Wobble đưa tin, khoảng 500 giếng nước sinh hoạt của gần 9 triệu cư dân trên khắp bang California, bị phát hiện nhiễm các hóa chất độc hại, đáng ngại nhất khi chúng là “các hóa chất không phân hủy”.

Sam Miller, chủ sở hữu Aquatic Analytics, thu thập mẫu nước tại Căn cứ Không quân Shaw, Nam Carolina, ngày 17/10/2017. (Ảnh từ U.S. Air Force)

Mặc dù số liệu dường như không hề lớn, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng, các hóa chất độc hại trong nước có thể tồn đọng bên trong cơ thể người, gây cản trở các phản ứng sinh học quan trọng, và là tác nhân của nhiều căn bệnh mãn tính. 

Cư dân tại thành phố Pleasanton – một vùng ngoại ô cách trung tâm công nghệ San Jose tại phía bắc California gần 50km, đều bàng hoàng khi biết rằng khu vực sinh sống của họ nằm trong top 10 những thành phố bị ô nhiễm nước nghiêm trọng nhất tại quốc gia. 

Pleasanton sử dụng nước ngầm làm nguồn cung nước máy, nhưng vào mùa thu năm 2019, khu vực đã ngừng lấy nước từ một trong số các giếng nước tại khu vực, sau khi các xét nghiệm do chính quyền bang tiến hành cho thấy, lượng nước bị nhiễm các hóa chất không tốt cho sức khỏe con người, chúng vượt quá mức an toàn chỉ định.

Các hóa chất, được xác định là các hợp chất Per- and polyfluoroalkyl (gọi tắt là nhóm hóa chất PFAS). Đây là nhóm các hóa chất nhân tạo, được điều chế để sản xuất những vật dụng như chảo chống dính, giấy thấm dầu và quần áo chống nước.

Hóa chất PFAS có đặc tính khó phân hủy, đây là nhóm hoá chất nhân tạo và phải mất đến hàng thiên niên kỷ để nó phân hủy hoàn toàn. (Ảnh: Thebigwobble)

Những hợp chất này đều mang đặc tính khó phân hủy, đến mức các nhà khoa học ước tính rằng, sẽ phải mất đến hàng thiên niên kỷ để chúng có thể phân hủy hoàn toàn. Đây chính là lý do chúng được gọi là “hóa chất không phân hủy”. Mặc dù những hóa chất này không tồn tại trong tự nhiên, nhưng chính quá trình thải bỏ không hợp lý đã khiến các lượng chất bị nhiễm vào đất, mạch nước ngầm hoặc lơ lửng trong không khí. 

Tàn phá sức khỏe con người

Jill Buck – Giám đốc điều hành công ty Go Green Initiative cho biết, do nhóm hóa chất PFAS có thể tích tụ trong các mô tế bào, nên chúng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Không dừng lại ở đây, các nghiên cứu chuyên sâu còn phát hiện rằng, việc phơi nhiễm với các hóa chất kể trên có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng.

Việc phơi nhiễm với các hóa chất kể trên có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cho về khả năng sinh sản và phát triển của con người. (Ảnh: Twitter)

Hậu quả khôn lường nhất mà nhóm hóa chất này gây ra, chính là những khiếm khuyết về khả năng sinh sản và phát triển. Trong khi đó, theo Cục bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ, một số nghiên cứu giới hạn kết luận rằng, tiếp xúc với các hóa chất độc hại trên cũng có thể khiến trẻ sơ sinh có cân nặng thấp khi chào đời, hệ miễn dịch cũng suy yếu hơn, đồng thời suy giảm quá trình sản xuất hormone.

Amy Kyle – nhà khoa học sức khỏe môi trường tại Trường Y tế Cộng đồng Berkeley của Đại học California, chia sẻ với CBS SF Bay Area rằng, một vấn đề tồi tệ hơn chính là việc các hóa chất độc hại này có thể lưu động trong nước. Nếu không có sự can thiệp và kiểm tra kịp thời, tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng có thể nhanh chóng gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn xã hội.

Là nguyên nhân dẫn đến ung thư

Không chỉ những tác động trên, các hóa chất này cũng có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. 

Năm 2019, Linda Birnbaum – một nhà nghiên cứu hóa chất độc học kiêm cựu Giám đốc của Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia, đã gây xôn xao các hãng tin tức khi khẳng định: Nhóm hóa chất PFAS gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe ở người, bao gồm cả ung thư.

 

Linda cho biết, trong thời gian làm việc tại Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường, bà không được phép sử dụng cụm từ “gây ra” khi đề cập đến những tác hại sức khỏe sau khi phơi nhiễm với hóa chất. Bà đã nghiên cứu về những hóa chất này trong nhiều thập kỷ, và tin rằng những nghiên cứu đã được công bố hiện nay là bằng chứng quá đủ để kết luận rằng: Các hóa chất này rất có hại cho sức khỏe con người. 

Cụ thể, Linda chỉ ra kết quả nghiên cứu thử nghiệm trên chuột. Sau khi bị phơi nhiễm với một liều lượng thấp các hóa chất không phân hủy, số chuột thí nghiệm đã mắc ung thư tuyến tụy. Kết quả này hợp lý khi nghiên cứu từ Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ cũng phát hiện rằng, các hóa chất này kích thích khả năng phát triển khối u ở động vật. Các căn bệnh ung thư khác có liên quan tới việc bị phơi nhiễm với nhóm hóa chất PFAS bao gồm ung thư tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Kiểm soát các hóa chất độc hại hay không?

Hiện công tác sản xuất nhóm hóa chất đã giảm dần, nhiều cuộc xét nghiệm nguồn nước tại các khu vực dễ bị nhiễm hóa chất đã được chính quyền nhanh chóng tiến hành. Từ khi các nhà nghiên cứu lên tiếng cảnh báo, PFAS đã không còn được sản xuất tại Mỹ. Tuy nhiên, chúng vẫn còn xuất hiện trong các vật dụng của người tiêu dùng được nhập khẩu vào Mỹ.

Amy Kyle cho biết: “Nó không được kiểm soát khi xuất hiện trong công đoạn đóng gói thực phẩm, khi bay lơ lửng trong không khí, khi bị đổ vào nguồn nước thải, và không được nhận định là một chất thải nguy hại”. 

Nhưng ngay cả khi gần như không có chỉ dẫn của liên bang, chính quyền các bang vẫn đang thực hiện các biện pháp tích cực, nhằm hạn chế ô nhiễm có thể xảy ra để bảo vệ người dân. 

Cụ thể năm 2019, chính quyền bang California đã bắt đầu xét nghiệm bắt buộc các giếng nước uống tại khu vực. Nếu nồng độ PFAS trong nước gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng, thì cả người dân lần chính quyền địa phương đó ngay lập tức đều sẽ được nhận cảnh báo. 

Các cán bộ cấp nước địa phương, và các nhà nghiên cứu tại California cũng đang tìm ra các công nghệ lọc mới, hy vọng sớm ngăn chặn được những hóa chất nguy hiểm như PFAS làm ô nhiễm nguồn nước thêm nữa.

Việt Anh (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm