“Ca khúc nhớ con” và câu chuyện về niềm tin

28/12/15, 12:33 Cuộc sống

Có một bài hát nghe xong mà dư vị nó vẫn còn để lại trong tâm trí tôi, dù không hiểu hết được lời bài hát tôi cũng cảm nhận đó là lời nhắn nhủ vô cùng thống thiết của một bà mẹ. Và khi biết được lời bài hát và câu chuyện bên trong, tôi đã vô cùng xúc động.

Màn vũ đạo “Kêu gọi lương tri” khiến nhiều khán giả cảm động.

“Ông trăng tròn tròn, ánh trăng trong tựa nước,

Giang sơn ngàn dặm tràn ngập ánh sáng bạc,

Mẹ ở trong ngục ngước nhìn ánh trăng sáng.

Không biết bảo bối của mẹ đã ngon giấc chưa?

Những ngày tháng không có mẹ ở bên con đừng buồn nhé”.

Khung cảnh lãng mạn hiện lên bàng bạc ánh trăng, khiến ít ai ngờ rằng đó là lời tâm tình của người mẹ trong ngục tù, với sự giam hãm không nhốt được niềm tin của bà cũng như nỗi nhớ con khôn nguôi.

Bi kịch này xảy ra khi mà cuộc đàn áp Pháp Luân Công năm 1999 do Cựu Chủ tịch Trung Quốc, Giang Trạch Dân phát động đã lan rộng khắp quốc gia; lập ra hệ thống Phòng 610 để thực thi chính sách của ông là “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thể xác”, để diệt tận gốc Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Theo đó, những người tu luyện bị bắt, bị tra tấn, đánh đập, giết hại với mục đích duy nhất là buộc họ từ bỏ đức tin vào Thần Phật, vào Chân Thiện Nhẫn.

Cảnh gia đình ly tán vốn chỉ thấy trong chiến tranh, nhưng ở Trung Quốc từ khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền, họ đã không ngừng liên tiếp phát động đấu tranh chính trị như: Đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa, thảm sát sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989… khiến cho rất nhiều gia đình rơi vào cảnh tang thương này.

Cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc được tái hiện trên sân khấu.

Cùng tình cảnh trên, trong “Lá thư của một bà mẹ cho đứa con mới một tuổi” có đoạn kể:

“Hải Ca, con ơi, con được sinh ra trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Từ ngày đầu tiên trong bụng mẹ, con đã trải qua những nhục nhằn vì ba mẹ con đã quyết định tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp, mặc dầu ba mẹ con có thể phải trả bất cứ giá nào.”

“Hai tuần trước khi con chào đời, ba mẹ được họ cho phép trở về để sinh nở. Và hai tuần sau đó, trong một gian phòng nhỏ, biệt giam ở bệnh viện, con đã chào đời.

Hải Ca, bây giờ mặc dầu mẹ con mình ngàn dặm cách xa. Mẹ vẫn còn nhớ rõ mồn một về con.

Mẹ nhớ cái giây phút khi con sinh non, con khóc òa trên tay mẹ.

Mẹ nhớ lúc con chỉ mới hai tháng. Con ngủ vùi trên tay mẹ. Gương mặt của con luôn luôn rạng rỡ nụ cười ngây thơ.

Mẹ nhớ khi con tròn ba tháng, đôi mắt con nhìn chăm chăm vào những thứ chung quanh con”.

“Hải Ca, con à, con cũng như các bạn trẻ của con, đã sinh ra trong thời kỳ làm sáng tỏ Ðại Pháp. Giống như tên của con, Hải Ca, có nghĩa là bản hùng ca của đại dương, con đang ở trong thời kỳ rạng rỡ và bài hùng ca của con sẽ mãi mãi âm vang trong trái tim của mẹ”.

Tái bút: Lá thư này gởi cho ba con vào tháng 6/2002″.

Các tiểu đệ tử Ireland chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Ảnh: internet.

Để buộc học viên từ bỏ đức tin, ĐCSTQ đã đổ tiền để thiết lập hệ thống đồ sộ nhằm thực hiện cuộc đàn áp, sau đó họ dùng tiền thu được sau khi bán nội tạng từ những tù nhân lương tâm này để duy trì chính sách và nuôi dưỡng hệ thống quan chức. Món lợi thu về từ hoạt động mổ cắp tạng này không hề nhỏ khi bệnh tật ngày càng nhiều, và nhu cầu ghép tạng cũng không ngừng tăng cao.

Trong khi đó, Pháp Luân Công được ông Lý Hồng Chí truyền ở Trung Quốc năm 1992, sau 7 năm ngắn ngủi đã có hơn 100 triệu người theo học. Những người theo học các khóa này thuộc tầng lớp cao của xã hội Trung Quốc. Nhiều học viên là bộ trưởng và quan chức cấp cao ở cấp cục, tỉnh và nhà nước, và thậm chí có cả vợ của một ủy viên thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ.

Tất cả đều nhận lợi ích sức khỏe và thay đổi tâm tính theo Chân Thiện Nhẫn mà tự nguyện giới thiệu cho những bạn bè người thân của mình.

Các tiểu đệ tử Hồng Kông chúc Sư phụ Lý năm mới vui vẻ.

Cuộc đàn áp xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến người bị hại, mà bạn bè, người thân của họ cũng phải chịu liên lụy. Tất cả phải trường kì sống trong nỗi sợ hãi trước sự khủng bố của chính quyền. Đặc biệt là các em nhỏ không còn được sự che chở từ cha mẹ, không nơi nương tựa.

Hiện nay có nhiều trường học Minh Huệ được lập ra khắp trên thế giới, tạo nên một môi trường tốt cho các đệ tử trẻ của Đại Pháp ở ngoại quốc được học Pháp, luyện Công và làm sáng tỏ sự thật.

Học viên trường Minh Huệ. Ảnh: Minhhue.net

Dù chịu rất nhiều cực hình nhưng các học viên đều không từ bỏ đức tin của mình vì họ biết bản thân mình không hề sai khi đơn giản chỉ muốn là người tốt, có được thân thể tráng kiện. Và họ vẫn luôn có niềm tin vững chắc đến một ngày cuộc đàn áp phi nghĩa sẽ chấm dứt:

“Mẹ tin vào Chân Thiện Nhẫn không có tội gì cả,

Mùa xuân hoa nở, mẹ đương nhiên sẽ về với con”.

“Hãy bình tâm đợi đến một ngày,

Những áng mây ngũ sắc sẽ bay khắp trời”.

Lời bài hát: Khúc hát nhớ con

Lời: Hùng Quân

Biểu diễn: Bạch Tuyết

Phối khí: Thác Ni 

Ông trăng tròn tròn, ánh trăng trong tựa nước,

Giang sơn ngàn dặm tràn ngập ánh sáng bạc,

Mẹ ở trong ngục ngước nhìn ánh trăng sáng.

Không biết bảo bối của mẹ đã ngon giấc chưa?

Những ngày tháng không có mẹ ở bên con đừng buồn nhé,

Hãy bình tâm đợi đến một ngày,

Những áng mây ngũ sắc sẽ bay khắp trời.

Ngủ đi ngủ đi, con yêu của mẹ,

Ở trong mơ mẹ con mình tựa vai nhau,

Để chúng ta kiên cường như đóa mai hồng trong mùa đông rét buốt.

Băng tuyết không đè đổ được, sương lạnh không làm tổn thương được.

Những ngày tháng không có mẹ ở bên con đừng buồn nhé,

Hãy bình tâm đợi đến một ngày,

Những áng mây ngũ sắc sẽ bay khắp trời.

Con yêu của mẹ đừng khóc nhé,

Mẹ tin vào Chân Thiện Nhẫn không có tội gì cả.

Mùa xuân hoa nở, mẹ đương nhiên sẽ về với con,

Lúc đó mẹ con mình lại bên nhau.

Những ngày tháng không có mẹ ở bên, con đừng buồn nhé,

Hãy bình tâm đợi đến một ngày,

Những áng mây ngũ sắc sẽ bay khắp trời.

(nguồn Chanhkien.org)

Bách Thông

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này