Bốn đặc điểm riêng tạo nên nhân cách người quân tử

12/04/16, 07:45 Cổ Học Tinh Hoa

“Sống ở đời nên làm người quân tử”, đó là bài học quý giá của tiền nhân. Tuy nhiên ngày nay trắng đen đảo lộn, rất khó phân biệt được ai người quân tử, ai kẻ tiểu nhân. Dưới đây là bốn đặc điểm riêng tạo nên nhân cách người quân tử.

(Ảnh: Internet)
Trong cuộc sống, phải học được “rời xa” tiểu nhân, tận lực làm người quân tử. (Ảnh: Internet)

Thế nào là người quân tử? Miêu tả về phong thái của người quân tử, trong “Luận ngữ”, Khổng Tử viết: “Vọng chi nghiễm nhiên, tức chi dã ôn, thính kỳ ngôn dã lệ”. Ý nói trông xa thấy trang nghiêm, đến gần thấy ôn hòa, nghe lời nói thấy trang trọng nghiêm túc.

Về cách làm việc của người quân tử, Mạnh Tử viết, người quân tử gặp người có quyền thế thì không xu nịnh, gặp người mạnh thì không sợ, gặp người yếu hơn mình thì không bắt nạt, tôn kính người lớn tuổi, che chở người nhỏ tuổi. Họ nghiêm túc đứng đắn, khoan dung, bác ái, quang minh và cả đời luôn chú trọng tu dưỡng phẩm chất đạo đức. Còn kẻ tiểu nhân thì hoàn toàn trái ngược lại.

Khái quát lại, nhân cách của người quân tử thể hiện trên 4 điểm: “3 hổ thẹn”, “3 không”, “3 lo” và “3 sợ”. 4 điểm này chính là tiêu chuẩn của người quân tử, đồng thời cũng là 4 điểm khác biệt giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân.

1. Người quân tử nói chuyện có “3 hổ thẹn”

Khổng Tử nói: “Thị vu quân tử hữu tam khiên: Ngôn vị cập chi nhi ngôn vị chi táo, ngôn cập chi nhi bất ngôn vị chi ẩn, vị kiến nhan sắc nhi ngôn vị chi cổ”.

Ý nói, khi nói chuyện người quân tử có 3 điều hổ thẹn: Chưa đến lượt nói mà đã nói là “nôn nóng, hấp tấp”. Đến lúc nói mà lại không nói là “che giấu, lấp liếm”. Chưa nhìn thấy sắc mặt người nghe mà đã nói, là “mù quáng”.

Người chưa đến lượt đã nói là biểu hiện của người nóng vội, nóng lòng muốn thể hiện mình, sợ bị người khác xem thường, hoàn toàn là biểu hiện của người nông cạn và xốc nổi. Ngoài ra, hành vi này cũng rất thất lễ, nói lên rằng người này không được giáo dưỡng.

Đến lượt nói mà lại không nói là một biểu hiện khác của cực đoan, không chỉ là hành vi thất lễ mà trong lòng còn nhất định có chỗ che giấu, cho nên dối trá. Có một số người không nói là do ngượng ngùng, e ngại, điều này cũng không nên bởi vì người quân tử là quang minh chính đại. Nếu là điều quang minh, chân chính thì có gì là không dám nói?

Nghiêm trọng nhất là chưa nhìn thấy sắc mặt người nghe đã nói. Có những điều liên quan đến việc riêng tư của người khác, chạm vào nỗi đau của người khác, phạm vào điều kiêng kỵ của người khác mà lại không để ý cứ tùy tiện nói ra. Điều này không chỉ là thất lễ, nông cạn, không có giáo dưỡng mà còn có quan hệ trực tiếp đến vấn đề phẩm cách.

Bởi vì người không để ý nét mặt người khác mà tùy tiện nói là người chỉ để ý đến sự sảng khoái vui vẻ của bản thân mình, không để ý đến cảm nhận của người khác, làm tổn thương người khác. Đương nhiên cũng có người là do tính cách ngay thẳng, bộc trực mà hành xử như vậy. Nhưng xúc phạm người khác là vô tâm và cách ngay thẳng như vậy cũng không phải là hành vi của người quân tử.

Người quân tử không hành động mù quáng, làm bừa. Họ làm gì cũng đều có đạo lý. (Ảnh: Internet)
Người quân tử không hành động mù quáng, làm bừa. Họ làm gì cũng đều có đạo lý. (Ảnh: Internet)

2. Người quân tử làm việc có “3 không”

“Quân tử bất vọng động, động tất hữu đạo”. Người quân tử không hành động mù quáng, làm bừa. Họ làm gì cũng đều có đạo lý. Người quân tử chân chính đối với bản thân vô cùng nghiêm khắc, đây là một loại “tự giới luật” bản thân.

“Không làm xằng làm bậy” chính là không tùy tiện, trong tâm họ luôn có nguyên tắc và giới hạn của mình. Đây được gọi là phẩm đức, phẩm đức này cũng chính là đạo trong lòng người quân tử. Kẻ tiểu nhân tính toán cái gì, làm cái gì cũng tùy tiện, không bao giờ biết đến phẩm đức, nguyên tắc và giới hạn.

“Quân tử bất cẩu cầu, cầu tất hữu nghĩa”. Người quân tử không mưu cầu tùy tiện, mưu cầu điều gì tất đều có nghĩa. Người quân tử biết biết rõ về nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ về lợi. Người quân tử coi trọng tiền tài của cải nhưng nhận phải đúng đạo lý.

Người quân tử làm việc gì thì đầu tiên cũng cân nhắc đến đạo nghĩa. Điều hợp với đạo nghĩa, có thể nhận thì sẽ nhận, còn không hợp đạo nghĩa thì không liếc mắt nhìn qua. Điều này cũng là thể hiện của tấm lòng độ lượng, phóng khoáng, thứ không phải của mình thì nhất định không truy cầu. Vì thế mà trong tâm người quân tử luôn rộng rãi, khoáng đạt, quang minh lỗi lạc. Kẻ tiểu nhân coi trọng lợi ích, của cải tiền bạc, chỉ cần có thể đạt được lợi ích họ sẵn sàng đổi tất cả.

“Quân tử bất hư hành, hành tất hữu chính”. Mỗi lời nói, cử động của người quân tử đều sẽ không tùy tiện, phàm là làm việc gì cũng đặt mình vào hoàn cảnh người khác để cân nhắc 3 điều: Việc này có chính đáng không? Có tổn hại đến lợi ích của người khác không? Có xúc phạm đến người khác không? Nghĩ thông suốt 3 điều này, họ mới bắt đầu làm.

3. Người quân tử tu thân có “3 lo”

Trong “Lễ ký” viết: “Quân tử hữu tam hoạn: Vị chi văn, hoạn phất đắc văn dã; ký văn chi, hoạn phất đắc học dã; ký học chi, hoạn phất năng hành dã”. Ý nói, người quân tử có “3 lo lắng”: Những kiến thức và đạo lý mà bản thân chưa được nghe qua, thì lo lắng không thể nghe thấy. Đã nghe thấy rồi thì lo lắng không thể học được. Đã học được rồi lại lo lắng không thể làm được.

“Không nghe thấy, không học được, không làm được” là “3 lo lắng” của người quân tử. Người quân tử luôn lo lắng trong lòng rằng, còn bao nhiêu đạo lý mà mình chưa nghe thấy, chưa học được và làm được. Vì vậy, khi được người khác khen ngợi, họ vẫn thấy hổ thẹn và khiêm tốn, đây thực sự là thành tâm phát ra chứ không phải họ cố tình tạo ra. Cũng chính bởi vậy nên họ mới luôn mong muốn tu dưỡng hơn nữa. Kẻ tiểu nhân thì hoàn toàn ngược lại.

4. Người quân tử lập đức có “3 sợ”

Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết: “Quân tử hữu tam úy: Úy thiên mệnh, úy đại nhân, úy thánh nhân chi ngôn”. Ý nói rằng, người quân tử kính sợ luật lệ của trời đất, kính nể lời nói của người đức cao vọng trọng và bậc thánh nhân. Đằng sau sự “kính nể, sợ” này là tâm thái khiêm tốn, nhún nhường.

Người quân tử luôn cố gắng hành theo chuẩn tắc của trời đất, noi theo và học tập nhân cách của người đức cao vọng trọng, bậc thánh nhân. Chính vì biết “kính sợ” nên người quân tử luôn cố gắng tu dưỡng và phát triển bản thân để đạt đến cảnh giới cao hơn.

Nói về kẻ tiểu nhân, Khổng Tử viết: “Tiểu nhân bất tri thiên mệnh nhi bất úy dã, hiệp đại nhân, vũ thánh nhân chi ngôn”. Tiểu nhân không biết mệnh trời nên không sợ, khinh mạn bậc đại nhân, coi thường lời nói của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân mặc dù tri thức hạn hẹp nhưng lại cho mình là tài giỏi hơn người, chỉ trích lời nói của bậc thánh hiền.

Người xưa dạy: Trong cuộc sống, phải học được “rời xa” tiểu nhân, tận lực làm người quân tử.

Theo Daikynguyenvn

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc