Bố quân nhân Trần Đức Đô ‘không tin con trai tự tử’ sau khi quân đội kết thúc điều tra

14/07/21, 16:56 Việt Nam

Cơ quan điều tra của Quân khu 1 (Bộ Quốc phòng) hôm 12/7 đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự vụ quân nhân Trần Đức Đô tử vong. Cơ quan này cho rằng quân nhân Đô tử vong do ngạt, tự treo cổ không rõ lý do. Trong khi đó bố của quân nhân Đô lại nói ông “không bao giờ tin con trai mình tự tử” và ông “mong cơ quan chức năng tiếp tục điều tra để làm sáng tỏ nguyên nhân tử vong của Đô”.

Lễ tang quân nhân Trần Đức Đô  tại quê nhà Bắc Ninh. (Ảnh qua VOV)

Quân đội kết luận quân nhân Trần Đức Đô tự kết liễu đời mình không rõ lý do

Theo báo Thanh Niên, đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1 hôm 12/7 đã dẫn kết luận của Cơ quan điều tra quân đội xác định, quân nhân Trần Đức Đô “tự treo cổ” không lý do.

Cụ thể, ông Thìn cho biết, cơ quan điều tra xác định các vết thương trên thi thể quân nhân Đô là do “cơ thể Đô cọ xát vào vật thể không bằng phẳng trong lúc cắt dây để đưa xuống cấp cứu“, ngoài ra, “một số vết bầm dưới vòm xương ngực được kết luận do kết cấu và sắc tố da”.

Cuộc điều tra khẳng định rằng “trước khi chết Đô không đánh nhau, xô xát với đồng đội; không chịu sức ép từ đơn vị và các yếu tố khách quan khác. Anh không nợ nần và trong người không có chất kích thích”.

Ngoài ra, vị sĩ quan cấp cao đại diện cho Quân khu 1 cũng cho biết cơ quan điều tra đã mời người thân của quân nhân Đô cùng 2 luật sư của gia đình đến vào sáng 11/7 để thông báo về kết luận trên. Gia đình và luật sư không có ý kiến gì về nguyên nhân cái chết của quân nhân Đô, chỉ muốn làm rõ nguyên nhân, động cơ khiến quân nhân này tự tử.

Ông Thìn cũng cho biết hiện cơ quan điều tra khu vực 3 của Quân khu 1 đã ban hành quyết định không khởi tố vụ án hình sự vụ quân nhân Đô tử vong.

Bố quân nhân Đô ‘không tin con trai tự tử’

Tuy nhiên, Vnexpress tường thuật rằng vào chiều 12/7, bố của quân nhân Đô là ông Trần Đức Hội đã nói rằng ông “không bao giờ tin con trai mình tự tử” và ông “mong cơ quan chức năng tiếp tục điều tra để làm sáng tỏ nguyên nhân tử vong của Đô”.

Như đã đưa tin trước đó, Quân nhân Trần Đức Đô, sinh năm 2002, quê tại khu Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, qua đời hôm 28/6 khi đang tham gia huấn luyện trên thao trường thuộc tỉnh Thái Nguyên.

Các thông tin do đơn vị của quân nhân Đô cung cấp cho gia đình và tình trạng thi thể của Đô có nhiều vết thương đã làm gia đình và công chúng hết sức nghi ngờ về nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của Đô.

Gia đình cáo buộc Đô đã ‘bị tra tấn dã man đến chết’ và đã có kẻ ‘tạo hiện trường giả’

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, phía quân đội nói rằng trong một buổi huấn luyện, Đô ‘xin phép đơn vị đi ra ngoài vệ sinh’ lúc 14h ngày 28/6, và sau đó 30 phút, đơn vị tìm thấy anh Đô phía sau khu vệ sinh của thao trường, ‘trong tư thế treo cổ tự tử trên cây’.

Quân nhân Đô sau đó được đưa đi BV Gang thép Thái Nguyên cấp cứu, nhưng lúc 15h30 cùng ngày bệnh viện thông báo không cứu được.

Tuy nhiên chia sẻ trên VTC News, bố của nạn nhân là ông Trần Đức Hội cho biết, khoảng 17h ngày 28/6, ông nhận được điện thoại của người xưng là thủ trưởng của cháu Đô gọi đến báo với gia đình là cháu bị đột quỵ tại thao trường.

Khoảng 10 phút sau thì họ lại gọi bảo con ông đang nguy cấp được cấp cứu tại BV Gang thép Thái Nguyên. Gia đình ông tức tốc lên trên đó và khi đi được nửa đường thì lại nhận được điện thoại nói con ông có mâu thuẫn gì không mà thắt cổ tự tử.

“Khi gia đình đến nơi thì những người của quân đội không cho gặp ngay mà cứ đưa đi vòng vèo; đến khi ông thấy thi thể của con trai thì đã lạnh cóng, cứng đơ, tím ngắt”, ông Hội nói.

Ông cũng cho biết đã chứng kiến cơ quan chức năng khám nghiệm tử thi, thân thể của Đô khi ấy có nhiều vết thương như mạng sườn, ngực bị sưng tím, lưng hằn dây thừng thắt chặt và tím, nhiều vết thương bầm dập khắp cơ thể. Dựa vào các dấu vết trên thi thể có thể thấy con ông đã bị nhiều người cùng đánh hội đồng dẫn đến thiệt mạng.

Phía gia đình quân nhân Đô sau đó đã đăng nhiều bài viết, ảnh và video lên mạng xã hội cho thấy thi thể Đô có nhiều vết thương, đồng thời đưa ra cáo buộc rằng Đô đã ‘bị tra tấn dã man’, ‘bị đánh chết’ và đã có kẻ ‘tạo hiện trường giả’.

Thi thể quân nhân Trần Đức Đô khi gia đình tới nhận vào tối 28/6 từ đơn vị quân đội. (Ảnh cắt từ clip)

Trao đổi với báo Zing, người nhà quân nhân này cũng cho biết, trước khi tử vong, quân nhân Đô có gọi điện về cho dì nói bị đội trưởng bắt nạt nhưng dặn dì không được kể với bố mẹ. “Ngày 25/6, Đô có điện cho tôi, bảo là bị đại đội trưởng/chỉ huy hay đánh đập cháu, cháu rất sợ…”, dì ruột của Đô nói trong clip tại đám tang ngày 29/6.

Tuy nhiên, sau khi các đại diện của quân đội và chính quyền địa phương gặp mặt gia đình, ‘tuyên truyền, vận động’ và hứa ‘sẽ điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết của Đô’, gia đình đã làm lễ an táng cho Đô hôm 1/7 tại quê nhà ở tỉnh Bắc Ninh.

Trước khi gia đình an táng anh Đô, một đoạn video được đưa lên mạng hôm 30/6 cho thấy gia đình ngồi họp và trao đổi ý kiến với các đại diện của quân đội và chính quyền, trong đó, mẹ của quân nhân Đô là bà Trần Thị Đông nói rằng: “Gia đình em muốn tìm lại sự công bằng cho con em, trước hết là để con em ra đi thanh thản. Thứ hai là để nhân dân và cái nước Việt Nam này nó còn tin tưởng ở đảng và của nhà nước. Còn bây giờ, không tìm ra hung thủ của con em thì người dân Việt Nam không còn tin đảng và nhà nước nữa”.

Quân nhân Trần Đức Đô được an táng theo phong tục địa phương, gia đình khóc ngất tiễn biệt con. (Ảnh cắt từ clip)

Trên thực tế, việc quân nhân bị đánh khi thực hiện nghĩa vụ quân sự không phải là mới ở Việt Nam.

Theo RFA, vào năm 2004, truyền thông Nhà nước cũng đã đăng thông tin 6 quân nhân đánh chết một quân nhân khác vì cho rằng quân nhân này vi phạm kỷ luật quân đội và phải bị xử phạt. Cơ quan Điều tra hình sự quân đội đã điều tra và đề nghị Viện kiểm sát Quân sự Quân đoàn 1 truy tố những người này về tội cố ý gây thương tích.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!