Bị ép học đến đêm, bé gái tử vong để lại mảnh giấy: “Con mệt quá. Con ngủ một lát mẹ nhé”

19/08/19, 15:38 Cuộc sống

Với tâm lý muốn nở mày nở mặt, không phải xấu hổ với người khác, nhiều cha mẹ đã biến con cái trở thành ‘công cụ’ cho cái “danh hão” của mình. Thậm chí câu “không để con thua ngay vạch xuất phát” cũng trở thành khẩu hiệu của nhiều bậc  làm cha làm mẹ.

Cha mẹ nào khi sinh con ra cũng mong muốn con được giỏi giang, thành tài, không thua kém bạn bè xung quanh, nên nhiều phụ huynh ngoài giờ học, còn tranh thủ đăng ký cho con tham gia các lớp học thêm ngay từ khi còn rất nhỏ. Điều này khiến thời gian học của trẻ gia tăng, còn thời gian để nghỉ ngơi hay cho sở thích cá nhân không còn nữa. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, và tinh thần của một đứa trẻ.

Nếu trẻ bị ép học quá nhiều sẽ dần hình thành tâm lý bất mãn. (Ảnh minh họa).

Điển hình, tại Trung Quốc, bi kịch đã xảy ra với một bé gái tên Tiểu Linh (8 tuổi) đã kiệt sức chết trên bàn học của mình trong sự kinh ngạc và đau đớn của người mẹ.

Lúc Tiểu Linh còn sống, để con không thua kém bạn bè, cha mẹ đã đăng ký cho Tiểu Linh tham gia rất nhiều các lớp học thêm. Bé gần như không có thời gian nghỉ ngơi và thường xuyên phải làm bài tập cho đến tận nửa đêm mới được đi ngủ.

Một hôm, sau khi tham gia buổi học thêm trở về nhà, Tiểu Linh cảm thấy mệt mỏi, bé muốn nghỉ ngơi nhưng sợ cha mẹ quở trách tội lười biếng. Cô bé đã viết vào mảnh giấy để lại vài dòng chữ nhỏ cho mẹ, rồi gục đầu xuống bàn nằm ngủ: “Mẹ ơi, con mệt quá. Con ngủ một lát mẹ nhé”.

Nhìn thấy đèn trong phòng con vẫn sáng, như mọi ngày người mẹ vào phòng kiểm tra xem con đang học hành tới đâu. Thì thấy hình ảnh con gái đang nằm ngủ thiếp đi trên bàn cùng mảnh giấy nhỏ. Lúc bấy giờ người mẹ mới bắt đầu cảm thấy hối hận vì đã ép con học quá nhiều, cô bèn lay con dậy để cô bé lên giường nằm ngủ cho thoải mái, nhưng gọi mãi vẫn không thấy Tiểu Linh trả lời.

Nhận ra có điều gì đó chẳng lành, người mẹ hoảng hốt gọi bố nhanh chóng đưa con đến bệnh viện.

Kết quả khám nghiệm cho biết, Tiểu Linh do mệt mỏi quá độ nên đã tử vong trong lúc ngủ. Bố mẹ của Tiểu Linh lúc bấy giờ gào khóc thảm thiết trước nỗi đau quá lớn, và tự trách bản thân đã gây áp lực bài vở cho con nhưng hiện tại đã muộn.

Cái chết của bé Tiểu Linh quá đau lòng và lẽ ra sẽ không xảy ra nếu bé được tự do phát triển bình thường như đúng với lứa tuổi của mình, bởi trẻ con ngoài chuyện học tập chúng còn phải được vui chơi và nghỉ ngơi hợp lý mới có thể thông minh và phát huy hết được khả năng của mình. 

Nhiều trường hợp phụ huynh, ngoài ép con học thật nhiều, còn gây áp lực về điểm số, cứ tối về là kiểm tra bài vở của con, hỏi han kĩ lưỡng xem con đạt điểm mấy. Con điểm cao được thầy cô khen, thì cha mẹ vui mừng phấn khởi. Hễ con điểm thấp, mắc lỗi là cha mẹ mắng chửi, đánh đập, dẫn đến nhiều em gặp trở ngại trầm trọng về tâm lý, tinh thần và sức khỏe sa sút, dẫn đến học tập ngày càng tệ hơn, trầm cảm, và thậm chí là tự tử…

Nhiều trường hợp phụ huynh, ngoài ép con học thật nhiều, còn gây áp lực về điểm số
Nhiều trường hợp phụ huynh, ngoài ép con học thật nhiều, còn gây áp lực về điểm số. (Ảnh minh họa)

Như hồi cuối năm 2017, tại TP Biên Hòa, Đồng Nai, cô con gái 15 tuổi của bà Phượng (44 tuổi) đã cắt cổ tay tự tử vì quá áp lực chuyện học tập. Chưa kể việc em rất thích may vá và từng chia sẻ với mẹ ước mơ muốn làm thợ may, song bị mẹ gạt phăng: “Phải vào đại học”, và cấm con cái tất cả mọi hoạt động giải trí, thậm chí không được vẽ, thêu thùa, hạn chế Internet và cắt điện thoại. Lâu dần, cô con gái cũng ít nói ở nhà, sáng lặng lẽ cắp sách để ba chở đi học, tối về nhà lại dán mắt vào sách vở. Dần dần cô bé trở nên bất mãn, trầm cảm và dẫn đến ý định tự tử.

Hôm ấy may mắn bà Phượng đã kịp thời phát hiện và đưa cô bé đi cấp cứu, nếu không có lẽ người mẹ cả đời sẽ vô cùng ân hận.

Cháu đã dùng dao lam rạch tay với mong muốn được giải thoát. “Nó kể trường phát bảng điểm nhưng không dám mang về nhà vì sợ mẹ. Mỗi lần bị điểm kém là tôi la nó không ra gì”, bà Phượng kể.

“Sau việc con tự tử, tôi hốt hoảng nhìn lại cách dạy. Hóa ra mình không quan tâm con muốn gì, thực lực ở đâu mà chỉ gò ép làm những gì mình muốn”, bà thổ lộ thêm.

Hiện bà Phượng đã cho con giảm học thêm, theo một lớp may đo quần áo gần nhà. Cô bé hay cười nói hơn, tỏ ra ham thích may vá. “Con học hành tiến bộ đôi chút, dù học lực chỉ trung bình. Bây giờ tôi nghĩ khác, chỉ cần nó vui và trưởng thành là đủ, đừng tạo áp lực quá sức cho con”.

Chính vì vậy, thay vì ép con phải học, phải xuất chúng, cha mẹ hãy quan tâm hơn nữa đến mong muốn của trẻ, tập trung phát huy vào kỹ năng mà trẻ mong muốn và sở hữu, nhất là cha mẹ chỉ nên đưa ra những lời khuyên chứ không thể can thiệp vào lựa chọn tương lai của trẻ. Chỉ có biến mình thành người bạn đồng hành cùng con, phụ huynh mới thực sự là trợ giúp đắc lực cho sự trưởng thành của con cái mình.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng