Bí ẩn thành phố cổ mang phong cách Địa Trung Hải giữa rừng Amazon

08/01/18, 09:46 Bí ẩn

Trong tài liệu có tên “Bản thảo số 512” hiện được lưu trữ tại Thư viện quốc gia Brasil có mô tả chi tiết về một thành phố cổ kỳ lạ ở vùng đất phía đông Brasil, do một nhóm các nhà thám hiểm phát hiện  vào năm 1753. Tuy nhiên, sự tồn tại của thành phố này đến nay vẫn là một bí ẩn.

Hình ảnh có liên quan
Thành phố cổ mang phong cách Địa Trung Hải giữa rừng Amazon. (Ảnh minh họa: ancient-code.com)

Thành phố bằng đá đồ sộ này không giống với bất kỳ thành phố nào khác họ từng thấy ở Nam Mỹ, với lối kiến ​​trúc gợi lại những nét đặc trưng của văn minh Hy Lạp cổ đại, nền văn minh tưởng chừng không có bất kỳ mối quan hệ với khu vực quanh sông Amazon hùng vĩ này.

Bên trong thành phố có các ngôi nhà bằng đá và những con đường rộng rãi, ngoài ra chúng còn được xây dựng theo lối kiến trúc cổ của khu vực Địa Trung Hải.

Rất nhiều chi tiết không giống với bất kỳ thành phố cổ nào ở Nam Mỹ, thành phố này mang đậm những nét của vương triều Ptolemaic thuộc Hy Lạp cổ đại.

“Bản thảo 512” do một đoàn thám hiểm người Bồ Đào Nha viết dưới dạng bức thư khi đi từ thành phố Bandeirantes đến Sertón (một vùng rộng lớn nằm ở đông bắc Brasil) để tìm kiếm mỏ vàng Muribeca.

Trên thực tế, đoàn thám hiểm đã không tìm thấy bất kỳ mỏ vàng nào, thay vào đó họ phát hiện một thành phố cổ xưa nằm ẩn sâu trong khu rừng già Amazon. Các tòa nhà lớn, viện bảo tàng, tượng đài, cổng chào, những con đường được tráng nhựa… đã khiến họ vô cùng ngạc nhiên và thích thú. Thậm chí họ còn phát hiện một chiếc xuồng với 2 người da trắng mặc trang phục châu Âu ngồi bên trong, những người đàn ông này đã bỏ chạy sau khi nhìn thấy đoàn thám hiểm.

Các ngôi nhà trong thành phố đều được trang trí rất đẹp nhưng dường như đã bị bỏ hoang trong một thời gian dài và không có đồ đạc bên trong. Trong bức thư tác giả cũng lưu ý rằng những nét tương đồng và đối xứng của các ngôi nhà trong thành phố, chứng tỏ thành phố này đã được quy hoạch khá kỹ càng.

Trang đầu tiên của Manuscript 512 bản gốc tiếng Brasil. (Ảnh: ancient-code.com)

Ngoài ra nội dung của “bản thảo 512” còn có một số chi tiết đáng chú ý như một túi tiền vàng có hình cung thủ và vương miện, hoặc một số chữ tượng hình được vẽ lại từ các góc của thành phố, những chữ này có sự tương đồng kỳ lạ với chữ Hy Lạp và Phoenicia.

Dưới đây là một phần bản dịch của Bản thảo 512 từ tiếng Bồ Đào Nha sang tiếng Anh, trong đó một phần của văn bản đã bị thất lạc.

“Ở khoảng cách 4km, chúng tôi đã nhìn thấy một thành phố rộng lớn, ước tính nó phải rộng tương đương với một thành phố lớn của Brasil thời điểm đó; chúng tôi tiếp tục đi theo con đường dẫn về phía thung lũng với sự thận trọng…

….Thành phố này hoàn toàn không có người ở. Tất cả chúng tôi quyết định sẽ đi vào nơi này…. Không ai cản đường chúng tôi, và chúng tôi cũng không gặp bất kỳ con đường nào khác ngoài một trục đường chính dẫn vào thành phố….

….Ở đó, có những ngôi nhà kích thước rất lớn, mặt trước được điêu khắc bằng đá hơi xỉn màu…. Chúng tôi đi vào một số ngôi nhà trong sự sợ hãi, không ai tìm thấy đồ đạc hay dấu hiệu sinh hoạt của con người trong đó. Các ngôi nhà đều khá tối tăm, ánh sáng Mặt Trời khó chiếu vào trong, tiếng vọng bên trong nhà làm chúng tôi giật mình. Chúng tôi đi quanh thành phố kỳ lạ trên một con đường rộng lớn đến một khu quảng trường được bố trí khá tốt. Ở giữa quảng trường có một bục đá màu đen, rất cao, trên đỉnh là bức tượng một người đàn ông với tay phải chỉ về hướng bắc còn tay trái đặt lên hông. Mỗi góc của quảng trường đều có tháp chuông giống của người La Mã nhưng hiện đã bị hư hỏng nặng.

Phía bên phải của quảng trường là một tòa nhà đồ sộ, đây dường như là nhà của người quyền lực nhất thành phố. Có một hội trường lớn ở ngay lối vào của tòa nhà.

Ở lối vào có một bức tượng chỉ có nửa người trên, được làm từ loại đá tương tự với ngôi nhà, đó là người đàn ông cởi trần, khá trẻ, không có râu, mặc một chiếc áo mỏng bên trong và đeo đai bên ngoài, bên dưới còn có một tấm khiên. Tất cả đồ vật đều đã bị hư hỏng theo thời gian.

Ngoài tòa nhà trên, phần lớn thành phố hoàn toàn nằm trong đống đổ nát, những vết nứt lớn trên mặt đất, trong khung cảnh hoang tàn này không hề thấy sự xuất hiện của cỏ cây hoặc rong rêu mà chỉ toàn là đất đá, có lẽ thành phố này đã bị hủy diệt bởi một thảm họa động đất.

Ở khoảng cách nhất định, từ trên bờ sông chúng tôi thấy một chiếc xuồng có một vài người da trắng ngồi trong đó, họ ăn mặc giống người châu Âu, tóc đen để dài và được tết lại gọn gàng. Chúng tôi bắn một phát súng để ra hiệu nhưng họ đã hoảng sợ và chạy trốn”.

Mặc dù trên thực tế “thành phố bị mất tích” này đã được ghi chép lại trong một bản thảo chính thức đặt trong thư viện quốc gia Brasil ở Rio de Janeiro, nhưng cho đến nay người ta vẫn không tìm thấy thành phố cổ mang phong cách Địa Trung Hải này thêm một lần nào nữa. Nhiều đoàn thám hiểm đã được tổ chức để tìm kiếm thành phố nhưng vẫn chưa thu được kết quả.

Thật đáng tiếc khi bản thảo đã mô tả khá chi tiết về thành phố nhưng nó lại không nhắc đến vị trí cụ thể. Một số người cho rằng, những mô tả này thuộc về một tác phẩm hư cấu được viết vào thế kỷ 18, tuy nhiên cũng có người tin vào sự tồn tại của thành phố cổ.

Một trong những nhà thám hiểm nổi tiếng đã tìm kiếm thành phố này là đại tá Percy Harrison Fawcett. Ông cùng con trai mình là Jack Fawcett và Raleigh Rimmell đã thực hiện chuyến khám phá đến khu rừng già Amazon.

Fawcett là người rất quan tâm đến các câu chuyện của người dân địa phương về thành phố bị mất mang phong cách châu Âu ở Brasil. Đến khi đọc được “Bản thảo 512”, ông càng tin tưởng vào sự tồn tại của thành phố này.

Fawcett cho rằng thành phố không thuộc về những cư dân bản địa giống như nhiều thành phố khác ở Nam Mỹ, mà nó đã được xây dựng bởi một chủng người nào đó đến từ châu Âu, có thể là người Phoenicia, họ đã đến đây và cùng sinh sống với người da đỏ. Fawcett còn cho biết trong suốt những chuyến hành trình ở Amazon ông đã nhiều lần tiếp xúc với các bộ lạc có cả người da trắng và da đỏ sinh sống cùng nhau.

Hoàng An, theo Ancient Code

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!