Bí ẩn: Bức họa 500 năm tuổi tiết lộ ‘vật thể xuyên không’ sau khi được phóng đại

04/03/21, 11:36 Văn minh cổ đại

Trung Quốc có lịch sử lâu đời, mặc dù nhiều sự việc đã xảy ra cách thời hiện đại rất xa, nhưng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được hương vị của cuộc sống cổ xưa, thông qua nhiều tác phẩm nghệ thuật mà cổ nhân để lại. Tuy nhiên, những tác phẩm nghệ thuật đó, đôi khi khiến cho nhân loại hiện đại phải hoài nghi, hoang mang, khó hiểu… 

Nam đô phồn hội đồ
Bức họa “Nam đô phồn hội đồ” của Cừu Anh. (Ảnh qua Soundofhope)

Các bức hoạ như “Thanh minh thượng hà đồ” của Trương Trạch Đoan thời Bắc Tống, “Nông gia nghênh phụ đồ” của Tả Kiến thời Nam Tống, “Thôn điền nhạc sự đồ” của Chu Quang Phổ và “Hóa lang đồ” của Lý Đường v.v… đều là danh tác một đời và là những tác phẩm trọng yếu để chúng ta nghiên cứu về đời sống cổ đại. Tuy nhiên, khi các nhân viên nghiên cứu thực hiện phóng đại một bức hoạ cổ lên 10 lần, họ đã phát hiện một số người đàn ông đeo kính trong bức tranh. Chuyện gì đã xảy ra? Lẽ nào hiện tượng “xuyên không” là có thật?

Thanh minh thượng hà đồ
“Thanh minh thượng hà đồ” của Trương Trạch Đoan thời Bắc Tống. (Ảnh qua Pinterest)

Giống như Trương Trạch Đoan, cũng có một họa sĩ thời nhà Minh đã ghi lại sự thịnh vượng thông qua phương thức hội họa, ông đã dựa trên khung cảnh phồn thịnh của Nam Kinh lúc bấy giờ để vẽ ra bức “Nam đô phồn hội đồ”. Sự xuất hiện của bức tranh này đã thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia hiện nay. Vậy điều gì đã được ghi lại trong bức họa?

Tên tác giả của bức họa này là Cừu Anh, không giống như những họa sĩ khác, thân thế của ông vô cùng bi thương. Thuở nhỏ gia cảnh bần hàn, sau này nhờ nỗ lực không ngừng mới trở thành một họa sĩ nổi tiếng trong thời nhà Minh. Tác phẩm này cũng nhận được sự quan tâm sâu sắc vào thời điểm đó.

Bức họa “Nam đô phồn hội đồ” đã có lịch sử 500 năm, dài khoảng 3,5m, hiện đã được chính quyền bí mật lưu giữ, và trở thành di tích văn hóa hạng nhất. Do đó, rất ít người có thể nhìn thấy được nội dung của bức họa này, mãi đến khi Nam Kinh phát triển các nguồn tài nguyên văn hóa liên quan, nó mới được công khai với thế giới. Tuy nhiên, do niên đại rất lâu nên đã có những mức độ hao mòn khác nhau, nhưng rất may là vẫn có thể xem lại bình thường vì độ mòn không nghiêm trọng.

Sau khi bức họa được triển lãm, nó đã cho thế giới thấy được khung cảnh phồn thịnh của Nam Kinh vào thời nhà Minh lúc bấy giờ, bức vẽ giống với ngoại cảnh như đúc, thậm chí có thể nhìn thấy biểu cảm và động tác của mỗi người trong đó. Đồng thời mỗi người một vẻ được khắc họa trong bức tranh đã góp phần phản ánh sự phồn vinh của Nam Kinh vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, sau khi bức tranh được phóng to, có người đã phát hiện ra chỗ khác biệt, đó là người đàn ông đeo kính thể hiện rất nổi bật và rõ ràng trong bức tranh. Ông ta ngồi trước bàn cờ, đeo mắt kính và dường như đang suy nghĩ điều gì đó. Những người xung quanh cũng đang chăm chú nhìn vào bàn cờ. Điều đáng chú ý ở đây là, lẽ nào kính đeo mắt đã xuất hiện cách đây 500 năm?

đeo kính
Hình ảnh người đàn ông đeo kính trong bức tranh sau khi phóng đai khiến nhiều người kinh ngạc. (Ảnh qua Soundofhope)

Trong ấn tượng của chúng ta, mắt kính là một sản phẩm mới chỉ xuất hiện ở thời cận đại, vậy tại sao vào thời nhà Minh lại có người đeo kính? Thậm chí có một số người sau khi nhìn thấy bức tranh này thì cho rằng ai đó đã mang mắt kính, vượt thời không đến thời nhà Minh và đã được tác giả vẽ lại. Để tìm hiểu rõ người đàn ông đeo kính rốt cuộc là như thế nào, các nhân viên nghiên cứu cũng đã tra cứu không ít tài liệu, thực tế thì kính đã có từ thời Nam Tống.

Vào thời điểm đó, một nhà văn thời Nam Tống đã viết trong cuốn sách của mình rằng: “Người già vì muốn nhìn rõ hơn, nên đã dùng một đồ vật phủ lên mắt, và ngay lập tức mọi vật trở nên rõ ràng hơn”. “Vật phủ lên mắt” này chính là kính đeo mắt hiện tại. Tuy nhiên, kính thời đó không giống với kính ngày nay, nó không phải chế tạo bằng thủy tinh mà làm bằng ngọc lưu ly. 

Nhà du hành người Ý Marco Polo sau khi đến Trung Quốc vào thời nhà Nguyên, ông đã viết một cuốn sách về những trải nghiệm của mình ở Trung Quốc, tên là “Marco Polo du ký”, cũng có ghi chép tương tự: “Năm 1260, người già ở Trung Quốc khi đọc chữ nhỏ đều đeo kính”.

mắt kính xưa
Từ thời cổ đại người ta đã mang các loại mắt kính khác nhau rồi, cổ nhân không hề lạc hậu như chúng ta vẫn tưởng. (Ảnh qua Soundofhope)

Vào cuối thời Nam Tống, người ta đã phát minh ra kính, thời cổ đại đã có người mang theo các loại kính khác nhau rồi, nhưng trong tâm khảm của rất nhiều người đều cho rằng nó là sản vật của thời hiện đại. Như vậy có thể thấy cổ nhân quả thực là vô cùng trí tuệ, không hề lạc hậu như chúng ta vẫn thường nghĩ.

Thế Di

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Tu thân

    Tu thân