Báo động từ cái chết của sư tử Cecil

08/08/15, 07:30 Tin Tổng Hợp
Tuần qua, cả thế giới tiếc thương cho cái chết đau lòng của con sư tử nổi tiếng nhất Zimbabwe.

Tuần qua, cả thế giới tiếc thương cho cái chết đau lòng của con sư tử nổi tiếng nhất Zimbabwe.

Sự ra đi của nó lại một lần nữa khiến người ta lo ngại về nạn săn trộm tại châu Phi, đẩy các loài vật đến bên bờ vực tuyệt chủng.

Sư tử Cecil – biểu tượng của đất nước Zimbabwe.

Nạn nhân của săn trộm

Sư tử Cecil (13 tuổi) là một trong những con vật được yêu mến nhất tại Công viên quốc gia Hwange, Zimbabwe. Không những là một trong những biểu tượng của quốc gia châu Phi này, Cecil còn là đối tượng nghiên cứu trong dự án bảo tồn loài sư tử của các nhà khoa học tại trường Đại học Oxford (Anh).

Dù nổi tiếng như vậy nhưng Cecil lại có một “cái kết” rất bi thảm. Cuối tháng Bảy vừa qua, nó đã bị một nhóm thợ săn dụ tới một khu vực cách công viên khoảng 1,5km rồi giết hại bằng cung tên và súng trường. Sau đó, họ còn chặt đầu, lột da nó để làm kỷ niệm.

Sau nhiều ngày điều tra, cơ quan chức năng Zimbabwe đã phát hiện người đứng sau vụ này là một nha sĩ người Mỹ tên là Walter Palmer. Ông là một người có niềm đam mê săn bắn và thường chụp ảnh với các “chiến công” để khoe trên Facebook. Theo thông tin từ các nhà chức trách Zimbabwe, vị nha sĩ người Mỹ đã bỏ ra đến 55 nghìn USD để thực hiện chuyến đi săn sư tử tại quốc gia này.

Dù đã xuất trình đầy đủ giấy phép săn bắn và khẳng định rằng mình không hề biết hai người đồng hành trong nhóm là những kẻ săn trộm nhưng Walter Palmer vẫn trở thành tâm điểm chịu đựng cơn phẫn nộ của người dân toàn cầu. Trên các trang mạng xã hội, người ta liên tục chia sẻ những hình ảnh mà ông Palmer khoe thành quả đi săn trước đó và gọi đây là “kẻ đáng ghét nhất thế giới”. Phòng khám nơi ông làm việc cũng đã phải đóng cửa vì có quá nhiều người đến biểu tình. Họ đặt những con thú bông ở đây để tạo nên một đài tưởng niệm tạm thời cho Cecil và dán hình con sư tử này ở khắp mọi nơi. Một người biểu tình chia sẻ: “Tôi sẽ không đời nào để một kẻ có vấn đề về đạo đức chăm sóc răng cho mình. Biết đâu, sau khi gây mê, tôi sẽ bị lột da và khi tỉnh dậy chỉ nhận được một lời xin lỗi”.

Chấp nhận biện pháp cực đoan

Cái chết của sư tử Cecil như một hồi chuông báo động về nạn săn trộm tại châu Phi. Theo số liệu của Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF), cách đây gần một thế kỷ, số lượng sư tử ở châu Phi rơi vào khoảng 200 nghìn cá thể. Tuy nhiên, cho đến nay, con số ấy giảm xuống chỉ còn 30 nghìn con. Tại Zimbabwe, số lượng nhân viên kiểm lâm quá mỏng đã khiến cho nạn săn trộm tại quốc gia này ngày càng hoành hành. Trong vụ việc vừa qua, các nhà chức trách tại Công viên quốc gia Hwange (nơi Cecil sinh sống) cũng chẳng thể kiểm soát hoạt động của chú sư tử này, dù cho nó đã được gắn chip theo dõi. Gần một tuần sau khi Cecil bị hạ sát, người ta mới phát hiện ra xác của nó và tiến hành điều tra vụ việc.

Không chỉ với riêng sư tử, nạn săn bắn bừa bãi cũng đẩy loài tê giác và voi ở châu Phi tiến gần hơn đến bờ vực tuyệt chủng. Các nhà bảo tồn động vật cho biết số voi trên thế giới hiện nay chỉ còn khoảng 500 nghìn cá thể trong khi con số này vào năm 1900 là 10 triệu con. Năm 2014 cũng là một năm “ác mộng” đối với loài tê giác khi hơn 1.100 cá thể đã bị giết hại trên toàn lục địa đen.

Lợi nhuận khổng lồ từ việc bán ngà voi (làm đồ trang trí) và sừng tê giác (làm thuốc) cho các “tay chơi” tại một số nước châu Á khiến cho bọn săn trộm ngày càng hoạt động táo tợn hơn. Dù WWF, Tổ chức cứu trợ động vật hoang dã (WildAid) và rất nhiều tổ chức khác đã thực hiện các dự án tuyên truyền, phân tích cho người dân tại các quốc gia châu Á rằng thành phần cấu tạo của sừng tê giác hoàn toàn giống tóc và móng tay con người nhưng kết quả thu được vẫn không mấy khả quan. Các sáng kiến về việc gắn chip theo dõi lên con vật, tiêm thuốc độc vào sừng tê giác đã được áp dụng nhưng số lượng các cá thể bị săn trộm mỗi ngày vẫn rất đáng báo động.

Cuối cùng, một số quốc gia đã phải chủ động cắt bỏ, tiêu hủy sừng và ngà của tê giác và voi để bảo vệ chúng khỏi những tay săn trộm. Theo đó, đơn vị kiểm lâm tại các vườn quốc gia sẽ lái máy bay trực thăng và bắn đạn chứa thuốc mê vào các cá thể. Họ sẽ nhẹ nhàng cưa một phần lớn sừng, ngà mà không làm tổn thương đến phần da trên miệng của các con vật đang “ngủ ngon”. Dù các tổ chức bảo tồn thừa nhận rằng sáng kiến này có phần cực đoan nhưng nó lại đang là biện pháp tốt nhất để giúp những loài vật này tránh khỏi ánh mắt nhòm ngó của bọn săn trộm vào thời điểm hiện tại.

Theo TGVN

Theo Infonet

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

"Biết đủ" là một loại phúc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • "Biết đủ" là một loại phúc

    "Biết đủ" là một loại phúc

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả