Báo động tàu ngầm Anh bị khủng bố, gây thảm họa hạt nhân !
Báo Independent cho biết: hải quân hoàng gia mở cuộc điều tra về tuyên bố của một người “tuýt còi”, báo động tàu ngầm Anh bị khủng bố sẽ gây thảm họa hạt nhân !
Tàu ngầm Trident bị đe dọa an ninh ? Có thể bạn quan tâm Tờ báo Anh nêu chính quyền đang “quan ngại về nơi chốn” của William McNeilly, 25 tuổi, người “tuýt còi” và báo độngtàu ngầm Anh bị khủng bố. McNeilly là một kỹ sư vũ khí, từ đầu năm nay đến tháng 4.2015 phục vụ trên chiếc tàu ngầm HMS Victorious, một trong số tàu ngầm lớp Trident đang đóng ở một địa danh thuộc Scotland. Anh ta đã nghỉ không xin phép từ tuần trước, hợp tác với trang Wikileaks để tải báo cáo 18 trang mang tên “Những bí mật hạt nhân”. McNeilly vạch trần 30 sơ hở an ninh, sai sót kỹ thuật trong chương trình tàu ngầm hạt nhân Trident của Anh, khiến bọn xâm nhập có thể dễ dàng tiếp cận một số khu vực yêu cầu an ninh “còn dễ hơn vào hộp đêm”. McNeilly còn nói từ những sơ hở này, khủng bố có thể tấn công “giết chết người của chúng tôi, và tiêu diệt tổ quốc của chúng tôi. Bọn tấn công có cơ hội hoàn hảo để phóng đầu đạn hạt nhân san bằng Vương quốc Anh”. Anh ta giải thích: “Trong một cuộc họp an ninh, chúng tôi được biết, rằng mỗi năm mất hàng ngàn thẻ xác minh của hải quân hoàng gia. Một bọn khủng bố có thể dùng chúng, hoặc làm giả chúng và dễ dàng xuống tàu ngầm. Vì lính gác hầu như không thể nhìn thấy thẻ từ khoảng cách vài mét, nên thẻ giả không cần phải thật hoàn hảo. Tôi từng trình một thẻ trống hoặc không trưng gì, ít nhất một lần tại từng chốt kiểm soát”. McNeilly còn cho biết: một kẻ xâm nhập có thể đem vào căn cứ tàu ngầm bất kỳ thiết bị điện tử nào, để có thể đánh cắp dữ liệu tuyệt mật, hoặc thậm chí đem cả chất nổ và vũ khí, vì hầu như không có chuyện khám xét phương tiện và các nhà thầu. Anh ta viết: “Bạn có thể mang bất cứ thứ gì đi qua các chốt kiểm soát mà không bị khám xét !. Nhân viên ngành điện lẽ phải bị cấm, nhưng không hề có sự cấm cản. Bạn có thể mang bất cứ thiết bị điện tử nào xuống tàu…Họ sử dụng thiết bị điện tử cá nhân ngay bên cạnh các tên lửa. 100 % nhà thầu xuống tàu mà không bị khám xét phương tiện. Thật dễ cho kẻ nào đó đem bom xuống tàu để thực hiện hành vi khủng bố nghiêm trọng nhất mà Vương quốc Anh và thế giới chưa bao giờ chứng kiến.
Ngoài những chứng cứ sơ hở an ninh này, McNeilly còn lập danh sách những trục trặc về phương tiện, gồm sự thấm nước biển, khoang chứa thủy lôi bị ngập và nhà vệ sinh bị hỏng.
Các tiết lộ của anh ta gồm khoang tên lửa được sử dụng như phòng tập thể dục, và hệ thống liên lạc rất khó hiểu: Khi đã trông thấy các điều kiện an ninh và phương tiện như thế, tôi rất quan ngại cho sự an toàn của mọi người”, McNeilly viết. Anh ta nêu thêm: “Bất kỳ gã điên hoặc một tên khủng bố nào cũng có thể lọt vào địa điểm hạt nhân của Vương quốc Anh. Vấn đề là nguy cơ này xảy ra lúc nào. Có vài người tôi từng cùng tham gia các chuyến tuần tra đã cho thấy rõ có biểu hiện tâm thần”. McNeilly còn kể có 3 lần phóng thử tên lửa thất bại, trong thời gian anh ta làm việc dưới chiếc tàu ngầm lớp Trident, điều có nghĩa sẽ không thể có một vụ phóng thành công. “Về cơ bản, họ gây nguy hiểm cho mọi người, và chi hàng tỷ bảng tiền dân đóng thuế cho một hệ thống quá tệ đến độ thậm chí không thể thực hiện các cuộc phóng thử để chứng tỏ tính hiệu quả của Trident”. McNeilly còn viết: đã có một vụ “che giấu khủng”, về vụ tàu ngầm HMS Vanguard va chạm với tàu ngầm Le Triomphant chạy bằng hạt nhân của hải quân Pháp, khi chúng cùng lặn dưới Đại Tây Dương hồi tháng 2.2009. Trong báo cáo “Những bí mật hạt nhân”. McNeilly dẫn lời một sĩ quan cấp cao của chiếc Vanguard lúc đó: “ Chúng tôi đã ngỡ tất cả chúng tôi đều sẽ chết hết”.
Hải quân hoàng gia Anh tuyên bố các tố cáo của Neilly là “chủ quan và không có căn cứ”. Họ nhấn mạnh: “Tàu ngầm sẽ không đi biển trừ phi chúng hoàn toàn an toàn”.
Dù xác nhận báo cáo của McNeilly “không gây nguy hại an ninh nào cho nhân viên hoặc chiến dịch”, Bộ Quốc phòng Anh vẫn không phối hợp với cảnh sát để tìm anh ta. McNeilly thừa nhận: “Việc xì thông tin này sẽ khiến tôi bị tù chung thân, nếu tôi may mắn. Điều tôi sợ nhất không phải là bị tù hoặc bị giết, mà là nỗi sợ hy sinh tất cả những gì tôi có chỉ để cảnh báo mọi người nhưng lại không được lắng nghe. Anh ta hy vọng sẽ được Thủ tướng Anh tha tội, và nói thêm rằng anh ta có kế hoạch đầu thú với cảnh sát. Một số tổ chức quyền dân sự Scotland hoan nghênh hành động dũng cảm của người thủy thủ này. Họ nói McNeilly lẽ ra phải được tuyên dương, thay vì bị Hải quân hoàng gia Anh săn tìm, vì anh ta phơi bày sự thật rằng Trident là một thảm họa chờ xảy ra, từ một một vụ tai nạn, một vụ khủng bố hoặc phá hoại.
Trần Trí (theo Independent)
|
Theo Một Thế Giới