Ban Tiệp Dư – Tài nữ Tây Hán sống mà không gặp thời

11/03/17, 07:00 Cổ Học Tinh Hoa

Ban Tiệp Dư ví mình như chiếc quạt lụa trắng, mùa hạ thì được vua yêu dấu, cất giữ bên mình vì có thể sinh ra gió mát cho vua; đến mùa thu, tiết trời trở lạnh thì chiếc quạt bị vất vào một xó, rơi vào quên lãng. Người đời tiếc thương cho nàng Ban, một mỹ nhân “đức trí song toàn” nhưng bất hạnh.

Nàng Ban ví mình như chiếc quạt lụa mùa thu … (Ảnh minh họa từ Internet)

Vào thời Tây Hán, huyện Sóc Ninh, tỉnh Sơn Tây ngày nay có một nhà họ Ban, nhà họ Ban này đã sinh ra một loạt danh nhân lịch sử, nổi tiếng nhất thì có Ban Cố, tác giả của “Hán Thư” nổi tiếng. Quay ngược thời gian trở về hai đời trước đó nữa, nhà họ Ban còn có một tài nữ lưu danh sử xanh – Ban Tiệp Dư.

Phụ thân của Ban Tiệp Dư là Ban Huống từng lập được nhiều công lao khi chinh phạt Hung Nô vào thời Hán Vũ Đế, được phong chức Tả Tào Việt Kỵ Hiệu Úy. Ban Huống có 4 người con, tất cả đều giỏi văn thơ. Ái nữ duy nhất của Ban Huống – Ban Tiệp dư là người nổi bật hơn cả, thi phú âm luật thảy đều tinh thông, được hoàng đế để mắt đến, sau được tuyển vào cung, phong làm Tiệp dư. Kỳ thật tên thật của Ban Tiệp Dư là gì, sử gia không ai biết cả.

Tuy chỉ là Tiệp Dư, nhưng hoàng đế rất sủng ái Ban Tiệp Dư, nàng không chỉ đa tài đa nghệ, còn vô cùng hiền thục, không nói chuyện thị phi, không huênh hoang khoác lác, cũng không làm mất lòng ai, ngay đến cả thái hậu cũng rất quý nàng. Vậy nên, trên một ý nghĩa nào đó, bà không chỉ là nữ nhân của hoàng thượng, mà còn là một người bạn, một tri âm của ông.

Vào thời nhà Hán, hoàng đế ra ngoài thì ngồi trên một chiếc xe vô cùng sang trọng, trên xe chỉ đủ chỗ cho một người ngồi, nhà vua định cho làm một chiếc xe rộng lớn, để nàng Ban có thể ngồi chung. Biết chuyện ấy, Ban Tiệp Dư lễ phép tâu vua:

“Tâu bệ hạ, xưa nay bậc thánh vương khi xuất ngoại, chỉ có những bậc đại thần là được phép ngồi cạnh hoàng đế mà thôi. Nay, rộng ơn bệ hạ cho phép thiếp ngồi cùng, nhưng làm vậy, chắc chắn sẽ tổn hại đến thanh danh hiền đức của bệ hạ. Cúi xin bệ hạ lượng thứ thần thiếp, xét lại việc này, miễn cho thần thiếp ngồi chung xe”.

Lời tâu của Ban Tiệp Dư rất có đạo lý, nên Hán Thành Đế phải hủy bỏ ý định ấy. Hoàng thái hậu Vương Chính Quân nghe chuyện, rất lấy làm tâm đắc, cất lời khen: “Thật là hiếm có, xưa có Phàn cơ, nay có Ban Tiệp Dư !”

Thái hậu nhìn ra người con dâu này là người có tấm lòng rộng mở, đức hạnh cao thượng, vì vậy muốn để nàng ảnh hưởng hoàng đế nhiều hơn một chút, để hoàng đế có thể trở thành một bậc minh quân, nhưng tiếc thay hoàng đế này lại là Hán Thành Đế, chứ không phải Đường Thái Tông, cũng không phải là vua Khang Hy hay vua Càn Long.

Vào thời nhà Hán, có một loại quạt tròn làm từ lụa, là trang sức của các phi tần trong cung. Ngày hè trời nóng nực, chiếc quạt có thể quạt ra gió mát, vậy nên, ai nấy cũng đều tay không rời quạt, nhưng mà, khi đến mùa thu mát mẻ đến, quạt tròn bị cất đi, đành phải đợi cho đến sang năm mới có thể được lấy ra dùng tiếp.

Ban Tiệp Dư từng có một đứa con với hoàng thượng, nhưng đứa con này chẳng may chết yểu, từ đó nàng không còn sinh thêm đứa con nào nữa.

Chốn hậu cung giai nhân vô số, người phụ nữ dẫu có hiền đức hơn nữa, xinh đẹp hơn nữa, tài hoa hơn nữa thì nhìn lâu rồi cũng không khỏi sẽ có lúc chán. Huống hồ, lại có biết bao nhiêu thiếu nữ trong cung đang dùng đủ trăm phương nghìn kế để được sự sủng hạnh của hoàng thượng. Trong khi Ban Tiệp Dư lại là người an phận thủ thường, không muốn tranh giành với ai.

6597512869842935642
Ban Tiệp Dư là người an phận thủ thường, không muốn tranh giành với ai. (Ảnh minh họa từ Internet)

Một lần nọ, Hán Thành Đế vi phục xuất tuần, đến phủ đệ của công chúa Dương A đã gặp một vũ nữ tên Triệu Phi Yến. Người vũ nữ này vóc người lả lướt, thướt tha yểu điệu, trong lúc nhìn nhau, ánh mắt đưa tình như gần như xa khiến cho hoàng đế thần hồn điên đảo. Đúng vậy, ánh mắt của vũ nữ giỏi múa hát đâu phải là điều mà Ban Tiệp Dư, người mà suốt ngày chỉ biết bầu bạn với thơ, văn, từ phú có thể sánh được, huống hồ, điều Ban Tiệp Dư có là chỉ là sự hiền đức, trong sáng.

Khi Triệu Phi Yến nhập cung, cậy mình đắc sủng mà hoành hành ngang ngược, sau đó cũng đưa em gái của mình là Triệu Hợp Đức vào cung. Từ đó, Hán Thành Đế say mê chị em họ Triệu mà lãng quên nàng Ban, cũng như bỏ bê việc triều chính. Suốt ngày, vua quấn quýt bên hai chị em họ Triệu, tửu sắc hoang dâm vô độ.

Hứa hoàng hậu của Thành Đế căm phẫn hai chị em họ Triệu, lập một bàn thờ trong hậu cung, ngày đêm tụng kinh, cầu khẩn cho nhà vua sớm tỉnh ngộ. Có kẻ lập công, mách cho chị em Triệu Phi Yến. Họ Triệu đem việc này tâu cho vua, thêm thắt đủ thứ, nói rằng hoàng hậu và Ban Tiệp Dư đồng lõa rước nhà vu thuật lập đàn tràng để trù iểm nhà vua. Hoàng đế lúc này đã bị hai chị em họ Triệu mê hoặc đến nỗi thần hồn điên đảo, lập tức tống giam hoàng hậu vào trong lãnh cung. Hán Thành Đế gọi Ban Tiệp Dư đến tra vấn. Nàng Ban không lộ chút sợ sệt, tâu vua:

“Thần thiếp nghe rằng, tử sinh có mệnh, giàu nghèo do trời. Người làm lành còn chưa biết có được hưởng phước không, huống nữa là chuyện sai quấy ấy? Nếu quỷ thần có sự hiểu biết, chắc chắn quỷ thần sẽ không bao giờ nghe những lời xin xỏ hại người. Nếu quỷ thần chẳng có sự hiểu biết, những lời trù iểm phỏng có ích gì? Chuyện bệ hạ hỏi, thần thiếp chẳng những không dám làm, mà còn chưa bao giờ nghĩ đến nữa!”

Trước thái độ ung dung và thanh thản của nàng, Thành Đế tin nhận và khâm phục, không bắt tội mà còn ban thưởng trăm cân vàng. Nên nói là, đối với hiền đức của Ban Tiệp Dư hoàng đế vẫn còn rõ hơn ai hết, vậy nên Ban Tiệp Dư còn thoát được, nhưng Hứa hoàng hậu lại không được may mắn như vậy.

Nhìn thấy hoàng thượng trước mắt đã như thế này rồi, Ban Tiệp Dư hiểu rõ, bản thân may mắn thoát được nhất thời, nhưng không thể tránh được cả đời, hai chị em họ Triệu sớm muộn cũng sẽ bày kế để mà loại trừ nàng, và kết cục hôm này của hoàng hậu vào một ngày nào đó có thể sẽ là ngày mai của nàng. Trong hoàng cung thử hỏi đâu là nơi an toàn nhất? Cuối cùng Ban Tiệp Dư đã khẩn cầu hoàng thường cho nàng đi hầu hạ thái hậu, và đã được hoàng thượng phê chuẩn.

Sau khi đến cung thái hậu, tâm tình của Ban Tiệp Dư rất u uất, nên thường mượn văn thơ để bày giải tâm sự. Tiếc là hiện nay, phần lớn bị thất thoát, chỉ còn lưu truyền lại mấy bài như “Tự điệu phú”, “Đảo tố phú” và “Oán ca hành”… Trong số đó, bài “Oán ca hành” (Khúc ca ai oán) được người sau ưa thích nhất. Trong bài thơ, nàng Ban ví mình như chiếc quạt lụa trắng, mùa hạ thì được vua yêu dấu, cất giữ bên mình vì có thể sinh ra gió mát cho vua. Đến mùa thu, tiết trời trở lạnh thì chiếc quạt bị vất vào một xó, mọi người quên lãng.

Ngoài ra, Ban Tiệp Dư còn có một bài thơ cũng nổi tiếng không ít, đó là bài “Trường Tín cung oán”. Trong đó, nàng kể lại thân thế từ lúc nhập cung được vua sủng ái, đến khi bị ruồng rẫy, tâm tình sầu buồn u uất. Văn từ phong phú uyển chuyển, ý tứ thâm trầm, hình ảnh sinh động đáng nhớ khiến mọi người vô cùng cảm khái.

Khúc ca ai oán

Mới chế lụa Tề trắng,

Trong sạch như tuyết sương.

Đem làm quạt hợp hoan,

Tròn giống hình trăng sáng.

Ra vào tay áo vua,

Lay động sinh gió mát.

Thường sợ tiết thu đến,

Gió mát cướp nồng nhiệt.

Nên cất vào góc rương,

Nửa đường ân ái tuyệt.

Khi Hán Thành Đế băng hà, Ban Tiệp Dư tình nguyện đến lăng vua để “thủ mộ”. Bà sống cuộc sống giản đơn đầy đạo hạnh cao khiết như một đạo nhân, bỏ mặc ngoài tai mọi chuyện tranh giành quyền lực, xem thường phú quý công danh, thệ nguyện suốt đời lo việc hương khói cho vua.

Ban Tiệp Dư mất năm 50 tuổi, được chôn trong khuôn viên lăng Hán Thành Đế.

Người đương thời đều nói Ban Tiệp Dư hầu hạ hoàng đế không vượt quá khuôn phép, hoàn toàn có thể sánh với Khương hoàng hậu của Chu Tuyên Vương. Đáng tiếc là Hán Thành Đế chìm đắm trong tửu sắc, rời xa khỏi lời khuyên răn của Ban Tiệp Dư, vậy nên Chu Tuyên Vương đã thành tựu việc phục hưng đại nghiệp, còn Hán Thành Đế lại rơi vào kết cục bị chết bất đắc kỳ tử.

Ở đây, không thấy xót thương cho Hán Thành Đế, mà chỉ thấy tiếc thương cho Ban Tiệp Dư, nếu như nàng gặp được Chu Tuyên Vương, Sở Trang Vương của quá khứ, hoặc là Đường Thái Tông, thậm chí là Minh Thái Tổ sau này, thì chắc chắn sẽ có kết cục khác? Âu tất cả cũng là số mệnh vậy!

Theo secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc