Bậc thầy tướng số trả lời vua Minh về tướng người phụ nữ
Viên Liễu Trang là bậc thầy tướng số nổi tiếng thời nhà Minh, thường được Hoàng đế Vĩnh Lạc mời tới để đàm luận về nhân tướng, trong đó có nói nhiều đến tướng phụ nữ.
Vua Vĩnh Lạc: Trong hoàng cung không có một phi tần nào đúng sở nguyện của trẫm. Vậy muốn có một phi tần tương xứng phải có những điều kiện gì?
Vua lại hỏi: Mẹ của quan thượng thư họ Ngô, diện mạo rất xấu mà sao lại sinh được hai đứa con thông minh lanh lợi?
Hỏi: Nhiều phi tần trong cung không con thì giải thích ra sao?
Hỏi: Vì lấy vợ mà đàn ông phát đạt là cớ sao?
Hỏi: Được vợ giàu mà lại trở thành nghèo khó là do đâu?
Hỏi: Tướng chồng nghèo, tướng vợ giàu hoặc tướng vợ không có gì đặc biệt mà tướng chồng lại quý thì chẳng biết sẽ ra sao?
Bậc thầy tướng số Viên Liễu Trang
Viên Liễu Trang tên thực là Viên Củng, tự Đình Ngọc, hiệu là Liễu Trang cư sĩ. Ông người huyện Ngân (nay là Ninh Ba, Chiết Giang) sống vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh.
Theo sách Liễu Trang thần tướng, tổ tiên của Viên Củng thuộc dòng dõi thư hương, đều là những người có học. Từ nhỏ Viên Củng đã thông minh hiếu học, am hiểu nhiều cổ thư, lớn lên lại đi chu du khắp thiên hạ học hỏi thuật xem tướng. Sau đó ông đã gặp một hòa thượng trên núi Phổ Đà và được người này chân truyền môn tướng số. Sau khi học hành thành tài, Viên Củng đã xem tướng cho hàng trăm người.
Bản thân Yên Vương Chu Đệ cũng từng cải trang thành dân thường đến nhờ ông xem tướng mặt nhưng đã bị Viên Củng nhận ra và đoán rằng sau tuổi 40 Chu Đệ sẽ lên ngôi hoàng đế và các thuộc hạ của ông hầu hết là người có tài.
Quả đúng như dự đoán, sau này Chu Đệ lên ngôi thật và chính là hoàng đế Vĩnh Lạc. Hoàng đế này đã ban cho Viên Củng một tấm kim bài trên đó ghi: “Tặng ngươi kim bài để dễ bề đi lại, gặp kho lấy tiền, gặp phường uống rượu, nếu có người hỏi lai lịch hãy nói rằng là bạn thân của Hoàng đế Vĩnh Lạc”.
Nhưng Viên Củng cả đời không màng công danh lợi lộc mà tập trung toàn bộ tinh thần và sức lực để nghiên cứu tướng thuật. Ông để lại cho đời một số sách tướng số như Liễu Trang bí truyền tướng pháp, Liễu Trang tập, Trung nghĩa lục, Nhân tướng phú. Các sách này sau đó được con trai ông là Viên Trung Triệt chỉnh lý thành sách Liễu Trang tướng pháp.