Axum: Vương quốc Ethiopia cổ xưa biến mất bí ẩn

03/10/16, 17:33 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Vương quốc Axum là chủ đề của vô số huyền thoại. Nó được cho là quê hương của nhân vật bí ẩn Prester John, là vương quốc đã biến mất của Hoàng hậu Sheba hay nơi đặt cuối cùng của Chiếc hòm Giao ước.

Axum
Vương quốc Axum là chủ đề của vô số huyền thoại.

Nằm trên vùng Sừng châu Phi, vương quốc Ethiopia cổ đại – Axum (hay Aksum) đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế vào khoảng thời gian đầu của thiên niên kỷ. Ở thời kỳ đỉnh cao, Axum kiểm soát vùng đất bao gồm Ethiopia, Eritrea, Sudan, Tây Yemen, miền nam Ả Rập Saudi, và một phần Somalia ngày nay.

Mặc dù phần lớn đã bị lãng quên, nhưng vẫn có những tài liệu tham khảo để người Ethiopia có thể thấy được nguồn cội của mình như Kinh Thánh, Kinh Koran, Trường ca Iliad và Thần Khúc. Một vương quốc được ca ngợi rộng rãi như vậy phản ánh tầm ảnh hưởng và sức mạnh đã từng tồn tại của Đế chế Axumite giàu mạnh.

Sự mở rộng Axum

Đầu tiên, những người Agaw địa phương thuộc miền bắc Ethiopia bắt đầu định cư và mở rộng thành phố Axum vào khoảng năm 400 TCN. Đến giữa thế kỷ thứ 2 TCN, Axum phát triển thành một vương quốc vượt trội trong khu vực. Điều này phần lớn nhờ các đạo luật giao thương hàng hải mở rộng với Đế chế La Mã. Sở hữu vị trí lý tưởng nằm trên Biển Đỏ, vương quốc này nằm tại ngã tư giao với 3 lục địa gồm châu Phi, bán đảo Ả Rập và thế giới Hy Lạp-La Mã; và là quốc gia hùng mạnh nhất giữa Đế chế Đông La Mã và Ba Tư.

Sừng châu Phi là vùng đất vô cùng màu mỡ và Axum xuất khẩu một loạt các sản phẩm nông nghiệp từ lúa mì, lúa mạch đến động vật như cừu, bò, lạc đà. Vương quốc này cũng giàu quặng vàng, sắt và muối, một mặt hàng quý giá thời đó. Axum cũng kiểm soát buôn bán xuất khẩu ngà voi ra khỏi Sudan.

Trong trao đổi hàng hóa, nó vận chuyển mai rùa, gia vị, tơ lụa, ngọc lục bảo, hàng tinh xảo giữa Rome và Ấn Độ. Tầm quan trọng của Ethiopia như một trung tâm thương mại đã được minh chứng trong cuốn sổ tay mang tên Cẩm nang hàng hải vùng biển Erythrae có niên đại từ thế kỷ 1 của một thương nhân đến từ Alexandria.

Vị trí vương quốc Axum.
Vị trí vương quốc Axum.

Thời đại Hoàng kim của Axum

Thời đại hoàng kim của vương quốc Axum là từ thế kỷ 3 đến thế kỷ 5, bắt đầu với vị vua Ezana danh tiếng, người đã chuyển đất nước này theo Thiên chúa giáo vào năm 324. Những đồng xu được đúc dưới thời vua Ezana là đồng tiền đầu tiên trên thế giới có hình ảnh cây thập tự. Ezana cũng đặt một tầm quan trọng rất lớn với các tài liệu văn bản được viết bằng ngôn ngữ bản địa Ge’ez.

Nhiều bản thảo cung cấp phần lớn thông tin về Axum mà chúng ta biết ngày nay, trong đó có những cái có niên đại ít nhất từ thế kỷ 8 TCN. Một số học giả tin rằng, một phòng viết (nhằm chép sách) có thể đã tồn tại ở miền Bắc Ethiopia, cung cấp tài liệu trong khu vực cũng như trong vùng thung lũng sông Nile.

Vương quốc Axum có một hệ thống phân cấp xã hội phức tạp và các thành phố được xây dựng theo kiến trúc công phu. Xã hội phân thành 3 tầng lớp, đứng đầu là vua chúa và quý tộc, thấp hơn gồm các thương gia giàu có và phú nông, cuối cùng là tầng lớp bình dân như nông dân, thợ thủ công, và thương nhân.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra văn bản hành chính và những ngôi mộ nói lên rằng, giới ưu tú thích những tục lệ mai táng xa hoa, bao gồm cả di tích mộ gọi là đài kỷ niệm. Các tòa tháp hoặc bia tưởng niệm được trang trí tỉ mỉ với chữ khắc từ trên xuống dưới. Họ cũng có cửa đá và cửa sổ giả. Các tấm bia cao nhất là khoảng 30m.

The-Ezana-Stone_0
Tảng đá Ezana ghi lại quá trình Quốc vương Ezana chuyển tôn giáo của đất nước sang Thiên chúa giáo và cuộc chinh phục các dân tộc láng giềng, gồm cả Meroë.

Tôn giáo

Ban đầu, Thiên chúa giáo được giới ưu tú Axum tin theo. Nó không phổ truyền rộng rãi trong dân chúng cho đến cuối thế kỷ 5 khi các nhà truyền giáo chạy trốn khỏi Đế chế Đông La Mã (Byzantium) trú ẩn tại Vương quốc Axum và được cho phép truyền giáo. Các giáo sĩ đã đến Giáo Hội Chính Thống Tewahedo Ethiopia vì họ tin theo Nhất thuyết tính.

Mặc dù nhiều đế quốc phương Tây chấp nhận Thiên chúa giáo trong thế kỷ 5 TCN, nhưng các cuộc tranh luận nổ ra về bản chất của Chúa Giêsu. Những tín đồ theo Nhất thuyết tính lập luận rằng, Chúa Giêsu có một bản tính duy nhất đó là sự tổng hợp của thần tính và nhân tính. Quan điểm này đã được Hội đồng Chalcedon gắn mác là dị giáo vào năm 451.

Người La Mã và Đông La Mã hùng mạnh tin vào Lưỡng tính luận, đó là Chúa Giêsu duy trì hai bản chất: một thần tính và một nhân tính. Cuộc tranh luận này chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự ganh đua chính trị và văn hóa, dẫn đến sự phân ly cuối cùng của Giáo Hội Chính Thống Đông Phương ra khỏi Giáo hội Chính Thống Đông-Tây.

Đế chế Axum cuối cùng suy giảm, nhưng Giáo Hội Chính Thống Tewahedo Ethiopia vẫn là một giáo phái thịnh vượng của Thiên chúa giáo, quản lý khoảng 45 đến 50 triệu người trên toàn thế giới.

Ethiopian-icon
Biểu tượng Ethiopia này cho thấy St. George, Chúa bị đóng đinh trên thánh giá, và Đức Mẹ Maria đồng trinh.

Sự biến mất bí ẩn của Axum

Các nhà sử học không chắc chắn chính xác nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của Vương quốc Axum nhưng họ đã đưa ra một số giả thuyết. Một trong những hành động đầu tiên vào mùa thu năm 520, khi vua Kaleb dẫn đầu một chiến dịch chống lại Vua Do Thái Dhu Nuwas đang bức hại các Kitô hữu ở Yemen.

Lực lượng Axum chiến thắng cuộc xung đột và bảo vệ được Thiên Chúa giáo ở Yemen, ít nhất là cho đến khi ra đời Hồi giáo, nhiều năm chiến đấu đã mở rộng sự giàu có và nhân lực của Axum. Ngoài ra, các cuộc chinh phục có thể đã đưa bệnh dịch Justinian vào Axum và tấn công Ethiopia trong khoảng thời gian đó. Bệnh dịch, đã tàn phá nghiêm trọng Đế chế Byzantium vào thế kỷ 6, và là trường hợp được ghi nhận đầu tiên của bệnh dịch hạch.

Ngoài các tai họa của chiến tranh và đại dịch, vào thế kỷ 7, Đế quốc Hồi giáo đã bắt đầu tiến nhập nhanh chóng trên Bán đảo A-rập và Bắc Phi. Giữa thế kỷ 7 và 8, Axum mất quyền kiểm soát Biển Đỏ và phần lớn sông Nile. Điều này không những khiến Axum bị cô lập kinh tế mà còn buộc hầu hết cư dân Thiên chúa giáo của thành phố di chuyển sâu vào nội địa để được bảo vệ.

Cuối cùng, một loạt biến đổi khí hậu đã đẩy người dân Ethiopia vào cảnh khốn khó. Phần lớn dân số Đế quốc Axumite bị dồn ép trên cao nguyên Tigrinya, cuối cùng dẫn đến sự xói mòn đất nghiêm trọng. Các nhà sử học tin rằng, quá trình này đã được đẩy nhanh bởi sự suy giảm lượng mưa rõ rệt trong khoảng năm 730 – 760. Điều này làm giảm sản lượng cây trồng đáng kể và tình trạng không hề cải thiện cho đến thế kỷ 9.

Mặc dù sụp đổ, thành phố Axum vẫn tồn tại đến ngày nay với dân số khoảng 50.000 người, trở thành thành phố có người ở lâu đời nhất châu lục này.

Tân Dân, theo Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng