Ấn Độ tự nguyện làm chuột bạch, Bill Gates lại tiến thêm một bước

24/08/20, 09:07 Thế giới

Chính phủ Ấn Độ dự kiến sẽ cho ra mắt thẻ y tế kỹ thuật số bắt buộc theo mô hình mà tỷ phú Bill Gates đề ra. Động thái này nhằm thiết lập mạng lưới theo dõi kỹ thuật số hồ sơ bệnh án của mọi công dân trên cả nước.

Chính phủ Ấn Độ dự kiến cho ra mắt thẻ y tế kỹ thuật số bắt buộc theo mô hình mà tỷ phú Bill Gates đề ra. (Ảnh qua Career Tool Belt)

Một quốc gia, một thẻ y tế

Sau chương trình “Một quốc gia một thẻ trợ cấp lương thực”, chính phủ Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục tiến hành dự án “Một quốc gia một thẻ y tế”

Theo tờ DNA, Thủ tướng Narendra Modi có thể sẽ ban hành thông báo vào ngày 15/8 – giai đoạn kỷ niệm Ngày Độc lập.

Theo chương trình “Một quốc gia một thẻ y tế”, hồ sơ bệnh án của một cá nhân (bao gồm toàn bộ phương pháp điều trị và xét nghiệm mà người đó đã thực hiện) sẽ được lưu lại dưới dạng kỹ thuật số trong thẻ y tế.

Các bệnh viện, phòng khám và bác sĩ đều sẽ được liên kết tới một máy chủ trung tâm nhằm thiết lập mạng lưới theo dõi kỹ thuật số hồ sơ bệnh án của mọi công dân trong nước. Tuy nhiên, việc lựa chọn áp dụng chương trình “Một quốc gia một thẻ y tế” hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của các bệnh viện và công dân.

Mỗi người dân sử dụng thẻ y tế sẽ được cấp cho một mã ID, để có thể đăng nhập vào hệ thống. Thẻ y tế sẽ được làm dựa trên thông tin thẻ căn cước công dân Aadhaar. 

Đề án sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn. Khoản ngân sách 500 crore rupees (khoảng 1.245 nghìn tỷ đồng) đã được phân bổ cho giai đoạn đầu của kế hoạch. Theo DNA, “phạm vi của chương trình ‘Một quốc gia một thẻ y tế’ sẽ dần được mở rộng để không chỉ các phòng khám, bệnh viện mà các hiệu thuốc và công ty bảo hiểm y tế cũng có thể kết nối với máy chủ chính của chương trình này”.

Kế hoạch cho nền y tế kỹ thuật số quốc gia

Mặc dù báo cáo của DNA không tiết lộ thêm chi tiết về dự án, nhưng ‘bản phác thảo’ kế hoạch thiết lập cơ sở dữ liệu y tế tại Ấn Độ đã được chính quyền trung ương công bố vào năm 2019. Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình – ông Harsh Vardhan đã công bố ‘Bản thảo Y tế Kỹ thuật số Quốc gia’, và khẳng định ông ‘sẽ đạt được mơ ước mới’ về một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe được số hóa.

Nền tảng chủ đạo của dự án là sẽ cấp mã ID riêng biệt cho từng công dân, sử dụng mã định danh dựa trên thẻ căn cước Aadhaar. Theo đề xuất năm 2018 của Viện nghiên cứu NITI Aayog, Dịch vụ Y tế Quốc gia đã được phát triển với sự tham vấn của iSPIRT – đây là một tổ chức gồm các ‘tình nguyện viên’ từ khu vực tư nhân, vài người trong số họ cũng đã tham gia vào công tác xây dựng cơ sở hạ tầng cho thẻ Aadhaar, và vận hành các hoạt động sử dụng thẻ.

Dự án là cấp mã ID riêng biệt cho từng công dân, sử dụng mã định danh dựa trên thẻ căn cước Aadhaar. (Ảnh qua Financial Times)

Tuy chính phủ Ấn Độ đã tiến hành bán hàng triệu dữ liệu đăng ký phương tiện, công bố đề xuất cho một hệ thống nhận dạng khuôn mặt toàn quốc, cũng như thông qua Dự luật sửa đổi cho thẻ căn cước Aadhaar, Dự luật Công nghệ DNA và hiện giờ là Thẻ Y tế Kỹ thuật số, nhưng họ vẫn chưa thảo luận về dự luật bảo vệ dữ liệu. 

Nhóm lợi ích của iSPIRT

Các nhà nghiên cứu dữ liệu và nhà hoạt động đã bày tỏ lo ngại về sự phát triển của chính sách, khi trong điều khoản có đề xuất việc thiết lập dữ liệu y tế dựa trên nền tảng India Stack – một tập hợp gồm các phần mềm độc quyền thuộc sở hữu tư nhân.

IndiaStack là nền tảng gồm các giao thức kết nối, cho phép chính phủ, doanh nghiệp, công ty khởi nghiệp và nhà phát triển ứng dụng cơ sở hạ tầng của Aadhaar vào các doanh nghiệp như, nền tảng thanh toán kỹ thuật số eKYC và UPI.

Srinivas Kodali – một nhà nghiên cứu độc lập từ trang The Quint cho hay: “Hệ thống sức khỏe được nhóm lợi ích của iSPIRIT đề xuất”.

“Trên thực tế, viện nghiên cứu NITI Aayog bị phát hiện đã gửi email chứa toàn bộ tài liệu tư vấn tới iSPIRT, mà không công khai những tài liệu này cho công chúng. Bản kế hoạch chi tiết dường như hợp pháp hóa hơn cho mạng lưới cơ sở dữ liệu vốn đã chịu nhiều chỉ trích”, ông Kodali cho biết thêm. 

Dự án theo dõi Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới tại Ấn Độ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khởi xướng Dự án Giám sát COVID-19 tại Ấn Độ, với sự hợp tác của Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình. Dữ liệu giám sát thu thập trên toàn quy mô sẽ được tiến hành nghiên cứu, để đưa ra các biện pháp ngăn chặn và xử lý dịch bệnh phù hợp tại Ấn Độ trong tương lai. 

Mặc dù WHO tại Ấn Độ hiện vẫn chưa tiết lộ những “biện pháp ngăn chặn và xử lý trong tương lai” nào sẽ được thi hành, nhưng các dự án tương tự do tổ chức này và các tổ chức liên quan thực hiện ở những khu vực khác, đã giúp nhiều người thấy rõ hơn về hướng đi mà chính quyền Ấn Độ đang nhắm đến. 

Tiêm chủng vaccine dựa trên nhận dạng kỹ thuật số

Một chương trình tiêm chủng vaccine dựa trên chương trình nhận dạng kỹ thuật số Trust Stamp do Bill Gates tài trợ, được triển khai bởi Mastercard và GAVI (Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng), sẽ sớm liên kết nhận dạng kỹ thuật số sinh trắc học với hồ sơ tiêm chủng của người dân. 

Chương trình là một phần của cuộc chiến tiền mặt toàn cầu (đây là một động thái do các nhà lập pháp thúc đẩy, nhằm bài trừ hình thức sử dụng tiền mặt trên toàn thế giới), vừa được tận dụng để phục vụ cho mục đích giám sát, vừa phục vụ cho “chính sách dự đoán”, dựa trên hồ sơ tiêm chủng của người dân. Những người không muốn tiến hành tiêm chủng có thể sẽ bị hệ thống xử lý, dựa trên điểm số tin cậy của họ.

Các dự án do tổ chức này giúp nhiều người thấy rõ về hướng đi mà chính quyền Ấn Độ đang nhắm đến. (Ảnh qua Twitter)

Chương trình tiêm chủng này cũng như chương trình Trust Stamp sẽ sớm được tiến hành thử nghiệm tại Tây Phi. Một chương trình tương tự đã được tiến hành tại Anh. Chính phủ Anh đang thiết lập Hộ chiếu Y tế Kỹ thuật số COVID-19 COVI PASS, sử dụng công nghệ sinh trắc học RFID để giám sát từng góc độ đời sống của công dân, nhằm củng cố công tác quản lý y tế cộng đồng thông qua loại hình công nghệ cấp quân sự. 

Hiện chính phủ tại các nước chủ quyền đang chịu sức ép lớn, khi phải tiến hành những chính sách như thế này theo yêu cầu của các cơ quan toàn cầu. Gần đây, chính quyền Belarus đã tiết lộ những điều kiện mà các cơ quan này đề ra để quốc gia được nhận khoản vay viện trợ cho dịch bệnh COVID-19. 

Tổng thống Belarus cho hay, khoản viện trợ COVID-19 từ Ngân hàng Thế giới sẽ đi kèm theo những điều khoản như, ban hành biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, áp dụng mô hình phản ứng dịch bệnh giống như Italy, thậm chí còn phải thay đổi một vài điều khoản về chính sách kinh tế – điều mà ông đã từ chối và nhận định là “không thể chấp nhận được”. 

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết là quan điểm của BBT Tinhhoa.net.

Việt Anh (Theo GGI)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng