Gặp người mẹ của 3 đứa con “lạc giới”
Trên thế giới và cả ở Việt Nam, chuyện về những người đồng tính nam và nữ đã không còn là chuyện hiếm. Tuy nhiên, một gia đình có tới ba người con mà một người dị tính, một người đồng tính nam và một người chuyển giới, thì quả là hy hữu.
Chuyên đề: Dưới một mái nhà
“… Bạn thử nghĩ xem, một năm chúng ta về thăm gia đình được hai lần, vậy mười năm nữa chúng ta sẽ gặp ông bà, bố mẹ được mấy lần. Bạn đổ lỗi cho đường xa, nhưng bạn vẫn với lũ bạn đi mấy trăm cây để đặt chân đến cái biển xanh cát trắng ấy; bạn đổ lỗi cho tiền bạc eo hẹp, thế nhưng bạn vẫn bỏ ra cả triệu để mua cho được cái váy yêu thích hay chi gần nửa tháng lương trả tiền chầu nhậu với bạn bè. Bạn đổ lỗi cho công việc bận rộn, dù công việc có thể sắp xếp… Hãy về nhà khi còn có thể bạn ạ!” Đọc các bài viết trong chuyên đề: Đó là trường hợp của gia đình chị Cao Thị Minh Nguyệt cùng ba người con: Vy Vy (30 tuổi, dị tính, đã lấy chồng), Trúc Vy (27 tuổi, chuyển giới từ nữ sang nam), và Minh Nhật (20 tuổi, đồng tính nam), sống ở thành phố Nha Trang. Lần lượt phát hiện hai đứa con của mình có vấn đề về giới tính cũng đồng nghĩa với việc người mẹ trải qua hai cơn sốc. Và để đến được giai đoạn có thể chấp nhận, sẵn sàng đi cùng con trên mọi chặng đường nhiều nước mắt vì sự kỳ thị, ngăn trở của mọi người, chị Nguyệt đã phải trải qua những tháng ngày trầm cảm nặng vì quá lo lắng cho tương lai các con. Cú sốc đầu tiên của chị Nguyệt là với trường hợp của Vy, khi cô con gái lại hoàn toàn như một đứa con trai trong mọi sở thích, hành động, suy nghĩ. Không chỉ bị thầy cô nhắc nhở vì hành vi nhất định không chịu mặc áo dài đi học, Vy còn thường xuyên trở về nhà với các vết tích đầy mình sau những trận đánh nhau vì bị bạn trêu chọc. Rồi cứ chuyển hết trường này qua trường khác. Mỗi lần như vậy đều để lại những vết xước nhỏ rồi lớn dần trong Vy, khi cô bé ngày càng bị cô lập. Lặng lẽ quan sát con, người mẹ hiểu rằng mình phải rất khéo léo nếu không muốn làm con thêm cô độc, tổn thương và có thể ngày càng xa lánh ngay chính người thân của mình. Cứ vậy, chị song hành bên con cho đến ngày Vy chính thức dắt bạn gái đầu tiên về nhà. Đó cũng là một biến cố khi ngay sau đó, gia đình cô gái kia đến làm ầm ĩ, đập phá đồ đạc và chửi mắng thậm tệ. Đó cũng là lần đầu tiên chị Nguyệt như gà mẹ xù cánh thực sự để bảo vệ con trước những lời mạt sát. Sau nhiều mối tình của Vy, đều thất bại như nhau, chị Nguyệt quyết định là người chủ động đến gặp gia đình người yêu của con nói chuyện trước để mong có được một kết thúc có hậu. Và cuối cùng, hạnh phúc đã mỉm cười với cả người mẹ và cô gái chuyển giới, khi hiện tại, Vy đã có người để gọi là vợ và hai bên gia đình đều chấp nhận mối quan hệ này. Đến trường hợp của Minh Nhật – cậu con trai út là đồng tính nam, chị Nguyệt đã có được một vài kinh nghiệm từ chuyện của Vy nên cũng đỡ khó khăn hơn. Nhưng để luôn là điểm tựa giúp con vượt qua được sự kỳ thị, không chỉ cần có tình yêu thương của một người mẹ mà còn cần nhiều kiến thức xã hội. Chính vì vậy, chị Nguyệt đã tìm hiểu rất nhiều tài liệu qua nhiều nguồn, cho đến hiện tại đã là một thành viên tích cực của Hội người thân của người LGBT tại Việt Nam. Hiện tại, chị Nguyệt quyết định cùng vợ chồng Vy chuyển ra ngoại ô, mở một quán cà phê ở Bãi Dài để con có công việc ổn định hơn. Còn Minh Nhật đang là sinh viên năm thứ hai Đại học Nha Trang. Với chị Nguyệt, hiện tại đã được xem là hạnh phúc, dù chị vẫn còn nhiều trăn trở cho các con, đặc biệt là về tính pháp lý để đảm bảo những người đồng tính, chuyển giới cũng được hưởng các quyền lợi công dân như bao người bình thường khác… Xem thêm: “Ba muốn nuôi con bằng sữa mẹ” không , vợ , tình yêu , vợ chồng , quá , cha mẹ , tổn thương , bạn gái , gia đình , chuyển giới , Cao Thị Minh Nguyệt , đồng tính nam |
Theo Tạp chí ĐẸP