Tượng thạch cao ở Pompeii cho thấy giây phút cuối cùng đau đớn của những nạn nhân

Hàm răng lộ ra từ đôi môi căng ra vì đau đớn; bộ da có vỏ phủ bên ngoài, những đầu lâu và bộ xương nhô ra, lộ rõ quai hàm khiếp đảm trước giây phút chết chóc … Đó là hình ảnh của những bức tượng thạch cao ở Pompeii cho thấy giây phút cuối cùng của những nạn nhân.

Một số nạn nhân ở Pompeii đang ngồi, một số đang nằm khi đám mây khí cực nóng bao phủ họ. (Bigstock photo)

Tượng thạch cao của 86 nạn nhân tuyệt vọng trong thảm họa núi lửa Vesuvius phun trào vào năm 79 SCN đã được triển lãm vào ngày 26/5/2015, ở Viện Bảo tàng Khảo cổ học quốc gia Naples, Italy.

Người dân ở Pompeii – một thành phố La Mã đã bị chết trong đau đớn khi một đám mây khí từ núi lửa bao phủ và giết chết họ. Nhiệt độ của đám khí này là 300 độ C (572 độ F). Rõ ràng, biểu hiện từ khuôn mặt và thân thể vặn vẹo của họ cho thấy họ đã rất bất ngờ khi bị đám mây tro bao phủ thiêu đốt.

Một bài viết trên ANSA.com nhấn mạnh rằng:

Hàm răng lộ ra từ đôi môi căng ra vì đau đớn; bộ da có vỏ phủ bên ngoài, những đầu lâu và bộ xương nhô ra, lộ rõ quai hàm khiếp đảm trước giây phút chết chóc. Khi một đám mây chói sáng 300 độ C đốt cháy bề mặt thân thể trong một lần tấn công duy nhất, để lại thi thể mềm nhũn bên trong và chôn vùi chúng dưới tro và đá. Trong số này có gia đình trong Ngôi nhà của vòng tay bằng vàng: một người phụ nữ và một đứa bé ngồi trong đùi cô. Gần cô là một người đàn ông và một đứa trẻ khác, khoảng hai tuổi.

Hình ảnh đau lòng cho thấy một đứa trẻ đang ngồi trên đùi người mẹ khi đám mây tro tấn công. Ảnh: Splash News.

Những thi thể thực tế đã bị hóa cứng do nhiệt, sẽ không được trưng bày thay vào đó là những tượng thạch cao sẽ cho thấy vị trí chính xác của các thi thể được tìm thấy.

Massimo Osanna, người quản lý khai quật ở Pompeii và những thị trấn gần đó nói: “Cho tới bây giờ chúng vẫn chưa được nghiên cứu, có vấn đề đạo đức đối với những hài cốt này, chúng phải luôn được đối xử hợp lý. Không chỉ những bức tượng thạch cao hay bằng đồng, mà còn những con người thực sự nên được tôn trọng.

Một số nạn nhân của đám mây khí núi lửa biểu hiện sự đau đớn tột cùng. (Bigstock photo)

Nhà khảo cổ học Giuseppe Fiorelli đã tìm thấy những thi thể vào năm 1863 và đã đưa ra một phương pháp để phát hiện và tách nguyên vẹn những thi thể từ nơi an nghĩ của họ ở Pompeii. Các nhà khoa học cũng tìm thấy động vật, bao gồm cả chó và mèo, nhưng chúng sẽ không được triển lãm trong bảo tàng. Những con vật này sẽ được xây dựng lại vì mục đích khảo cổ và khoa học, Osama nói.

Một nhóm các nhà khoa học, bao gồm các nhà khảo cổ học, kỹ sư, một nhà nhân loại học, nhữn chuyên gia tu bổ và chuyên gia X-quang, sẽ khởi động dự án lớn Pompeii để tạo hồ sơ nhân loại học và di truyền học của những nạn nhân xấu số trong vụ phun trào núi lửa. Các nhà khoa học hy vọng rằng sẽ thu được hiểu biết tốt hơn về cách thức sống và nhận dạng họ đầy đủ hơn. Họ sẽ công bố những phát hiện của mình và được quay trong một bộ phim tài liệu của công ty tu bổ phục hồi từ Salerno.

Pompeii là một thành phố La Mã thịnh vượng từ thế kỷ 6 TCN mãi cho đến khi nó bị đóng băng theo thời gian, nó được bảo quản bởi những tầng tro bụi sinh ra từ vụ phun trào núi lửa Vesuvius vào thế kỷ 1 SCN. Mặc dù Pompeii được phát hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 16, nó chỉ thực sự được khai quật vào thế kỷ 18. Các nhà khai quật giật mình vì những tranh tường mô tả nhục dục trắng trợn xuất hiện trong khi khai quật, họ khá sốc ví sự phóng túng của những người trung cổ ở La Mã, vì vậy họ nhanh chóng bọc chúng lại.

Bích họa thô tục được phát hiện ở Pompeii. Nguồn: BigStockPhoto

Khi các nhà khai quật tiếp tục sau gần hai thế kỷ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện thành phố này hầu như không bị thay đổi – những ổ bánh mỳ vẫn còn trên lò nướng, thi thể của đàn ông, phụ nữ, trẻ em và những thú cưng bị đông cứng trong giây phút cuối cùng, sự sợ hãi vẫn còn khắc sâu trên khuôn mặt họ, và thức ăn thừa vẫn còn bỏ lại trên vỉa hè. Phát hiện kinh ngạc này cho thấy khi nhà nghiên cứu có thể ghép các mảnh ghép lại cùng nhau, họ sẽ thấy cuộc sống thực sự của những người La Mã cổ đại ở Rome ra làm sao – thức ăn họ dùng, công việc họ làm và những căn nhà họ sống.

Thành phố Pompeii (Bigstock photo)

Thanh Phong – dịch từ Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La