Mua điện Trung Quốc giá cao: Khả năng dự báo của EVN có vấn đề?

15/05/15, 18:15 Tin Tổng Hợp
BizLIVE - Việc mua điện Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn, có thời điểm nguồn cung dư thừa, thậm chí giá điện cao hơn một số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trong nước chứng tỏ khả năng dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có vấn đề?

BizLIVE – Việc mua điện Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn, có thời điểm nguồn cung dư thừa, thậm chí giá điện cao hơn một số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trong nước chứng tỏ khả năng dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có vấn đề?

Ảnh minh họa.

Để rõ hơn về vấn đề này, BizLIVE đã có cuộc trao đổi với VS.GS.TSKH Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam.

Đại diện Hội Doanh nghiệp Lào Cai từng phản ánh EVN mua điện Trung Quốc với giá cao gấp 3 lần so với giá mua từ các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa ở Lào Cai. Vậy có mâu thuẫn không khi trong nước vẫn sản xuất được nhưng lại mua từ Trung Quốc với giá cao?

Mua điện của Trung Quốc bắt đầu từ nhiều năm trước, khi Việt Nam có những khó khăn trong vấn đề cân đối cung cầu. Mua điện Trung Quốc đã góp phần làm giảm nhẹ thiếu hụt và giúp khả năng cân đối cung cầu tốt hơn.

Vấn đề mua điện là quan hệ 2 bên cùng có lợi, mình không chịu sức ép và nói chung giá mua điện của Trung Quốc so với giá bán trung bình bao giờ cũng thấp hơn.

Tuy nhiên, so với một số các nhà máy điện nhỏ và vừa ở địa phương có thể giá hợp đồng ký kết với giá mua của Trung Quốc chênh lệch nhau. Thậm chí có một số trường hợp là đơn vị trong EVN vẫn phải ký hợp đồng bán điện cho EVN với giá thấp hơn so với mua của Trung Quốc. Nhưng vấn đề ở đây là cần nhìn tổng thể, lâu dài, không phải từng thời điểm hay giai đoạn ngắn hạn.

Ví dụ, giá bán điện trung bình là 5 cent, mình mua Trung Quốc thấp hơn mức này nhưng có thể cao hơn giá mua các đơn vị. Đây là chuyện cân đối tài chính, tính toán bất lợi, lợi của EVN, không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài.

Tuy nhiên, việc duy trì trong khi nguồn cung dồi dào chứng tỏ khả năng dự báo của EVN có vấn đề?

Tôi cho rằng năm 2015 kết thúc là hợp lý là bởi vì, nếu tốc độ tăng trưởng GDP trước đây dự kiến là 14-15% thì những năm 2014-2015 ngành điện không “thư thái” như bây giờ.

Từng có thời điểm giá mua từ Trung Quốc của EVN cao gấp 3 lần giá mua các nhà máy nhỏ và vừa trong nước. Ảnh minh họa

Tức là phát triển kinh tế chậm lại và ngành điện mới có cơ hội đuổi kịp nhu cầu còn việc tăng trưởng đi trước, ngành điện “lẽo đẽo” đi sau, việc thiếu điện sẽ còn dài.

Có thể trước đây với nhịp độ tăng trưởng dự kiến đến 2015 kết thúc là vừa nhưng thực ra kết thúc có thể sớm hơn, chẳng hạn 2014.

Tính đến hết tháng 4/2015, sản lượng điện mua từ Trung Quốc khoảng 0,56 tỷ kWh, chiếm khoảng trên 31% sản lượng dự kiến mua cả năm 2015. Trong khi 4 tháng đầu năm chưa phải thời điểm cao điểm, vậy sản lượng điện mua từ Trung Quốc cả năm có thể cao hơn so với dự kiến?

Như công bố của EVN, năm nay cơ bản hệ thống điện của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu. Trong khi một số năm trước, có những năm thiếu điện tương đối nặng nguồn điện mua từ Trung Quốc góp phần đảm bảo cân đối nhu cầu trong nước.

Nhưng lượng điện này cũng không phải là con số quá lớn, đóng vai trò rõ rệt trong đáp ứng nhu cầu điện.

Năm nay, vì mua điện của Trung Quốc theo hợp đồng đã ký kết dài hạn nên phải cố gắng thực hiện hợp đồng theo đúng cam kết.

Trong hợp đồng đã có dự kiến tiến độ mua và EVN cũng sẽ cân đối nhu cầu trong nước với những thỏa thuận phía nước bạn, nên sẽ không có lo ngại mua nhiều quá hay từ giờ đến cuối năm sẽ phải mua ít đi.

VS.GS.TSKH Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam

Mua điện một chiều nhiều bất cập

Lãnh đạo EVN cho biết, thời gian tới đây xem xét việc mua điện từ các nước Lào, Campuchia thậm chí Thái Lan. Liệu điều này có cần không vì Việt Nam có thể chủ động vấn đề điện và tăng trưởng kinh tế thấp hơn kỳ vọng?

Mua bán là quan hệ 2 chiều, dự án “Liên kết lưới điện khu vực ASEAN” theo tôi là nghiêm chỉnh và hết sức có lợi cho cả khu vực vì khi liên kết với nhau, không những mua còn bán cho họ.

Thứ 2, việc liên kết, trao đổi sẽ có lợi cho tất cả các đối tác. Ví dụ cơ cấu nguồn điện các nước khác nhau, nước thì mạnh về thủy điện như Lào, nước mạnh về nhiệt điện như Thái Lan, Malaysia, Singapore. Và vì nhu cầu điện của các nước không hoàn toàn giống nhau, phân bố theo mùa và dạng năng lượng khác nhau nên khi liên kết lưới điện của khu vực có thể tận dụng thế mạnh của từng nước.

Việc thuê lưới điện mang điện từ Myanmar cũng có những khung pháp lý và khuôn khổ, trả tiền vận chuyển như thế nào…

Chưa kể khả năng hỗ trợ trong trường hợp sự cố. Sở dĩ theo tôi dự kiến “Liên kết lưới điện khu vực ASEAN” chậm hơn mong muốn do những khó khăn đầu tư, kỹ thuật để lưới điện này không gây phiền cho lưới kia và mua bán giá cả hợp lý.

Với xu thế xây dựng Cộng đồng ASEAN, phần năng lượng chung cần được giải quyết và như vậy liên kết sẽ có lợi.

Như vậy sự liên kết sẽ chủ động và linh hoạt hơn so với hợp đồng mua bán với Trung Quốc?

Trong hợp đồng mua bán với Trung Quốc đã mua 1 chiều, không có bán chỉ mua, và trong trao đổi không bình đẳng tức là chỉ đi 1 chiều từ Trung Quốc sang Việt Nam. Thực ra nói nôm na là cắt 1 phần lưới điện của Việt Nam nối vào phía nam Trung Quốc.

Đây không phải trao đổi điện năng trong khi trao đổi mới phát huy thế mạnh, có cam kết và có cơ quan điều tiết việc chỉ huy mua 1 chiều sẽ có sự bất cập.

Xin cảm ơn ông!

NGUYỄN THẢO

Tin liên quan Mua điện từ Trung Quốc giá cao có làm méo mó thị trường? EVN vẫn muốn mua điện từ Trung Quốc Thực hư chuyện “hoạt động cầm chừng rồi mua điện Trung Quốc giá cao”
Cùng dòng sự kiện

Theo BizLive

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp