Thiên tượng thay đổi khiến việc xem bói theo Kinh Dịch không còn đúng nữa
Chu Văn Vương đã quan sát thiên tượng để tạo ra Hậu thiên Bát quái. Trải qua 3.000 năm, thiên tượng biến đổi, các cao nhân phát hiện ra rằng dựa vào Hậu thiên Bát quái để xem quẻ thì không còn đúng nữa. Vậy thiên tượng đã biến đổi như thế nào? Biểu hiện ra sao?
Vào 6.000 năm trước vua Phục Hy đã tạo ra Tiên thiên Bát quái , gồm có 8 quẻ đại biểu cho hoàn cảnh tự nhiên: 1 Càn đạo biểu cho trời, 2 Đoài đại biểu cho trạch (đầm), 3 Ly đại biểu cho lửa, 4 Chấn đại biểu cho sấm, 5 Tốn đại biểu cho gió, 6 Khảm đại biểu cho nước, 7 Cấn đại biểu cho núi, 8 Khôn đại biểu cho đất.
Tiên thiên Bát quái sau 3.000 năm tồn tại đã không còn đúng nữa. Các cao nhân lúc ấy đã phát hiện rằng thiên tượng đã biến đổi, dùng tiên thiên bát quái để xem quẻ không còn đúng nữa.
Khi đó Chu Văn Vương đã quan sát thiên tượng để tạo ra Hậu thiên Bát quái, thích ứng với thiên tượng mới. 8 quẻ vẫn giống như Tiên thiên Bát quái, nhưng đại biểu cho nhân (con người). Càn là cha, Khôn là mẹ, Chấn là trưởng nam (con trai cả), Tốn là trưởng nữ (con gái cả), Khảm là trung nam (con trai thứ), Ly là trung nữ (con gái thứ), Cấn là thiếu nam (con trai út), Đoài là thiếu nữ (con gái út).
Hậu thiên Bát quái do Chu Văn Vương tạo ra vẫn được tồn tại cho đến ngày nay. Các danh nhân xưa này đều nhờ Bát quái này mà thành danh như Tôn Tẫn, Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn, Lý Thuần Phong, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Bình Khiêm v.v…
Nhiều người thông qua Hậu thiên Bát quái mà liệu việc như thần, tiên đoán chính xác sự việc đến hàng trăm, hàng nghìn năm về sau như ‘’Thôi bối đồ” của Lý Thuần Phong, ‘’Mã tiền khóa’’ của Gia Cát Lượng, ‘’Sấm trạng trình’’ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nhưng điều kỳ lạ là những lời tiên đoán này theo thời gian chỉ đến hiện tại là kết thúc, vậy vì sao các danh nhân chỉ tiên đoán đến thời điểm hiện tại là dừng, có gì đặc biệt ở đây không?
Năm 1984 truyền thông Trung Quốc đưa tin, “Sớm ngày 16 tháng 8 năm 1984, tại Đông Quan thuộc huyện Hoài Dương, một thiếu niên tên là Vương Đại Oa đã câu được một con bạch quy tại ao Bạch Quy trước đài Họa Quái. Chú rùa này toàn thân trắng toát, trong sáng lung linh, nặng 1,3 cân, gần như hình tròn. Theo giám định của chuyên gia hữu quan, chú rùa này đã 235 tuổi. Các chuyên gia kinh ngạc khi phát hiện các hoa văn trên thân bạch quy, cùng với bức họa Tiên thiên Bát quái của Phục Hy là nhất trí đến lạ thường.
Chính giữa mu rùa có năm miếng, tượng trưng cho ‘Ngũ Hành’ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; xung quanh trung tâm mu rùa có tám miếng, tượng trưng cho Bát quái là Càn, Cấn, Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Khôn, Đoài; vòng ngoài mu rùa có 24 miếng, tượng trưng cho 24 tiết khí, dưới bụng có 12 miếng, tục xưng là ‘Địa chi’, tượng trưng cho Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi; móng rùa giống móng rồng, bắp chân có chữ ‘nhân’”.
Theo truyền thuyết, ông tổ Thái Hạo Phục Hy bấy giờ đã bắt được một con rùa trắng tại Hoài Dương. Ông đã đào ao và thả nó vào đấy, hàng ngày ngẩng mặt nhìn trời, cúi đầu nhìn đất, quan sát vạn vật, lại căn cứ theo biến hóa thiên tượng và hình trên mai rùa để vẽ ra Bát quái, khai sáng khởi nguyên văn hóa Trung Hoa.
Do đó, hồ rùa trắng xuất ra rùa trắng, đã chứng minh tính chân thực của truyền thuyết 6.000 năm trước.
Sau khi sự kiện bạch quy xuất hiện, rất nhiều người được xem là bậc kỳ nhân về kinh dịch vốn dĩ trước đây xem quẻ rất linh nghiệm thì giờ đây phát hiện xem quẻ không còn linh nghiệm như trước nữa, không phải là xem không linh nghiệm hoàn toàn, mà mất dần dần linh nghiệm, và tới thời điểm hiện tại thì xem quẻ đã không còn đúng nữa rồi.
Như vậy có thể nói rằng hậu thiên bát quái ngày nay cũng giống như tiên thiên bát quái khi xưa, sau 3.000 năm tồn tại thì không còn đúng nữa, vì thiên tượng đã thay đổi.
Không chỉ là kinh dịch có sự thay đổi mà thiên văn cũng vậy, ngày nay các nhà khoa học đều phát hiện rất nhiều ngôi sao trên bầu trời bị nổ tung, rồi trùng tổ, nhiều ngôi sao biến mất đi, cũng có nhiều ngôi sao được trùng tổ lại mới.
Tại sao thiên tượng lại thay đổi? thay đổi như thế nào? Biểu hiện ra sao? Mọi người nhất định đều từng nghe cố sự Đát Kỷ làm loạn triều đình rồi phải không. Điều này đối với việc Văn Vương suy ra “Hậu thiên Bát quái” là có quan hệ, là chủ tuyến của «Phong Thần diễn nghĩa». Đát Kỷ nguyên là con gái của Ký Châu hầu Tô Hộ, sau đó bị cáo chín đuôi phụ thể, rồi đi mê hoặc Trụ Vương nhà Thương, dẫn đến mất nước; Võ Vương từ đó khai sáng giang sơn nhà Chu kéo dài 800 năm, xã hội Trung Quốc từ đó tiến nhập vào “thời đại Thiên Tử” của “Hậu thiên Bát quái”.
Nếu như tôi nhớ không nhầm, thì đầu những năm 90 thế kỷ trước, tôi đã xem được một bài báo, nói trong rừng Tương Tây ở Hồ Nam, Trung Quốc, người ta đã phát hiện ra loài chim chín đầu có trong truyền thuyết. Đọc được tin tức này, tôi cảm thấy rất không hay, bởi tôi nghĩ tới cảnh thiên hạ đại loạn vì cáo chín đuôi năm xưa. Hồ ly yêu mị, hồ ly chín đuôi, nó nhất định là lẳng lơ dị thường; hôm nay xuất hiện chim chín đầu trong truyền thuyết, quả nhất định không thể xem thường. Chim thì thế nào? Chim thường ca hát, chim chín đầu ca hát thì nhất định là rất êm tai. Quả nhiên mấy năm sau, tại Tương Tây xuất hiện một ca sĩ tên là Tống Tổ Anh, người này luôn đứng hát bên cạnh Giang Trạch Dân, và được nhân dân Trung Quốc ưu ái gọi là “quốc mẫu”.
Đúng là thiên tượng đều có an bài ở bên dưới, chỉ có thế nhân là không tin mà thôi!
Tổng Hợp