Kỳ bí tục “săn máu”, đâm người

24/10/11, 12:21 Không đặt tên

Suốt dãy Trường Sơn hùng vĩ, có một tộc người được ví như là những dũng sỹ của đại ngàn. Tộc người ấy cũng trải qua quá trình phát triển từ thấp đến cao, cũng trải qua những thời kỳ chìm đắm trong hủ tục để rồi có được cuộc sống mới như ngày hôm nay. Đó là dân tộc Cơ Tu kiêu hãnh.

Nhìn những bản làng yên bình với những ngôi nhà Gươl (nhà cộng đồng) nằm vắt vẻo trên dãy Trường Sơn, ít ai biết rằng, trong quá khứ tộc người này từng có những thời kỳ mang nặng hủ tục chết người – tục “săn máu”. Một tập tục đã từng gây nên nỗi ám ảnh về những trận chiến đẫm máu trong quá khứ.

Như lời già làng Hồ Văn Gỏi (thôn Kađông, xã Thượng Long, huyện Nam Đông, Thừa Thiên – Huế) thì đó là thời kỳ mà “người Cơ Tu mình đang sống trong vòng luẩn quẩn của hủ tục, bị chi phối bởi thần linh, chưa có Đảng, chưa có cách mạng. Nhưng nay người dân mình khác nhiều rồi”.

“Những kẻ săn máu”

Đầu thế kỷ 20, cuốn sách “những kẻ săn máu” (Les Chasseurs de Sang) mà Le Pichon – một người lính viễn chinh Pháp được công bố đã gây rúng động lớn trong giới nghiên cứu về các dân tộc ở khu vực miền Trung Việt Nam.

Và không ít người đã tỏ ra nghi ngờ về những dữ liệu mà Le Pichon đưa ra, họ xem đó dường như có yếu tố nào đó của sự kỳ thị dân tộc đối với người Cơ Tu.

Máu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc Cơ Tu trên dãy Trường Sơn. Một thời kỳ dài trong quá khứ tộc người này chìm đắm trong hủ tục “săn máu”, gây nên cái chết cho rất nhiều người

Trong hồi ký của nhà cách mạng Quách Xân cũng đã nhắc đến nhiều về tập tục này của người Cơ Tu, và đến nay, trong các công trình nghiên cứu về người dân tộc này, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã thừa nhận: Săn máu là một tập tục có thật trong quá khứ của dân tộc Cơ Tu.

Tập tục này đã diễn ra trong một thời kỳ dài, gây nên bao nhiêu cuộc đâm, giết người đẫm máu trong tộc người này và với các dân tộc lân cận. Những cuộc chiến do hận thù “săn máu – nợ đầu” kéo dài ngay trong tộc người này đã gây nên bao nỗi kinh hoàng cho những thương lái người Kinh khi đến buôn bán ở những mảnh đất thần bí giữa núi rừng.

Trong cuốn sách “Katu- Kẻ sống đầu ngon nước” (Nguyễn Hữu Thông chủ biên, nhà xuất bản Thuận Hoá, 2004) thì: Săn máu, săn đầu – vốn là dạng nghi lễ gắn với tín ngưỡng nông nghiệp nguyên thủy, khá phổ biến trong lịch sử xã hội nhiều tộc người. Trong loại hình tín ngưỡng sơ khai này, máu đóng vai trò cực kỳ quan trọng, làm dẫn chất kết nối âm dương, trời đất – nhân tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát trển của cây trồng, tiền đề của sự no ấm.

Cảnh lễ đâm trâu của người Cơ Tu mà LePichon chụp được trong quá trình tìm hiểu dân tộc kỳ bí này trong những thập niên đầu của thế kỷ 20

Với quan niệm như vậy, nên khi bắt đầu mùa vụ, người Cơ Tu tiến hành nghi thức săn máu, đâm người bằng những mũi lao dài sau đó mang về cắm trên khu đất sản xuất, làm lễ cũng Giàng… với mong ước mùa sau thóc sẽ đầy kho, rượu đầy ché, không còn bị đói, bị lạt do không có muối nữa.

Trong hồi ký của nhà cách mạng Quách Xân có miêu tả đầy đủ tập tục này của người Cơ Tu. Những vụ đâm người do mâu thuẫn cá nhân như lời già làng Hồ Văn Gỏi nói chỉ là số ít. Những mùa săn máu của người Cơ Tu trước đây chủ yếu liên quan đến quan niệm về thần linh của cộng đồng, dùng máu người để cúng Giàng, mong cho mùa màng được tốt, trong làng không còn ai bị “chết xấu”.

Nạn nhân của những vụ săn máu vì cộng đồng này thường chẳng có thù oán gì với những kẻ đi đâm người. Họ chẳng biết vì sao lại chết. Những trận chiến như vậy thường được đồng bào gọi với cái tên “giặc mùa”.

Hình ảnh sọ người trong cột hiến tế mà LePichon chụp, được in trong cuốn sách “Những kẻ săn máu” năm 1938

“Một buổi chiều, phía tây trời có ráng úa, lờn vờn nhiều chòm mây xám xịt, có ngấn tím. Tưởng chừng như sắp mưa. Thế nhưng nhiều cụ có kinh nghiệm, nhìn khắp 4 chân trời rồi nhìn nhau bất giác thốt lên: Trời động rồi!

Trời động rồi! Câu này được loan đi rất nhanh khắp các thôn xóm và gieo nỗi kinh hoàng cho những gia đình có người thân đi làm ăn trong núi. Không phải động ở đồng bằng mà động trong rừng núi, động ngay trong đồng bào người Cơ Tu.

Một tai họa hằng năm đến với dân thung lũng, có cầu trời, khấn phật cũng không thể tránh khỏi”, Quách Xân viết về nạn “giặc mùa” trong hồi ký.

Những tai họa này người Cơ Tu vùng miền núi Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế ngày trước đều biết đến, nhưng không thể tránh khỏi bởi như đã nói ở trên, thời kỳ này, tục “săn máu” đã ăn sâu vào máu người Cơ Tu, khi mà đồng bào vẫn đang sống theo lối hỏa canh, chưa có chính quyền cách mạng.

Nỗi ám ảnh

Trong ký ức của già làng Hồ Văn Gỏi thì những mùa săn máu của cha ông mình đã trở thành quá khứ. Ông cũng như những thế hệ sau này trong làng chỉ biết đến qua những câu chuyện của các vị cao niên. Những câu chuyện đó có sự ám ảnh rất lớn đối với ông và mọi người trong bản.

Những ngôi làng bình yên của người Cơ Tu nằm dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ít ai biết rằng, trong quá khứ tộc người này đã có những thời kỳ mang nặng hủ tục man rợ, tục “săn máu – nợ đầu”

“Ngày xưa người Cơ Tu mình có tục nợ máu trả bằng máu, dùng mác lao (tên của một loại giáo đi săn – PV) đâm nhau. Thường đâm nhau là do vướng mắc về của cải, hoặc là có ấn tượng xấu về nhau. Như anh nhà giàu, có nhiều thóc gạo, nhiều thanh la, chiêng ché, có con trai, có con gái, nhiều trâu nữa, tôi ghét anh thì tôi sẽ đi đâm anh”, ông Gỏi bắt đầu kể.

Theo lời già làng Gỏi kể thì trước kia khi chưa có cách mạng, người Cơ Tu sống chỉ phân biệt giữa các thôn làng với nhau. Khu vực xã Thượng Long trước đây nằm trên núi cao, nơi giáp ranh với thôn A Réc, xã A Vương của huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam ngày nay. Và người Cơ Tu nơi đây cũng mang trong mình niềm kiêu hãnh mong muốn được trở thành người hùng của bản làng qua những lần đi săn máu thành công.

Anh A Rất Hinh là thế hệ người Cơ Tu ở Thượng Long sinh ra và lớn lên sau chiến tranh. Những câu chuyện về tục săn đầu, mà người Cơ Tu thường gọi là “Taco Cóp” chỉ được nghe lại qua lời kể của những người lớn tuổi thuộc thế hệ ông, cha.

Và nó cũng trở thành nỗi ám ảnh trong người A Rất Hinh mỗi khi trong làng có mâu thuẫn với người Cơ Tu ở làng khác, đi đâu Hinh không dám nhận ở làng mình vì sợ bị trả thù nhầm. Bởi, nếu chẳng may bị như thế thì bản thân Hinh cũng được biết, nó rất kinh hoàng.

Già làng ở xã Thượng Long đang biểu diễn cách thức sử dụng mác lao trong những lần đi săn. Trong quá khứ, công cụ này thường được những chiến binh sử dụng đi săn thú và… “săn máu”

“Các anh là những người lớn lên sau này, các anh có sợ phong tục này của dân tộc mình không?”, tôi hỏi A Hinh.

“Sợ chứ sao không. May mà có giải phóng chứ không thì sợ lắm. Có những lúc đâm nhau cả ngày cả đêm. Mà khi đâm xong thì những người đi đâm còn phải cắt đầu mang về nữa để chứng minh cho làng mình được biết là mình đã đâm người. Làng sẽ tổ chức giết con trâu và cúng Giàng, cầu mong bản làng được bình yên, được có cái ăn no”, Hinh nói.

Hủ tục nặng nề này diễn ra trong một thời kỳ dài khiến người Cơ Tu luẩn quẩn trong vòng nợ “máu trả bằng máu”. Ngày đó, người đàn ông Cơ Tu nào làm tròn nhiệm vụ đâm người, mang lại sự bình yên cho dân làng thì sẽ được tôn sùng như những người anh hùng. Sẽ được những cô gái trong bản yêu mến, được bàn chuyện “đại sự” với hội đồng già làng.

Nhưng rồi sự bình yên sau những lần cúng tế thần linh không thấy đâu, đổi lại là bản làng phải đối mặt với nguy cơ bị trả thù.

“Săn máu – nợ đầu” diễn ra khiến nhiều bản làng sống trong hận thù suốt nhiều năm trời. Có những trận “giặc mùa” kéo dài liên miên hàng chục năm, cướp đi sinh mạng của không biết bao nhiêu người.
Theo Duy Tuấn (Vietnamnet)

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL