Moscow cắt khí đốt tới Ukraine: Chỉ là hù dọa?

01/03/15, 01:00 Tin Tổng Hợp
BizLIVE - Điệp khúc “cắt nguồn cung” của Nga không còn có tính răn đe như xưa, Thời báo Moscow nhận xét.

BizLIVE – Điệp khúc “cắt nguồn cung” của Nga không còn có tính răn đe như xưa, Thời báo Moscow nhận xét.

Ông Putin nhấn mạnh sự thiếu “quy củ tài chính” của Ukraine sẽ dẫn tới tình trạng thiếu hụt năng lượng trên khắp châu lục. Ảnh: Bloomberg

Sau nhiều tháng Kiev thanh toán phí khí đốt sòng phẳng cho Nga, còn Moscow đều đặn cung cấp gas theo một thỏa thuận với Liên minh châu Âu, một vụ tranh cãi lại vừa nổi lên trong tuần qua.

Nga lại một lần nữa đe dọa ngừng cấp khí đốt nếu Ukraine không trả thêm tiền trong thời hạn vài ngày.

Trong thập kỷ qua, Moscow đã ba lần cắt nguồn cung gas cho Ukraine, bao gồm 1 đợt kéo dài 6 tháng trong năm ngoái.

Lãnh đạo Gazprom Alexei Miller đăng đàn tuyên bố Kiev hủy hoại nguồn cung tới châu Âu. Tổng thống Vladimir Putin cũng đích thân lên tiếng.

Ông Putin nhấn mạnh sự thiếu “quy củ tài chính” của Ukraine sẽ dẫn tới tình trạng thiếu hụt năng lượng trên khắp châu lục, ngụ ý nhắc rằng Nga cung cấp 30% nhu cầu khí đốt tại châu Âu, một nửa số đó qua Ukraine.

Ông cáo buộc Kiev đe dọa cắt gas tới khu vực bị phe li khai kiểm soát tại miền Đông đất nước là một hành động “có mùi diệt chủng”.

Ông Putin cáo buộc đe dọa của Kiev “có mùi diệt chủng”.

Đáp lại, Kiev cáo buộc Nga không thuân thủ các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết với châu Âu.

Nhưng mặc cho hai bên tranh luận qua lại, EU có vẻ chẳng mấy quan tâm tới đe dọa cắt gas của Miller và ông Putin. Vì khu vực này vẫn “sống sót” qua 6 tháng bị cắt nguồn cung năm ngoái.

“Khúc dạo đầu”

Không phải ngẫu nhiên mà cuộc tranh luận nổ ra vào thời điểm này. Mùa đông châu Âu sắp kết thúc, thỏa thuận cung cấp khí đốt tạm thời giữa Nga và châu Âu cũng hết hạn vào cuối tháng. Cả hai bên đang lên dây cót để đàm phán một hợp đồng thay thế.

“Những tuyên bố của ông Miller và Putin vừa qua chỉ là khúc dạo đầu cho đợt đàm phán hợp đồng khí đốt mùa hè giữa Nga và Ukraine”, ông Valentyn Zemlyansky, chuyên gia phân tích của Ukraine chỉ ra.

Nhưng điệp khúc “cắt nguồn cung” của Nga không còn có tính răn đe như xưa. Trước đây, Kiev mua gas từ Nga và ghi nợ. Đồng nghĩa Nga có thể từ chối cung cấp khí khi Ukraine đặt hàng.

Giờ đây, Kiev mua khí từ Nga và trả trước bằng tiền mặt. Nếu Nga ngừng cấp gas như ông Putin đe nẹt, thì đó là do Ukraine không đặt hàng, chứ không phải do ý của Moscow.

Lãnh đạo Gazprom Alexei Miller đăng đàn tuyên bố Kiev hủy hoại nguồn cung tới châu Âu.

Trước công luận, Ukraine cho biết sẽ không mua thêm gas từ Nga vì Moscow đã vi phạm điều khoản vận chuyển, gửi gas thanh toán bởi Kiev tới khu vực li khai mà không xin phép.

Bỉ đã triệu tập quan chức Nga và Ukraine đến đàm phán vào tuần tới, trong đó có vấn đề thanh toán phí khí đốt tại khu vực li khai.

Thứ Năm, Nga phát tín hiệu có thể cung cấp gas miễn phí cho khu vực này.

Nguồn cung mới

Một số nguồn tin trong ngành khí đốt của Ukraine cho biết Kiev không mua thêm gas từ Nga còn vì họ chưa thấy cần thiết.

Trong năm ngoái, Kiev đã tính đến việc đưa ngược khí đốt tới Slovakia trở lại Ukraine khi Nga cắt cung cấp.

Lần này, Kiev có thể đưa ngược khí đốt chuyển tới châu Âu và phương Tây về nước để phục vụ nhu cầu nội địa, đồng nghĩa Ukraine tạm thời bớt phụ thuộc vào Moscow hơn.

“Tất cả những đe dọa từ phía Gazprom đã không còn khiến chúng tôi khiếp sợ, khi tình hình thay đổi rất nhiều so với mùa thu năm ngoái. Ukraine đã vượt qua mùa đông, lượng tiêu thụ sẽ giảm thiểu”, chuyên gia Zemlyansky nhấn mạnh.

Ông ước tính lực cầu khí đốt tại Ukraine vào khoảng 35 tỷ mét khối trong năm nay, không nhiều hơn tổng sản lượng nội địa và nhập khẩu từ châu Âu là mấy.

Thời điểm lạnh nhất, công ty dầu khí Naftogaz của Ukraine mua trung bình 26 triệu mét khối khí/ngày từ Nga, vẫn thấp hơn công suất nhà máy và lượng khí đảo ngược nhận từ châu Âu.

LỀ PHƯƠNG

Tin liên quan Khí đốt: Châu Âu khổ công tìm kế phá vòng lệ thuộc Nga Báo Le Monde: Nga tiến quân vào Ukraine, Phương Tây bất lực Khủng hoảng Ukraine: “Vũ khí” khí đốt của Nga sẽ không còn hữu hiệu?
Cùng dòng sự kiện

Theo BizLive

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp