Siêu tân tinh Trứng Rán sắp nổ tung trong dải Ngân Hà
Hình ảnh của tinh vân xung quanh một ngôi sao siêu khổng lồ màu vàng hiếm gặp được gọi làIRAS17163-3907này lần đầu tiên đã cho thấy lớp vỏ bụi kép khổng lồ bao quanh ngôi sao trung tâm.
Kính viễn vọng cực lớn (VLT) của Đài thiên văn vũ trụ châu Âu (ESO) đã chụp được những hình ảnh mới của IRAS 17163-3907, cho thấy một vỏ kép.Từ đó nó có biệt danh mới: Tinh vân Trứng Rán.
Ngôi sao khổng lồ này lớn hơn Mặt trời của chúng ta khoảng 1000 lần, và chiếu sáng hơn gấp khoảng 500.000 lần. Nó nằm trong chòm sao Scorpius cách chúng ta khoảng 13.000 năm ánh sáng.
Những bức ảnh chụp nhanh từ Camera hồng ngoại VISIR của VLT đã cho thấy tinh vân này có 2 chiếc vỏ hình cầu gần như hoàn hảo, giống như lòng đỏ và lòng trắng trứng.
Bán kính của vỏ bên ngoài gấp 10.000 lần khoảng cách từ Trái đất đến mặt trời.Nếu tinh vân được đặt ở trung tâm Hệ mặt trời của chúng ta, nó sẽ che phủ tất cả các hành tinh, hành tinh lùn, và một số sao chổi quaytheoquỹ đạo vượt xa sao Hải vương.
Đó là ngôi sao siêu khổng lồ màu vàng ở gần nhất được biết đến, một ngôi sao cực kỳ hoạt động đang biến đổi sau một loạt các vụ nổ.Trong chỉ có vài trăm năm, ngôi sao này đã phóng ra một lượng vật chất gấp khoảng 4 lần khối lượng của mặt trời, tạo thành một lớp vỏ kép chứa đầy khí và bụi giàu silicat.
“Vật thể này đã được người ta biết phát ra ánh sáng hồng ngoại rực rỡ, nhưng thật ngạc nhiên, trước đây không ai nhận ra nó là một ngôi sao màu vàng siêu khổng lồ”, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Eric LagadeccủaESO cho biết trong một thông cáo báo chí.
Do trạng thái hoạt động của ngôi sao này quá mạnh, nó có thể sẽ sớm nổtung, tạo thành một trong các siêu tân tinh mới trong Dải Ngân hà.
Albert Zijlstra thuộc trường Đại học Manchester nói: “Thật ngạc nhiên khi một trong những ngôi sao chiếu ratiahồng ngoại sáng nhất trên bầu trời trước đây đã không được chú ý đến”.
“Chúng ta đang quan sát một sự kiện rất hiếm hoi, khi một ngôi sao đang bắt đầu thổi bay những lớp vỏ bên ngoài của nó, như một khúc dạo đầu cho sự phát nổ cuối cùng của nó như một siêu tân tinh”.
Theo The Epoch Times/tin180