Những kiểu thời tiết kỳ lạ do tác động của hiện tượng Trái đất nóng lên
Khí thải nhà kính tăng lên mức báo động khiến băng tan ở 2 cực, bão tố và sóng thần liên tiếp xảy ra. Cùng với đó là hiện tượng thay đổi đột ngột của khí hậu. Dưới đây là những hiện tượng thiên nhiên bất thường nhất trong lịch sử loài người.
Những ngày qua, người dân Sài Gòn liên tục trải nghiệm cảm giác mùa đôngkhá lạnh lẽo. Cụ thể, nhiệt độ ngoài trời ở mức thấp nhất trong 8 năm qua do không khí lạnh làm hầu hết mọi người đều phải mặc áo ấm, đeo khẩu trang khi ra đường.
Hiện tượng thời tiết kì lạ này khiến rất nhiều bạn trẻ cảm thấy thích thú. Tuy nhiên, không ít người lo ngại rằng đây là biểu hiện của biến đổi khí hậu tác động đang càng ngày càng nghiêm trọng. Cùng điểm qua những kiểu thời tiết kỳ lạ đã từng xảy ra trong lịch sử loài người do tác động của hiện tượng Trái đất nóng lên.
Nhiệt độ “nhảy nhót”
Nhiệt độ “nhảy nhót” ám chỉ tình trạng thời tiết thay đổi đột ngột trong thời gian rất ngắn, thường là đến hàng chục độ C trong vòng vài phút. Lịch sử thế giới đã nhiều lần chứng kiến hiện tượng này.
Điển hình là vào ngày 22/01/1943, người dân sống tại thị trấn Spearfish, miền nam Dakota đã “được” trải nghiệm cảm giác thay đổi 27 độ C trong vòng 2 phút (từ -20 độ C tới 7 độ C).
Tới năm 1966, cư dân tại Pincher Creek, Alberta cũng trải qua tình trạng tương tự khi nhiệt độ ngoài trời tăng thêm 21 độ C trong vòng 4 phút. Cả hai địa danh này đều năm ở Bắc Mỹ và chịu ảnh hưởng nặng của gió phơn.
Thời tiết siêu nóng hoặc siêu lạnh
Do tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng siêu nắng nóng diễn ra với tần suất ngày một nhiều và dai dẳng.
Tại thị trấn Marble Bar, Australia, người dân đã phải làm bạn với Mặt trời trong vòng 160 ngày liên tiếp (từ ngày 31/10/1923 tới 07/04/1924). Nhiệt độ trung bình vào thời điểm đó là 37,8 độ C.
Vào năm 2003, một đợt nắng nóng kỉ lục cũng đã quét qua châu Âu (đặc biệt là Pháp) làm 70.000 người tử vong vì sốc và đột quỵ nhiệt.
Bên cạnh những đợt nắng nóng khủng khiếp, không thể không kể tới những mùa đông siêu lạnh. Liên tiếp trong hai năm 2013 và 2014, do ảnh hưởng của lốc xoáy vùng cực mà nước Mỹ phải hứng chịu một trận rét đậm rét hại chưa từng có. Ước tính, nhiệt độ thấp nhất vào thời điểm đó là – 50 độ C.
Mới đây nhất là trận tuyết (xảy ra vào tháng 12/2014) tạo lớp băng tuyết dày đến 2 m khiến cả nước Mỹ gần như tê liệt.
Tuyết rơi giữa sa mạc
Tuyết rơi giữa sa mạc cũng là một hiện tượng thời tiết cực lạ lẫm từng xảy ra trên Trái đất. Trung bình cứ 7 năm tuyết lại rơi trên đỉnh Tibesti thuộc sa mạc Sahara một lần. Vào tháng 2/1979, các khu vực có địa hình thấp ở Sahara đã phải hứng chịu những trận mưa tuyết thất thường.
Từ đó cho tới nay, hiện tượng tương tự đã lặp lại khá nhiều. Điển hình là việc tuyết rơi đột ngột giữa mùa hè tại sa mạc Atacama, Chile năm 2011 hay tuyết rơi lần đầu tiên ở Ai Cập sau khoảng một thế kỷ vào năm 2013.
Hiện tượng liên hoàn sét
Bạn sẽ được chứng kiến hiện tượng liên hoàn sét nếu có cơ hội đặt chân đến vùng sông Catalumbo tại Venezuela. Theo các nhà khoa học, không khí nóng ẩm bốc lên từ sông Catalumbo đã tiếp xúc với không khí lạnh phía trên và tạo ra những trận sét. Tính dẫn điện của các đám mây đã được tăng lên đáng kể nhờ một chất xúc tác là metan (CH4), một chất tồn tại khá nhiều tại vùng này. Kết quả là cùng một lúc có rất nhiều tia sét xuất hiện và tạo thành trận liên hoàn sét đầy ngoạn mục.
Vòi rồng lửa
Vòi rồng lửa (hay còn gọi là “Quỷ lửa”) là hiện tượng cực hiếm, chỉ xảy ra khi có sự kết hợp của gió xoáy và các ngọn lửa hoặc các chất chí dễ cháy. So với vòi rồng thường, sức công phá của hiện tượng này còn đáng sợ hơn nhiều.
Năm 1923, một vòi rồng lửa đã giết chết 38.000 người Nhật ở Tokyo trong vòng vỏn vẹn 15 phút đồng hồ. Tới năm 2003, hiện tượng Quỷ lửa đã gây nên thảm họa cháy rừng lớn tại Canberra.
Vòi rồng này có đường kính 500m, di chuyển với tốc độ 250km/h và nhiệt độ ở tâm lên tới hơn 1.000 độ C.
Theo Khoahoc