Khoa học và Tôn giáo là dung hợp

24/09/11, 11:36 Khoa học, Tri thức

 

Nghiên cứu của Đại học Rice tiết lộ chỉ có 15% các nhà khoa học tại những trường đại học nghiên cứu lớn cho rằng khoa học và tôn giáo luôn mâu thuẫn với nhau.

img13

Trong lịch sử, khoa học và tôn giáo có vẻ như mãi mãi mâu thuẫn nhau, nhưng một nghiên cứu mới đây của Đại học Rice cho rằng chỉ có một số ít các nhà khoa học tại các trường đại học nghiên cứu lớn xem tôn giáo và khoa học như là hai ranh giới khác biệt.

“Khi hỏi về ý nghĩa của cuộc sống, cách nhận thức hiện thực, nguồn gốc của Trái đất và việc sự sống phát triển trên đó như thế nào, nhiều người đã thấy tôn giáo và khoa học đang mâu thuẫn với nhau, và thậm chí là mâu thuẫn không thể hòa giải”, nhà xã hội học Elaine Howard Ecklund phát biểu. Tuy nhiên, phần lớn các nhà khoa học được phỏng vấn bởi Ecklund và các đồng nghiệp của bà, đã xem cả tôn giáo và khoa học như là “những con đường đúng đắn dẫn tới kiến ​​thức”, thứ có thể mang lại sự hiểu biết rộng hơn cho những câu hỏi quan trọng.

Ecklund tóm lược lại những phát hiện của mình trong bài viết “Các nhà khoa học luận bàn về ranh giới giữa Tôn giáo và Khoa học”, xuất hiện trong số báo tháng 9 của Tạp chí nghiên cứu khoa học về Tôn Giáo.

Họ đã phỏng vấn 275 nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội tại 21 trường đại học nghiên cứu hàng đầu của Mỹ. Chỉ có 15% những người được khảo sát này xem tôn giáo và khoa học là luôn luôn mâu thuẫn. 15% khác nói rằng cả hai không bao giờ xung đột, và 70% cho rằng tôn giáo và khoa học chỉ đôi khi mâu thuẫn với nhau. Khoảng một nửa số người của cuộc khảo sát ban đầu biểu lộ ra một dạng bản sắc tôn giáo nào đó, trong khi nửa còn lại thì không.

Phát hiện khác

68% các nhà khoa học được khảo sát tự nhận mình là tin vào tâm linh ở một mức độ nào đó.

Các nhà khoa học mà tự xem mình là tin vào tâm linh hay sùng đạo thì càng không cho là tôn giáo và khoa học mâu thuẫn với nhau.

Nhìn chung, trong một số trường hợp ngay cả những nhà nhà khoa học sùng đạo nhất cũng được nhận xét một cách rất tích cực bởi đồng nghiệp phi tôn giáo của họ, điều này cho thấy sự dung hợp của tôn giáo và khoa học không phải là điều quá khó chịu đối với tất cả các nhà khoa học.

Ecklund nói rằng những phát hiện trong nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của công chúng về khoa học. “Tôi nghĩ rằng sẽ hữu ích cho công chúng khi họ biết được các nhà khoa học đang thực sự nói gì về những chủ đề này hơn là việc chỉ tin theo các định kiến”, bà nói.

Ecklund là tác giả của cuốn “Khoa học vs Tôn Giáo: Các nhà khoa học thực sự nghĩ gì”, được xuất bản bởi tờ báo Oxford University Press của trường đại học Oxford vào năm ngoái.

Nghiên cứu này được ủng hộ trợ cấp từ Quỹ John Templeton và được tài trợ bổ sung từ trường Đại học Rice.

Nguồn: Beforeitsnews

 

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?