Tìm hiểu nhạc cụ Trung Hoa: Đàn tranh

23/09/14, 16:26 Tri thức

Đàn tranh Trung Quốc là loại nhạc cụ mang đậm bản sắc của nền văn hóa Trung Hoa. Có người đã miêu tả tiếng đàn tranh: “Âm đàn trầm lắng uyển chuyển, như một bản nhạc quyến rũ vọng lại của đất trời..”

Đàn tranh Trung Quốc là loại nhạc cụ mang đậm bản sắc của nền văn hóa Trung Hoa.
Đàn tranh Trung Quốc là loại nhạc cụ mang đậm bản sắc của nền văn hóa Trung Hoa. (Ảnh: Ququ)

1. Lịch sử đàn tranh Trung Quốc

Đàn tranh được phát minh trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến quốc (771 -221 TCN).Trải qua 2500 lịch sử, đàn tranh vẫn giữ nguyên được giá trị vượt thời gian và trở thành loại nhạc cụ truyền thống Trung Quốc được nhiều người theo học nhất.

Vào thời kỳ mới hình thành, đàn tranh chủ yếu dùng trong hòa tấu và đệm nhạc. Đến triều Hán (năm 206 TCN – 220 SCN), đàn tranh bắt đầu được ghi nhận như một loại hình biểu diễn nghệ thuật.

Ban đầu, đàn tranh được phân làm hai trường phái lớn, Bắc và Nam. Hiện nay đã được phân thành 9 trường phái lớn bao gồm: tranh Thiểm Tây, tranh Hà Nam, tranh Sơn Đông, tranh Triều Châu, tranh Khách Gia, tranh Triết Giang, tranh Phúc Kiến, tranh Triều Tiên, tranh Nhật Bản.

Video: Nhạc khúc Cao Sơn Lưu Thủy gắn liền với điển tích về tình tri kỷ của Bá Nha và Tử Kỳ. (Nguồn: Mạch Nha)

videoPlayerId=9d7d00cf9

Ad will display in 09 seconds

2. Cấu tạo

Đàn tranh tiêu chuẩn dài 1,63m, có 21 dây. Mặt đàn tranh thường được chế tác từ gỗ cây ngô đồng của huyện Lan Khảo, Hà Nam. Giá đàn làm bằng gỗ tùng trắng. Các bộ phận khác bao gồm thành đàn, đáy đàn và thùng đàn làm bằng gỗ lim đỏ, gỗ lim già, gỗ lim vàng hoặc gỗ tử đàn.

Trong lịch sử, đàn tranh phát triển thành rất nhiều loại, có loại 12, 13, 18 hoặc 23, 25 dây, ở mỗi khu vực khác nhau cũng có tiêu chuẩn số lượng dây đàn khác nhau. Còn có những loại tranh mới xuất hiện như tranh bướm, tranh chuyển điệu…

Đàn tranh là loại nhạc cụ cần nhiều kỹ thuật. Người chơi đàn dùng tay phải gẩy dây đàn, tay trái nhấn bên trái dây để tạo âm rung hoặc lướt. Tiếng đàn tranh thánh thót như nước chảy mây trôi. Tự nhiên mà thanh nhã chứ không dồn dập dung tục.

3. Âm Sắc (Âm Thanh)

Âm sắc đàn tranh Trung Quốc thánh thót như nước chảy mây trôi. Tự nhiên mà thanh nhã chứ không dồn dập dung tục. Người đánh đàn tranh lâu năm có thể dùng tiếng đàn mà khơi dậy những dòng cảm xúc trong người nghe. Có người đã miêu tả tiếng đàn tranh: “Âm đàn trầm lắng uyển chuyển, như một bản nhạc quyến rũ vọng lại của đất trời. Tiếng đàn như mưa bụi trên lá chuối, xa nghe mờ ảo dường không, lặng im lại thấy như vẫn bên tai. Khiến người nghe từ từ chìm đắm trong giai điệu tiếng đàn. Lúc thì ưu tư trầm mặc, lúc lại đầy cảm xúc bi thương.”.

Tiếng đàn tranh thanh nhã từ lâu cũng là nguồn cảm hứng dồi dào cho các thi nhân. Nghe tiếng đàn tranh, Bạch Cư Dị viết “Đàn tranh trong đêm”, Lí Đoan viết “Nghe đàn Tranh”, Tô Thức viết “Đàn tranh ở chùa Cam Lộ”. Có thể nói, nghe đàn tranh không chỉ là thưởng thức nghệ thuật mà còn là một cách cảm nhận tài năng, cảm xúc và những dòng tâm tư được người chơi gửi gắm qua tiếng nhạc nữa.

Ngày nay cổ nhạc Trung Hoa đã dần biến mất. Một phần do cuộc sống hiện đại, quan trọng hơn là  thể loại này rất kén người nghe. Tuy nhiên, có rất nhiều tác phẩm liên quan đến những điển tích tượng trưng cho nền văn hóa Trung Hoa như nhạc khúc Cao Sơn Lưu Thủy gắn liền với điển tích về tình tri kỷ của Bá Nha và Tử Kỳ, khúc Thập diên mai phục miêu tả trận quyết chiến cuối cùng của chiến tranh Sở – Hán vào năm 202 TCN….

Sưu tầm

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

    Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng