Trang Tử: Bậc chí nhân hàng đầu của Đạo giáo

03/07/14, 18:28 Cổ Học Tinh Hoa

Trang Tử là một triết gia và tác gia Đạo giáo. Tên thật của ông là Trang Chu và tác phẩm của ông sau đều được gọi là Trang Tử. Ông sống vào thời Chiến Quốc, thời kỳ đỉnh cao của các tư tưởng triết học Trung Hoa với Bách Gia Chư Tử.

Trang Tử: Bậc chí nhân hàng đầu của Đạo giáo
Trang Tử, bậc chí nhân hàng đầu của Đạo Giáo chỉ sau Lão Tử. (Ảnh: Internet)

Khước từ làm tể tướng

Trong cuộc đời của mình, Trang Tử (369–286 TCN), chưa bao giờ ra làm quan lớn. Tuy nhiên, ông từng đảm nhiệm một chức quan huyện nhỏ ở quê nhà trong khoảng thời gian ngắn. Ông cũng từng được vua một nước mời làm tể tướng, nhưng ông đã thẳng thắn khước từ.

Ông ví việc đánh đổi tự do cá nhân để lấy chức vụ trong triều đình cũng giống như hình ảnh rùa thần bán đi chiếc mai để được thờ phụng.

Người đời khi đó nhìn nhận Trang Tử là người khá lập dị, ông sống cuộc sống vô cùng nghèo khó nhưng ông không hề bi quan. Ông lánh xa các viên quan hưởng thụ trong nhung lụa, và an lạc với cuộc sống dù chỉ có một bộ quần áo vá, một bát cơm trống trơn, và thậm chí đôi lúc sống nhờ vào sự bố thí của người dân.

Ông chủ trương giác ngộ qua việc rời xa những phiền não thế tục và tuân theo quy luật tự nhiên của Đạo Pháp. Ông được coi là bậc chí nhân hàng đầu trong Đạo giáo cùng với Lão Tử.

Cuốn sách nổi tiếng mang tên Trang Tử

Vì Đạo sĩ không theo đuổi tiền tài danh vọng, và họ cũng không màng đến thế nhân, nên rất ít điều về cuộc đời của Trang Tử được người đời biết đến. Tuy nhiên, cuốn sách mang tên ông, “Trang Tử” (hay còn gọi là “Nam Hoa Kinh”), đã được người dân qua nhiều thế hệ ngưỡng mộ rộng khắp, và đây là nguồn cảm hứng cho hàng nghìn tác phẩm nghiên cứu và diễn giải về sau.

Trang Tử được coi là người có trí tưởng tượng phong phú và đầy tài hoa, ông sử dụng rất nhiều phép ẩn dụ và thủ pháp châm biến hài hước trong tác phẩm của ông. Ông tin rằng thiên nhiên nên được gìn giữ bảo tồn, và con người nên tìm cách sống hòa hợp với môi trường tự nhiên.

Trang Tử: Bậc chí nhân hàng đầu của Đạo giáo. Ảnh 2
(Ảnh: Blogspot.com)

Cuốn “Trang Tử” có sức thu hút với nhiều người từ các tầng lớp xã hội khác nhau, và triết lý của tác giả đã tạo nên ảnh hưởng sâu sắc đối với cuộc sống thường nhật của người dân. Cuốn sách đã được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ trên toàn thế giới.

Trong cuốn “Trang Tử,” ông đã phản ánh mặt trái của cái gọi là nền văn minh và bày tỏ nguyện vọng tìm kiếm tự do tâm linh. Triết lý này về sau đã được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn thơ và nghệ thuật dân gian. Ông chủ trương hướng đến trạng thái tự do thoát khỏi ràng buộc thế tục, và lên án mạnh mẽ những người chỉ biết dành cả cuộc đời để theo đuổi hư vinh và lợi ích vật chất.

Trang Tử tin rằng trạng thái tuyệt vời nhất trong xã hội là có thể “làm mà không làm, quản mà không quản (vô vi)”. Điều này tạo ra các hành động rất hoàn hảo bởi tất cả mọi thứ đều thuận theo quá trình phát triển tự nhiên của nó, và không có vết tích hiện hữu của tác giả; cũng như hoàn toàn phù hợp với bản chất nguyên thủy của thế giới, hay còn gọi là Đạo.

Do vậy, trong một xã hội, người thống trị nên cai quản mà không nên chủ ý can thiệp. Khi không có áp lực từ người thống trị, tất cả mọi người sẽ thuận theo bản chất tự nhiên gắn liền với tự do tâm linh của anh ta và xã hội vì thế sẽ được vận hành một cách hài hòa.

Khác với Khổng Giáo với sự nhấn mạnh vào tính tổ chức, vốn quan tâm đến trách nhiệm xã hội của những môn đồ, triết lý của Trang Tử tập trung nhiều hơn vào cuộc sống riêng tư và trí tuệ tâm linh của mỗi cá nhân. Về sau, rất nhiều học giả Trung Quốc đã quay sang triết lý của ông trong thời loạn lạc khi xảy ra biến cố thay đổi triều đại.

Theo ĐKN

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?