“Mưa đá hình virus” ứng nghiệm dị tượng thứ 7 trong 10 tai họa được Kinh Thánh nhắc đến
Trong dịp Tết Đoan Ngọ mới đây, người dân Bắc Kinh ồ ạt chia sẻ những bức ảnh mưa đá trên mạng, cũng không ngừng thốt lên kinh ngạc khi bắt gặp những hạt mưa đá có hình dạng hệt như virus. Cơn mưa cũng rơi đúng vào thời điểm Bắc Kinh bùng phát dịch Vũ Hán, khiến nhiều người lo lắng liệu đây có phải là điềm báo không?
Đúng vào chiều Tết Đoan Ngọ (tức 25/06), Bắc Kinh bất ngờ hứng chịu một trận mưa đá, mưa đá không chỉ lớn như quả trứng gà, mà hình dáng của nó thậm chí còn giống như hình virus Vũ Hán.
Từ khoảng 3 giờ chiều 25/6, Môn Đầu Câu, Xương Bình, Diên Khánh và một số khu vực khác ở Bắc Kinh đã xảy ra mưa đá kèm theo sấm sét. Mưa đá to như quả trứng và một số có hình dạng gai góc y như hình dạng virus. Trận mưa đá trên lại xảy ra đúng vào thời điểm bùng phát dịch Vũ Hán ở Bắc Kinh, sự ‘trùng hợp’ này khiến nhiều người không khỏi suy ngẫm.
#Hailstorm in #Beijing on the Dragon Boat Festival(today), shaped like #CCPvirus. #端午节 #北京 下 #冰雹 形状酷似 #中共病毒 pic.twitter.com/HHpv2QtJJ8
— Jennifer Zeng 曾錚 (@jenniferatntd) June 25, 2020
Ngoài ra, trận mưa đá lại xảy ra đúng vào dịp tết Đoan Ngọ, tức mùng 05/05 âm Lịch. Theo văn hóa dân gian Trung Quốc, tháng 5 âm lịch được coi là ‘tháng cửu độc’, còn ngày Tết Đoan ngọ được biết đến là ngày đầu tiên trong ‘cửu độc’. Vào ngày này, mọi người thường treo cây ngải, đeo túi hương và uống rượu Hùng Hoàng để đuổi tà và tránh độc.
Mưa đá chính là thảm họa thứ 7 trong 10 tai họa được ghi chép trong Kinh Thánh
Theo Breaking Israel News, sự trùng hợp là mưa đá chính là tai họa thứ 7 trong mười tai họa được ghi chép trong sách ‘Xuất hành’ của Kinh Thánh Cựu Ước. Thảm họa trên còn đi liền với các yếu tố đối nghịch, trong đó ‘sét tượng trưng cho lửa, còn mưa đá tượng trưng cho nước’.
Kinh thánh Do Thái còn đưa ra những giải thích xác đáng tại sao thảm họa mưa đá kết hợp băng và lửa xuất hiện trong thời đại hỗn loạn mà con người đang sống hiện tại.
Kinh thánh Do Thái viết: “Mưa đá chứa lửa và băng, nhưng lửa lại không làm băng tan, nước cũng không dập tắt lửa. Chúng có thể cùng tồn tại một cách hòa hợp để thực hiện ý chỉ của Đấng Sáng Tạo”.
Ngoài thảm họa mưa đá, mười thảm họa khác là: Nước biến thành máu, nạn ếch nhái lan tràn, muỗi bay tràn ngập, nạn ruồi nhặng, các bệnh dịch gia súc, ung nhọt, mưa đá, nạn châu chấu, ngày tối tăm, cái chết của đứa con đầu lòng. Mà các thảm họa như dịch bệnh gia súc và châu chấu cũng đang lần lượt xảy ra ở Trung Quốc và những nơi khác.
Kinh Thánh có ghi chép sự trút giận của Đấng Sáng Tạo lên Trung Quốc
Người Do Thái cũng tin rằng mười tai họa mà Đấng Sáng Tạo đã giáng hạ xuống Ai Cập sẽ xuất hiện trở lại trong thời khắc cứu chuộc cuối cùng, thậm chí nó còn kinh khủng hơn.
Về vấn đề này, Giáo sĩ và học giả Tây Ban Nha thế kỷ 13 là Bahya ben Asher từng giải thích: “Ở Ai Cập, Đấng Sáng Tạo chỉ dùng một phần quyền lực của mình. Khi thời điểm cứu chuộc cuối cùng đến, Ngài sẽ triển hiện thần lực lớn hơn nhiều”.
Giáo sĩ Yosef Pinto, hiện đang sống ở Morocco cho biết, vào tháng 2 năm nay ông dự đoán dịch Vũ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc sẽ phát biến thành một thảm họa toàn cầu, có quy mô tương đương với vụ thảm sát người Do Thái của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Và bệnh dịch này đã được dự đoán từ lâu trong Kinh thánh.
Còn các dự ngôn về bệnh dịch trong Kinh Thánh đến từ đâu? Giáo sĩ Pinto chỉ ra rằng, chương 30 của sách Ezekiel trong Kinh Cựu Ước của Kinh Thánh Do Thái đã viết rằng Thần Linh đã hứa “Ta sẽ trút giận lên Trung Quốc (Sin)”, trong tiếng Do Thái hiện đại, Sin có nghĩa là Trung Quốc.
Lương Phong(t/h)