Học giả: Đại hội đại biểu Nhân dân không phải là đại biểu của người Trung Quốc
Trong khi “Lưỡng hội” (2 cuộc họp thường niên của ĐCSTQ) sắp diễn ra thì gần đây ở trên mạng đã xuất hiện một bức thư ngỏ của Trương Tuyết Trung – cựu giáo sư tại Đại học Khoa học Chính trị và Pháp luật Hoa Đông, ông đã chỉ ra cái “vòng luẩn quẩn” trong Hiến pháp của ĐCSTQ.
Bức thư ngỏ đã nói thẳng, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không phải là đại biểu cho nhân dân Trung Quốc, cũng không phải là một cơ quan đại diện hợp pháp. Hiến pháp hiện hành của Trung Quốc do “Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc” lập ra là một bộ Hiến pháp giả, Trung Quốc cần một hệ thống chính trị bao gồm các nguyên tắc chính trị như chủ quyền quốc gia, tự trị xã hội, cạnh tranh của các Đảng chính trị, phân quyền, độc lập Tư pháp, tự do báo chí…
Trương Tuyết Trung là một học giả pháp luật và tiến sĩ luật nổi tiếng ở Trung Quốc, ông công khai phản đối chế độ độc đảng chuyên chính. Ông đã ủng hộ cuộc vận động chống “tẩy não” của Hồng Kông năm 2012, cùng năm đó ông đã dùng tên thật ở trên Weibo để rút khỏi ĐCSTQ.
Năm 2013, ông bị đình chỉ và sa thải khỏi Đại học Khoa học Chính trị và Pháp luật Hoa Đông khi đăng trên mạng một bài viết với tiêu đề “Nguyên nhân và nguy hiểm của việc phản đối Hiến pháp năm 2013”; năm 2019 ông bị thu hồi bằng luật sư.
Gần đây, bức thư ngỏ này của ông đã gây xôn xao dư luận trên mạng. Một số cư dân mạng đã bình luận trên Twitter, “Tổng kết một chút: Hiến pháp Trung Quốc (ĐCSTQ) là Hiến pháp giả. Mục đích của ĐCSTQ để viết hiến pháp là: (1) Lừa dối người dân thường; (2) Lừa dối quốc gia có Hiến pháp thực sự. ĐCSTQ sử dụng Hiến pháp giả để trị quốc, nói tắt lại thì là lấy ‘giả trị quốc’”; “nói thẳng ra là nên lật đổ ĐCSTQ”.
Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn Quốc ĐCSTQ chỉ là một bộ máy “giơ tay”
Trương Tuyết Trung tuyên bố trong bức thư ngỏ rằng, “các đại biểu Nhân dân toàn quốc cũng không phải là do nhân dân Trung Quốc tự do chọn ra, các Đại biểu cũng không phải là trải qua tuyển cử công bằng mà có được. Trên thực tế, nước ta không có tuyển cử. Trong những năm qua, mọi người chưa bao giờ thấy các đại biểu Nhân dân tranh luận về các vấn đề chính sách”. Trong cuộc họp “Họ giống như là một cỗ máy chỉ biết giơ tay, họ không giống như một đại biểu nghiêm túc và làm hết phận sự”.
Có một cái “vòng luẩn quẩn vô lý” của Đại hội đại biểu Nhân dân ĐCSTQ – việc thành lập và hoạt động của Đại hội đại biểu Nhân dân ĐCSTQ phải được Hiến pháp quy định, nhưng nó cũng là người tạo ra Hiến pháp và có thể tự mình xây dựng và sửa đổi Hiến pháp. “Cũng giống như là vừa đá bóng vừa thổi còi”.
Bởi vậy sinh ra “Hiến pháp ĐCSTQ” cũng thật lố bịch và mâu thuẫn – nói rằng “tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”, nhưng nó cũng quy định vị trí lãnh đạo vĩnh cửu của một Đảng chính trị (ĐCSTQ). Nếu tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, thì nhân dân không có nghĩa vụ chấp thuận sự lãnh đạo của một đảng chính trị, và nếu nhân dân phải chấp nhận sự lãnh đạo của một đảng chính trị thì không thể nói rằng tất cả quyền lực thuộc về nhân dân được.
Ví dụ, ở Liên Xô cũ và hiện tại là Triều Tiên, một Đảng chính trị đã lũng đoạn toàn bộ quyền lực chính trị, mang cái “Hiến pháp” thể hiện ý chí của Đảng áp đặt vào đất nước, cũng trong “Hiến pháp” đã quy định địa vị nắm quyền vĩnh cửu của nó. Về mặt “Hiến pháp học” mà nói thì đây có thể coi là “Hiến pháp giả”, bọn họ chỉ là muốn che giấu đi chế độ độc tài không phù hợp với Hiến pháp hiện đại thông qua thuật ngữ “Hiến pháp” mà thôi.
“Hiến pháp ĐCSTQ” hiện tại của Trung Quốc là Hiến pháp giả, không bao hàm trình tự tham gia của quốc gia, không thể hiện ý chính trị của toàn thể người dân, chỉ là thể hiện ý chí của một Đảng chính trị nào đó.
Phán quyết của Đảng này sau khi xây dựng “Hiến pháp” thực ra không căn cứ vào “Hiến pháp”, mà chỉ căn cứ vào việc sử dụng vũ lực, một “Hiến pháp” như vậy sẽ chỉ là đối tượng bị lợi dụng, xem nhẹ, khinh miệt và thay đổi tùy tiện theo những người có quyền lực.
Người dân Trung Quốc không có quyền lợi và sự bảo đảm
Bài viết nói rằng, một quốc gia không thể dùng một bộ Hiến pháp giả để hiện đại hóa thể chế chính trị và quản lý xã hội. Ở Trung Quốc, người dân không chỉ bị tước quyền lợi tham gia chính trị, họ không thể tự do bầu ra các quan chức chính quyền các cấp, họ còn thiếu sự bảo đảm dân sinh, quyền sở hữu tài sản, quyền cá nhân và quản lý xã hội là vô cùng lạc hậu.
Ví dụ, sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, cách làm phổ biến của rất nhiều chính phủ do dân bầu ra là hỗ trợ tiền cho người dân để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, chính phủ ĐCSTQ suốt ngày hô lớn “chấp chính vì nhân dân” nhưng lại không muốn làm như vậy. Tại sao lại như thế? Bởi vì các quan chức chính quyền các cấp không phải là do người dân bầu ra.
Ngoài ra, chính phủ che giấu người dân trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, chèn ép những người tiết lộ tin tức, không có điều tra và báo cáo độc lập, cho thấy sự đàn áp xã hội của chính phủ nghiêm khắc và độc đoán như thế nào. “Thái độ bàng quan đối với sinh mệnh của người dân nước mình như thế này, có thể nói là hiếm có trên đời!”.
Sau khi phong tỏa thành phố Vũ Hán, một lượng lớn người nghi ngờ mắc bệnh đã không được xét nghiệm và cách ly. Một lượng lớn người nhiễm bệnh không thể được điều trị kịp thời và nhân viên y tế ở tuyến đầu không thể có được sự hỗ trợ hậu cần tối thiểu, các nơi đều xuất hiện hiện tượng bòn rút vật tư và vi phạm nhân quyền. Tất cả những điều này cho thấy rằng “Bảy thập kỷ qua là một thất bại hoàn toàn cả về xây dựng quốc gia và quản lý xã hội”.
Ngoài dịch bệnh, còn xuất hiện việc chính quyền cưỡng chế dỡ bỏ nhà ở hợp pháp của người dân, tự ý biển thủ tài sản hợp pháp của doanh nghiệp, thậm chí cưỡng chế và tàn phá những phần mộ tổ tiên của người dân, dỡ bỏ thập tự giá của những nhà thờ được xây dựng một cách hợp pháp, hạn chế tự do ngôn luận, luật sư không có cách nào biện hộ một cách bình thường trong một số vụ án v.v.
Ở Trung Quốc, thu nhập tài chính được ưu tiên để làm thỏa mãn các quan chức và bị họ đưa vào túi riêng bằng nhiều cách khác nhau. Toàn bộ bộ máy quan liêu và công chức giống như những con quái vật nuốt chửng tài sản xã hội mà không có điểm dừng.
Các quan chức chính phủ tham nhũng rất phổ biến, Tư pháp công bằng nói chung là ít ỏi, môi trường tự nhiên chuyển biến xấu đi, tai nạn an toàn thực phẩm, thuốc men và vắc-xin xảy ra liên tục, giá cả tăng quá nhanh so với thu nhập của người dân, lĩnh vực an sinh xã hội đã trở nên khó khăn và hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn. Công ăn việc làm của cư dân thành thị và nông thôn ngày càng khó khăn. Nguyên nhân căn bản của cuộc khủng hoảng này chính là thể chế chính trị bị một số ít người lũng đoạn.
Minh Huy (Theo Epoch Times)