Bác sỹ Hồ Nãi Văn chia sẻ bí quyết nuôi dưỡng một lá phổi khoẻ mạnh
Tục ngữ nói người già phổi tất suy, dưỡng phổi thật tốt là mấu chốt trường thọ.
Phổi là cơ quan mỏng manh nhất
Theo đông y, tạng phế (phổi) non nớt và dễ bị tổn thương nhất trong cơ thể. So với các tạng phủ khác, vị trí của phổi ở trên cao, làm chủ bì mao (da, lông), có liên hệ với mũi, thông qua mũi mà tiếp xúc trực tiếp với khí hậu và môi trường bên ngoài.
Ngoài ra, tạng phế không ưa khô cũng không chịu ẩm, nóng quá hoặc lạnh quá đều dễ sinh bệnh.
Phổi cũng là một bộ máy thanh lọc không khí bên ngoài, những thứ dơ bẩn khi xâm nhập vào trong đều sẽ bị nó bài trừ. Ví dụ như vi khuẩn, virút, bụi bẩn v..v, khi vừa vào sẽ bị phổi đẩy đi, do đó khi môi trường không sạch sẽ, chúng ta thường hắt xì.
Giả sử hắt hơi vẫn không bài trừ hết được, thì những tạp chất này sẽ đi vào khí quản và cơ thể sẽ sinh ra phản ứng ho để tiếp tục bài trừ.
Nhưng nếu ho vẫn không thể dọn dẹp hết, thì cơ thể lại tiếp tục hắt hơi mạnh hơn nữa để bài trừ. Lúc này, đờm cũng đóng một vai trò rất quan trọng, khi phổi và đường hô hấp có chất ô nhiễm, niêm mạc sẽ sản sinh ra chất nhầy để đưa các chất dơ bẩn ra ngoài cơ thể, hình thành nên đờm.
Do vậy, những triệu chứng hắt xì, ho, có đờm đều là những phản ứng có lợi cho cơ thể.
Ăn đúng thực phẩm nuôi dưỡng phổi
Phổi là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể đối trước môi trường khắc nghiệt bên ngoài, muốn chăm sóc tốt cho lá phổi khỏe mạnh thì ăn đúng thực phẩm là điều rất then chốt.
1. Nước gạo đậm đặc có thể phòng ngừa ho, cảm sốt
Dùng gạo trắng để nấu ra nước gạo đậm đặc, sẽ rất có ích đối với lá phổi. Nước gạo đậm đặc có thể giảm cơn khát, giữ ấm cho phổi, ngăn ngừa ho và cảm sốt.
2. Canh bách hợp ngân nhĩ cũng rất hiệu quả trong việc giữ ấm cho phổi
Nguyên liệu:
1 lạng hạt sen, nửa lạng bách hợp, 1 chùm ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), đường phèn phù hợp.
Cách làm rất đơn giản, trước tiên dùng nước rửa sạch các nguyên liệu và ngâm nước cho mềm, sau đó bỏ vào nồi, cho vào lượng nước vừa đủ để nấu, tiếp đó thì điều chỉnh lượng đường phèn cho phù hợp.
Những nguyên liệu này đều là những loại thực phẩm màu trắng, hiệu quả rất tốt trong việc bảo vệ cho phổi, ngăn ngừa cảm sốt. Trong lúc nấu canh, thời gian cần phải lâu một chút, cho lớp nhờn của bạch mộc nhĩ trắng vào trong canh để vị của canh càng dính mịn hơn, như vậy thì tác dụng của nó đủ để làm ấm phổi.
3. Củ sen có thể trị phổi nóng
Củ sen vốn có hiệu quả trong việc làm mát phổi, hơn nữa đốt của củ sen là bộ phận mát nhất. Khi chúng ta bị chảy máu mũi, có thể ăn củ sen để điều dưỡng lại bộ phận của phổi.
4. Quả lê chưng đường phèn là cách tốt để trị ho
Lê là loại quả tốt để trị ho. Muốn làm lê chưng đường phèn, đầu tiên phải cắt đôi quả lê ra,vứt hết hạt, thêm ít đường phèn, xuyên bối, hạnh nhân, sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nồi và chưng cách thuỷ từ 4 đến 5 phút, đợi đường phèn tan ra và lê đã chín thì có thể dùng.
Đường phèn có tác dụng trị đờm bổ phổi, thêm xuyên bối và hạnh nhân, hiệu quả trị đờm sẽ càng tốt hơn.
Ngoài ra, món ăn này còn giúp ích rất nhiều cho việc trị ho, hết đờm sẽ hết ho.
Bấm huyệt để tăng cường chức năng của lá phổi, bảo vệ phổi khỏi các nhân tố gây bệnh gây bệnh bên ngoài
Để bảo vệ nuôi dưỡng phổi, chúng ta còn có thể thông qua cách bấm 2 huyệt dưới đây:
Huyệt Thái uyên : Vị trí của huyệt Thái Uyên: huyệt nằm trên lằn chỉ ngang cổ tay, nơi chỗ lõm trên động mạch tay quay, dưới huyệt là rãnh mạch tay quay. Thường day bấm huyệt thái uyên là có thể bồi dưỡng phổi.
Huyệt xích trạch: Day ấn huyệt này có thể giúp cho phổi bớt nóng, và giảm ho.
Viên Minh – Chúc Di (Theo NTDTV)