Truyền thông Pháp: Đối mặt với khó khăn chồng chất, Tập Cận Bình còn có thể dựa vào ai?

23/04/20, 08:10 Trung Quốc
Vương Kỳ Sơn, cánh tay đắc lực của Tập Cận Bình trong quá khứ. (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tiếp tục lan rộng khiến những đấu đá nội bộ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) càng thêm gay cấn. Gần 2 tháng qua, 6 Thường ủy của ĐCSTQ đều im lặng một cách kỳ lạ, Tập Cận Bình còn có thể dựa vào ai khi phải đối mặt với khó khăn chồng chất như thế này?

Đối mặt với khó khăn chồng chất, Tập Cận Bình còn có thể dựa vào ai?. (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)

ĐCSTQ đứng trước 3 cuộc khủng hoảng nghiêm trọng

Một bài bình luận trên tờ “Le Monde” của Pháp cho biết, nhiều yếu tố cho thấy ĐCSTQ đang phải đối mặt với “khủng hoảng y tế”, “khủng hoảng ngoại giao” và “khủng hoảng kinh tế”. Ba cuộc khủng hoảng trầm trọng này đủ nghiêm trọng để gây ra căng thẳng chính trị trong nội bộ ĐCSTQ.

Chính quyền ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và mang đến cho thế giới một thảm họa chưa từng có, Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã yêu cầu truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ và đòi bồi thường. Cùng lúc đó, “ngoại giao khẩu trang” của ĐCSTQ cũng liên tục gặp khó khăn. Do chất lượng sản phẩm kém, Hà Lan, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh đã chỉ trích và trả lại các vật tư chống dịch bệnh y tế do ĐCSTQ bán.

Nhiều quốc gia, như Hoa Kỳ và Ấn Độ mãnh liệt yêu cầu ĐCSTQ chịu trách nhiệm vì giấu dịch. (Ảnh: Getty Images)

Có học giả biểu thị, ĐCSTQ hiện không chỉ đối mặt với liên quân 8 nước, mà còn có thể là liên quân 80 nước, hoặc nhiều hơn. Không chỉ các nước phương Tây, mà cả các đồng minh của ĐCSTQ giờ cũng dần trở mặt.

Ngoài cuộc khủng hoảng ngoại giao, cuộc khủng hoảng dịch bệnh vẫn còn nghiêm trọng. Báo cáo nghiên cứu mới nhất được công bố bởi một chuyên gia Hồng Kông trên tạp chí y khoa nổi tiếng “The Lancet” đã chỉ ra rằng, việc dỡ bỏ phong tỏa sớm của Trung Quốc có khả năng dẫn đến một đợt bùng phát thứ hai.

Suy thoái kinh tế, hàng trăm triệu người thất nghiệp

Dịch bệnh khiến nền kinh tế Trung Quốc bị đóng băng, nhiều doanh nghiệp trong nước mất đi đơn đặt hàng ở nước ngoài và buộc phải đóng cửa. Các ngành công nghiệp bán lẻ và dịch vụ vẫn còn rất tiêu điều, thông báo chuyển nhượng cửa hàng có thể thấy ở khắp mọi nơi.

Có số liệu cho thấy, trong quý đầu tiên, hơn 460.000 doanh nghiệp ở Trung Quốc đã đóng cửa, ngày càng nhiều nhà máy ngừng sản xuất, rất nhiều người thất nghiệp sau khi đi làm lại, gần đây hàng loạt người đã hồi hương tại nhà ga Quảng Châu.

Hội chợ việc làm tổ chức tại Đại học Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh qua trithucvn.net)

Theo tin chính thức, 5 triệu người đã mất việc kể từ đầu năm nay. Nhưng trên thực tế, chỉ riêng ngành dịch vụ đã mất đi 180 triệu việc làm. South China Morning Post dẫn lời các nhà kinh tế từ Upright Assets nói, dân số thất nghiệp tự nhiên của Trung Quốc có thể là hơn 200 triệu.

“Le Monde” nói, con số này là một mối đe dọa xã hội đáng kể đối với một quốc gia không có hệ thống bảo hiểm thất nghiệp. Một số người Đại lục biểu thị, làn sóng thất nghiệp sẽ khiến cuộc sống của nhiều người rơi vào đường cùng, gây ra bất ổn xã hội.

Khủng hoảng dịch bệnh dẫn đến chia rẽ trong ĐCSTQ

Tờ “Le Monde” đưa tin, trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, 6 Thường ủy của Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ đã im lặng một cách kỳ lạ. Một nhà ngoại giao phương Tây giải thích, ở quốc gia này, im lặng tức là không đồng ý. Mỗi khi Trung Quốc xảy ra khủng hoảng, trong ĐCSTQ đều có sự chia rẽ.

Sự chia rẽ về phương diện ngoại giao là diễn ra công khai. Chẳng hạn, ngày 12/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Triệu Lập Kiên tuyên bố: “Có thể Quân đội Hoa Kỳ đã mang virus tới Vũ Hán”. Vài ngày sau, Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, Thôi Thiên Khải biểu thị, đó là một lý luận “điên rồ”.

Về mặt phòng chống dịch bệnh, đường lối của các chuyên gia và chính phủ cũng không nhất trí. Ngày 8/4, Trương Văn Hoành, Tổ trưởng Tổ chuyên gia điều trị y tế ở Thượng Hải và là Trưởng Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Hoa Sơn thuộc Đại học Phúc Đán, đã thẳng thắn khi tiếp xúc với giới y tế Bangladesh qua Mạng Truyền hình Quốc tế Trung Quốc (CGTN), rằng tại sao bệnh nhân ở Vũ Hán lại nhiều như vậy, là vì chính sách cách ly tại nhà của Vũ Hán đã “thất bại”.

Ngày 2/4, đoàn thể do Vương Thần dẫn đầu cũng đã xuất bản một bài báo trên tờ The Lancet để quảng bá cho bệnh viện cabin, chỉ ra “nhiều nguyên nhân” cho sự thất bại của việc cách ly tại nhà, trong đó quan trọng nhất là cách ly tại nhà khiến cho người nhà bệnh nhân gặp nguy hiểm. 

Sau khi phong tỏa Vũ Hán, chính phủ không những không đưa ra các biện pháp hỗ trợ tương ứng mà còn che đậy dịch bệnh, khiến một số lượng lớn bệnh nhân không được chẩn đoán hay nhập viện điều trị. Chính quyền ép buộc bệnh nhân “cách ly tại nhà”, thậm chí phong tỏa hộ gia đình, phong tỏa cư xá, dẫn đến sự lây nhiễm trong gia đình, thậm chí cả nhà qua đời, gây ra một thảm kịch kinh hoàng.

Làn sóng “lật Tập” nối liền từng đợt

Việc xử lý dịch bệnh không đúng cách của ĐCSTQ đã gây ra nhiều bất mãn trong Đảng, làn sóng “lật Tập” trong ĐCSTQ nối liền từng đợt. Trên mạng lan truyền một bài viết của Nhậm Chí Cường, chỉ trích chính quyền ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và kiểm soát truyền thông khi dịch bệnh bùng phát, cuộc sống của người dân bị tổn hại bởi virus và thể chế ĐCSTQ.

Bài viết còn ám chỉ Tập Cận Bình là “một chú hề khăng khăng muốn trở thành hoàng đế sau khi cởi bỏ quần áo”.

Nhậm Chí Cường - một doanh nhân bất động sản nổi tiếng ở Trung Quốc đột nhiên mất tích sau khi chỉ trích Tập Cận Bình.
Nhậm Chí Cường – một doanh nhân bất động sản nổi tiếng ở Trung Quốc đột nhiên mất tích sau khi chỉ trích Tập Cận Bình. (Ảnh: Nytimes)

Ngay sau khi bài viết được đăng tải, Nhậm Chí Cường đã mất tích. Một ngày trước khi bỏ phong tỏa Vũ Hán, chính quyền tuyên bố Nhậm Chí Cường vi phạm kỷ luật và pháp luật, đang bị Ban Kỷ luật Thanh tra điều tra.

Hồng nhị đại Trần Bình sống ở Hồng Kông, đã đăng tải một bức thư ngỏ “thảo luận về việc đi hay ở của Tập Cận Bình”, vén lên một màn sóng to gió lớn. 

Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông gần đây, Trần Bình nói rằng bức thư ngỏ của Nhậm Chí Cường và “Thư đề nghị” mà ông chia sẻ đều đại biểu cho một loại dân ý, phản ánh những thay đổi trong tâm trí của mọi người.

Không ngừng có những tiếng kêu gọi ĐCSTQ xuống đài

Ở Trung Quốc, không ngừng có những tiếng kêu gọi ĐCSTQ hạ đài, Tập Cận Bình từ chức. Một công dân Vũ Hán tên Phương Bân đã đăng tải một video vào tháng 2, kêu gọi toàn dân chống lại chính sách tàn bạo của ĐCSTQ. Phương Bân sau đó đã bị bắt giữ.

Ngay sau đó, công dân Tứ Xuyên, Triệu Khải cũng đã công khai đăng tải đoạn video kêu gọi những người Trung Quốc, Đảng viên ĐCSTQ có lương tri hãy “giải tán Đảng Cộng sản”, chôn dịch bệnh tâm linh của chủ nghĩa Mác-Lênin xuống mồ.

Tiếp đó, Trương Văn Bân, một thanh niên từ Đại lục, đã phát hành một video công khai dưới sự kiểm duyệt chặt chẽ của ĐCSTQ, yêu cầu “ĐCSTQ hạ đài”, “Tập Cận Bình hạ đài”.

Đối mặt với làn sóng truy cứu trách nhiệm mãnh liệt trong nước và quốc tế, Tập Cận Bình còn có thể dựa vào ai? Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ngày 8/4, ông Tập tuyên bố rằng ông phải chuẩn bị sẵn sàng trong một khoảng thời gian dài để đáp ứng với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Có phân tích cho rằng, những lời ấy của Tập Cận Bình chính là những dự cảm không hay khá rõ ràng về tương lai của chính quyền ĐCSTQ.

Trên mạng gần đây còn lan truyên một bức thư ngỏ của một công dân Đại lục gửi cho con gái Tập Cận Bình. Trong thư biểu thị, chỉ khi giải tán ĐCSTQ, trả lại chính trị cho người dân, xin lỗi và bồi thường cho nhân dân thế giới, ông Tập mới có thể thoát khỏi tình trạng khó khăn và cứu vãn được Trung Quốc.

Gia Hưng (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp