Dân mạng lan truyền bài phát biểu của Tập Cận Bình về Nhậm Chí Cường và “thế lực phản Tập”

27/04/20, 16:12 Trung Quốc

Vài ngày trước, trên mạng xã hội lan truyền một bài phát biểu được cho là của ông Tập Cận Bình tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Ông Tập đã nhắc tới vụ án Nhậm Chí Cường, “thế lực phản Tập”, và vấn đề liên minh 80 quốc gia truy cứu trách nhiệm của Trung Quốc. 

Chú thích ảnh
Gần đây lan truyền trên mạng một bài phát biểu được cho là của ông Tập Cận Bình khi chủ trì cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị vào ngày 8/4 nói về thế lực “Phản Tập” và Nhậm Chí Cường . (Ảnh: Reuters)

Bài phát biểu này được cho là tóm tắt bài phát biểu của ông Tập Cận Bình khi chủ trì cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị vào ngày 8/4. Trong phần mở đầu, ông Tập nhắc đến sự lây lan của dịch bệnh trên toàn cầu, khiến liên minh 80 quốc gia chỉ trích chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và thừa nhận rằng hậu quả của dịch bệnh ngoài tầm kiểm soát ở Âu Mỹ chắc chắn sẽ tác động lại Trung Quốc.

Ông Tập cũng nói về cuộc đấu tranh nội bộ của ĐCSTQ. Ông nói: “Có nhóm phản Tập không? Có thể là có. Có ‘dịch bệnh phản Tập’ hay không? Tôi thấy là có”. Sau đó, ông Tập đe dọa: “Đối với ‘dịch bệnh phản Tập’ cũng phải tiến hành xét nghiệm và cách ly như virus”.

Trong bài phát biểu này, Tập Cận Bình đã sử dụng phép ví von tương tự để nhắc tới vụ việc của Nhậm Chí Cường. Ông Tập nói: “Phía sau Nhậm Chí Cường có người hay không? Chắc chắn là có. Người này là ai? Ban Kỷ Luật Thanh tra đang điều tra. Có thể tra ra, có thể không tra ra. Cũng có thể không công khai sau điều tra, cũng không công khai trong Đảng. Trời biết, hắn biết, tôi biết, còn có Nhậm Chí Cường biết”.

Tập Cận Bình còn nói, có một số việc được làm rõ sẽ không tốt cho mọi người, nhưng có một số việc phải làm rõ. “Phải xét nghiệm đối với những người từng có tiếp xúc với ông ta, xét nghiệm xem có bị lây nhiễm dịch bệnh phản Tập hay không”.

Bài phát biểu trên có thực sự đến từ chính Tập Cận Bình hay không, rất khó để có được xác nhận chính thức từ ĐCSTQ. Tuy nhiên, chỉ sau cuộc họp Ban Thường ủy vào ngày 8/4 không lâu, Thứ trưởng Bộ Công an Tôn Lực Quân đột nhiên bị cách chức vào ngày 19/4.

Nội dung bài phát biểu được đăng trên mạng từ hôm 08/04. (Ảnh qua NTDtv.com)

Ngoại giới phân tích, trường hợp của Tôn Lực Quân rất đáng kinh ngạc, ảnh hưởng của việc bắt giữ Tôn Lực Quân không kém gì việc bắt giữ Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu. Có thể thấy rằng mặc dù bài phát biểu của ông Tập chưa được ĐCSTQ công khai xác nhận chính thức, nhưng không có lửa thì sao có khói?

Nhiều người bình luận cho rằng, nội dung của bài phát biểu trên đã tiết lộ “sát khí”, hơn nữa sự kiện “ngã ngựa” bất ngờ của Tôn Lực Quân dường như phát ra một tín hiệu đấu đá nội bộ mãnh liệt. Cường độ thanh trừng và đả kích “nhóm chống Tập” có thể sẽ được tăng thêm, cuộc đấu tranh nội bộ của ĐCSTQ ắt phải dâng lên một trận gió tanh mưa máu. 

Dưới yêu sách của quốc tế, làn sóng “lật Tập” trong Đảng dâng cao

Cho đến nay, đại dịch virus Vũ Hán vẫn đang lan rộng khắp toàn cầu, các quốc gia trên thế giới đã có gần 3 triệu người nhiễm dịch và hơn 200 ngàn người tử vong. Các nguyên thủ và ngoại trưởng nhiều quốc gia châu Âu lần lượt chỉ trích ĐCSTQ che giấu dịch, lợi dụng tung tin đồn nhảm ở nước ngoài. Họ cũng cảnh cáo ĐCSTQ, rằng sau khi khủng hoảng dịch bệnh qua đi, họ phải trả lời tất cả các vấn đề như virus bùng phát như thế nào và bồi thường tổn thất cho các quốc gia.

Một tài khoản WeChat ở Đại lục cũng lan truyền một “Báo cáo nghiên cứu tính khả thi về yêu sách của lực lượng đồng minh 80 nước”, nói rằng vào năm Canh Tý 1890, Từ Hy Thái Hậu đã tuyên chiến với 11 nước, sau khi chiến bại đã ký “Nghị định thư Boxer” với 8 nước, giao ước bồi thường 450 vạn lượng bạc trắng. Liệu lịch sử Canh Tý sẽ tái diễn sau 120 năm? Báo cáo nghiên cứu dự đoán một cách bi quan rằng ít nhất 80 quốc gia đang chờ đợi để đòi bồi thường từ ĐCSTQ. 

Ông Tập Cận Bình (trái) và ông Giang Trạch Dân tại Đại hội 19 ĐCSTQ (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)
Liệu Tập Cận Bình có thể thuận theo ý trời và lòng dân để bỏ Đảng, bắt Giang hay không?Điều đó có thể là kiếp sinh tử của Tập Cận Bình (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)

Trước làn sóng các quốc gia trên toàn thế giới yêu cầu truy cứu trách nhiệm và đòi ĐCSTQ bồi thường, làn sóng “lật Tập” trong ĐCSTQ cũng đang nối liền từng đợt.

Vào ngày 6/3, ông trùm bất động sản Trung Quốc Nhậm Chí Cường đã đăng bài công kích chính quyền ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và gây ra một thảm họa lớn, cũng ẩn dụ Tập là “một thằng hề khăng khăng muốn làm hoàng đế sau khi lột sạch quần áo”. Hiện tại, Nhậm Chí Cường đã bị lập án thẩm tra.

Ngày 22/3, Hồng nhị đại ĐCSTQ, Chủ tịch Tập đoàn truyền hình Ánh Dương, Trần Bình cũng đã trích đăng một “Thư kiến nghị”, kêu gọi tổ chức khẩn cấp một cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị Trung ương, thảo luận về vấn đề đi hay ở của Tập Cận Bình.

Ngày 11/4, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Vision Times, Trần Bình đã nói về bối cảnh của “Thư kiến nghị” này, ông nói, tầng lớp tinh anh, giai cấp có quyền, có tiền, có địa vị trong xã hội Trung Quốc đều lo lắng xã hội sắp đại loạn, hy vọng cải cách hòa bình.

Kyle Bass, ông trùm Quỹ phòng hộ nổi tiếng ở Mỹ, cũng tweet tiết lộ: “Tổng bí thư Tập đang gặp rắc rối ở Trung Quốc. Theo tin tức nội bộ của tôi, giới tinh anh trong Đảng muốn Tập Cận Bình rời đi, giới tinh anh ở Quảng Đông (Gia tộc của chú Đặng) đang bắt đầu xúi giục cải cách, phản đối ‘Hoàng đế trọn đời'”. Gia tộc chú Đặng ở đây chính là nói đến gia tộc Đặng Tiểu Bình. 

Không ít quan điểm cho rằng, việc “lật Tập” thực sự liên quan đến cuộc đấu tranh nội bộ của ĐCSTQ, ngay cả khi Tập Cận Bình từ chức thì cũng không thể giải quyết được vấn đề căn bản, mà nhất định phải giải thể ĐCSTQ, Trung Quốc mới có lối ra. Bởi vì thể chế độc đoán mới là căn nguyên của mọi vấn đề.

Bình luận viên chính trị đương thời Lý Thiên Tiếu đã đăng tải một bài báo nói rằng, bây giờ là lúc đại ôn dịch, thời điểm “Trời diệt Trung Cộng” đang đến. Nếu như Tập Cận Bình không lợi dụng vị trí cao hiện có trong đảng để giải thể ĐCSTQ, thì mọi tội ác của ĐCSTQ trong lịch sử sẽ do một mình ông Tập gánh chịu.

“Là một người cầm quyền tối cao, Tập Cận Bình có thể đại diện cho dân ý bỏ Đảng bắt Giang (Giang Trạch Dân). Nhưng nếu Tập Cận Bình khư khư cố chấp, thì sẽ đẩy mình và vô số người dân vào vực sâu. Ý nghĩ sai lầm này là kiếp sinh tử của Tập Cận Bình”.

Lý Thiên Tiếu nói, cơ hội của Tập Cận Bình rất hạn chế, nếu Tập Cận Bình không làm, sẽ có những người khác ra làm, và Tập sẽ mất cơ hội. Liệu Tập có đủ khôn ngoan hay không phụ thuộc vào việc ông có thể đập nồi dìm thuyền vào phút cuối, bỏ Đảng bắt Giang hay không.

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi