Suy ngẫm về “Cuộc chiến thành Troy”: Con người đang “thường nhân hóa” các vị Thần?

28/03/20, 10:04 Góc Nhìn
Con ngựa gỗ trong huyền thoại thành Troy
Con ngựa gỗ trong huyền thoại thành Troy. (Ảnh: Genius)

Người phương Tây đều biết đến câu chuyện về cuộc chiến thành Troy, cuộc chiến mà theo Thần thoại Hy Lạp thì là bắt nguồn từ “mâu thuẫn” giữa các vị Thần. Tuy nhiên, nếu tỉnh táo một chút mà suy ngẫm, liệu các vị Thần có thể vì một quả táo mà gây ra cuộc chiến đẫm máu cho con người như vậy?

Con ngựa gỗ trong huyền thoại thành Troy
Con ngựa gỗ trong huyền thoại thành Troy. (Ảnh: Genius)

Chuyện kể rằng trong một buổi tiệc các vị Thần đều được mời tham dự, trừ Eris – nữ Thần Bất Hòa. Eris tức giận bèn thả một quả táo vào giữa bàn tiệc, trên đó có khắc dòng chữ “tặng người đẹp nhất”. Nữ Thần Trí Tuệ Athena và Nữ Thần Sắc Đẹp Aphrodite giành nhau quả táo, vì cả hai vị đều cho rằng mình là đẹp nhất.

Để công bằng, họ trao quyền quyết định cho Paris – hoàng tử của thành Troy. Cả hai vị Nữ Thần đều hứa sẽ ban cho Paris một đặc ân nếu chàng chọn mình. Athena hứa cho Paris trí tuệ, còn Aphrodite thì hứa sẽ cho Paris người con gái mà chàng muốn có. Cuối cùng, Paris trao quả táo cho Aphrodite. Và như đã hứa, Nữ Thần Sắc Đẹp ban cho Paris nàng Helen, người phụ nữ mà Paris luôn khao khát.

Nhưng chuyện lại không đơn giản như vậy, vì Helen vốn đã có chồng, chồng nàng là Menelaus – vua xứ Sparta. Dưới sự khống chế của Nữ Thần Aphrodite, Helen hoàn toàn mất kiểm soát, nàng yêu Paris một cách điên cuồng, nàng bỏ lại chồng con và cả đất nước để theo Paris về thành Troy. Quá tức giận vì bị mất vợ, Manelaus mang quân đội sang tuyên chiến với thành Troy. “Cuộc chiến thành Troy” đã bắt đầu như thế.

Cuộc chiến này mở đầu bằng việc hai người đàn ông giành một người phụ nữ, nhưng sau đó lại trở thành cuộc chiến giữa hai quân đội, hai đất nước. Cuộc chiến không chỉ là giữa người thường với người thường, mà rất nhiều các chiến binh, dũng sĩ cũng đã tham gia.

Cuộc chiến tạo nên uy danh cho các anh hùng nhưng cũng khiến máu chảy thành sông, xác chất thành núi, hệt như câu “nhất tướng công thành vạn cốt khô”. Thậm chí các vị Thần cũng chia thành hai “phe”. Thần Ánh Sáng Apollo, Nữ Thần Sắp Đẹp Aphrodite, và chồng của Bà, Thần Chiến Tranh Ares, ủng hộ cho thành Troy. Còn ủng hộ cho Menelaus có Nữ Thần Trí Tuệ Athena và Nữ Thần Hera – “mẫu hậu” của các vị Thần.

Helen đã từ bỏ Menelaus để trốn theo Paris
Helen đã từ bỏ Menelaus để trốn theo Paris. (Ảnh: Pinterest)

Sau 10 năm dai dẳng, cuộc chiến cuối cùng cũng đã kết thúc với sự thất bại của thành Troy. Tòa thành Troy nổi tiếng bất khả xâm phạm cuối cùng đã cháy thành tro, bị hủy diệt hoàn toàn. Menelaus cướp được nàng Helen về, nhưng nhận ra mình vẫn còn yêu nàng nên ông ta đã không giết nàng. Một số dũng sĩ vĩ đại trong trận chiến này, dù là thuộc phe nào, sau đó cũng đã được Thần Zeus ban cho một địa vị trên đỉnh Olympic.

Đó là những gì được kể trong Thần Thoại Hy Lạp. Thật ra người viết cảm thấy cuộc chiến này có nhiều điểm khá tương tự với “Phong Thần diễn nghĩa” của Trung Quốc. Trên bề mặt đều vì một người phụ nữ mà diễn ra chiến tranh, thành Troy là vì Helen còn Phong Thần là vì Đát Kỷ. Nguyên nhân sâu xa thì cùng bắt nguồn từ thế giới Thần, thành Troy là do mâu thuẫn giữa Athena và Aphrodite, còn Phong Thần là do mâu thuẫn giữa Xiển Giáo và Triệt Giáo.

Trong cuộc chiến thành Troy, không chỉ là người đánh người, mà các chiến binh bán Thần cũng đánh nhau, giữa các vị Thần cũng có giao tranh. Trong Phong Thần thì đầu tiên là các vị tướng đánh nhau, sau đó hai phe đều có cao nhân đạo sĩ tới giúp, sau cùng thì cả sư phụ thậm chí sư tổ của họ cũng tới.

Kết thúc chiến tranh, các chiến binh được Thần Zeus trao cho vinh dự ngồi chung với chư Thần trên đỉnh Olympic, có lẽ cũng không khác mấy so với việc Khương Tử Nha phong Thần cho các vị tướng.

Giờ chỉ nói về nguyên nhân của cuộc chiến thành Troy, người xem Thần Thoại Hy Lạp có lẽ thường mang theo một suy nghĩ: “Các vị Thần chẳng qua chỉ vì một quả táo mà cũng gây ra chiến tranh khiến bao nhiêu người chết”. Người viết muốn mổ xẻ vấn đề này, đương nhiên bằng cái nhìn của chính tác giả.

Chúng ta là con người, nhận thức vấn đề đương nhiên là rất “con người”, nghĩa là có ích kỷ và có tranh đấu, vô hình chung chúng ta đã “nhân hóa” các vị Thần, đã gán sự ích kỷ và tranh đấu của chúng ta lên các vị Thần.

Thần thoại tuy gọi là “thần thoại”, nhưng liên tục được viết lại bởi con người, mỗi lần viết lại mang theo quan niệm của một tác giả, nên càng ngày càng trở nên đậm chất “con người” hơn. Chính một số nhà nghiên cứu thần thoại cũng thừa nhận rằng “dưới ngòi bút của nhà văn nhà thơ, các vị Thần trở nên thô tục và trần trụi hơn”.

Với những người có đức tin mà nói, Thần là cao quý, vĩ đại, và không có “tính xấu” như con người. Thần không có tranh đấu, không có ích kỷ, sao có thể vì một quả táo mà đấu đá lẫn nhau đến nỗi dấy lên chiến tranh? Hẳn là bên trong còn có nhiều ẩn đố khác. Người viết không có tham vọng lý giải những ẩn đố đó, chỉ là nhìn vấn đề dưới một góc độ khác: tôn trọng các vị Thần hơn!

Trong cuộc chiến thành Troy, không chỉ là người đánh người, mà các chiến binh bán Thần cũng đánh nhau, giữa các vị Thần cũng có giao tranh.
Trong cuộc chiến thành Troy, không chỉ là người đánh người, mà các chiến binh bán Thần cũng đánh nhau, giữa các vị Thần cũng có giao tranh. (Ảnh: Pinterest)

Trong “Tam Quốc diễn nghĩa” có một câu: “Thế lớn trong thiên hạ cứ tan lâu thì sẽ hợp, hợp lâu thì sẽ tan”, nghĩa bề mặt chính là nói cuộc sống sẽ không mãi tốt đẹp, cứ hòa bình một thời gian dài thì ắt xuất hiện chiến tranh, và chiến tranh một thời gian thì ắt có ngày hòa bình. Chiến tranh và hòa bình như một chu kỳ, đan xen lẫn nhau, lặp đi lặp lại.

Từ phương diện nhân quả mà nói thì con người dễ bị ngủ quên trong hòa bình, càng hòa bình thì họ lại càng thừa cơ làm nhiều việc không tốt để trục lợi cho bản thân, chiến tranh chính là để họ hoàn trả những tội lỗi đó. Người phương Tây thời xưa, hễ có chiến tranh liền cho rằng “đây là sự trừng phạt của các vị Thần bởi con người quá ngu muội”, đại ý cũng tương tự như vậy.

Thành Troy kiên cố kia trước khi xảy ra chiến tranh là một nơi như thế nào? Nó là một pháo đài bất khả xâm phạm, phồn vinh và trù phú. Nhưng dân chúng nơi ấy vì quá giàu có nên trở nên trụy lạc và kiêu ngạo vô cùng, họ rất hung hăng và thô bạo, hứa không giữ lời, sống chỉ vì bản thân. Cũng tức là nói đạo đức của dân chúng thành Troy thật sự đã quá suy đồi. Phải chăng vì vậy mà các vị Thần đã giáng chiến tranh xuống thành Troy, hủy diệt thành Troy, như là một sự trừng phạt?

Vậy còn quả táo mà các vị Thần tranh giành? Cá nhân tác giả nghĩ quả táo ấy là sự lựa chọn cuối cùng mà Thần Zeus ban cho Paris, hoàng tử thành Troy. Nữ Thần Sắc Đẹp Aphrodite và Nữ Thần Trí Tuệ Athena đều hứa với Paris sẽ cho chàng những đặc ân nếu chàng đưa quả táo cho họ. Phải chăng đây chính là yêu cầu Paris lựa chọn: nữ sắc hay trí tuệ?

Paris đã chọn Aphrodite, bất chấp mọi luân thường đạo lý, miễn sao cướp được người phụ nữ mà mình muốn là thỏa mãn rồi! Kỳ thực Paris cũng chỉ vì dục vọng chứ không phải vì tình yêu chân chính. Ấy chẳng phải là sai càng thêm sai hay sao? Chính sự lựa chọn sai lầm của Paris đã mang đến sự hủy diệt cho thành Troy.

Đổi lại, giá như Paris chọn Athena, biết đâu chừng chàng sẽ được ban cho một trí tuệ to lớn đủ để chàng chấn hưng lại đạo đức cho dân chúng của thành Troy, đưa thành Troy thoát khỏi sự sa đọa? Nhưng Paris rốt cuộc đã không nhận ra ân huệ này.

Tuy vậy thành Troy cũng cần một khoảng thời gian dài để công phá, phải chăng cũng là vì Thần Zeus muốn mượn cuộc chiến này để đánh giá các chiến binh bán Thần, xem ai xứng đáng được trở thành Thần trên đỉnh Olympic?

Phải chăng đằng sau cái mà người ta gọi là “mâu thuẫn giữa các vị Thần” còn có ẩn ý như vậy, và thậm chí là còn nhiều nội hàm sâu hơn nữa?

Phải chăng là như vậy?

Thế Di

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?