Hành trình “đi mây về gió” trên những đám mây lạ
Hành trình “đi mây về gió” trong những đám mây lạ được sáng tạo qua ngôn ngữ nhiếp ảnh.
Nếu là fan của Tôn Ngộ Không, chắc hẳn bạn chẳng còn lạ lẫm gì với phép “cân đẩu vân” – cưỡi mây đi lên thiên đình của Tề Thiên Đại Thánh. Vậy bạn đã bao giờ tưởng tượng được về việc “đi mây về gió” thời hiện đại chưa?
Nhờ vào trí tưởng tượng, sự sáng tạo cùng các kỹ thuật cắt ghép ảnh, nhiếp ảnh gia Elio Pallard đã đưa hình ảnh những đám mây lạ vào trong hành trình xuất phát trên mặt đất của con người.
Trên những đám mây, đó có thể là hành trình đi trên sa mạc của đoàn khách lữ hành với lạc đà, là một cuộc chinh phục núi cao hay đơn thuần là một người trượt tuyết… Một sự chuyển đổi thú vị mang đến cảm giác khác lạ cho người xem: Liệu một ngày, chúng ta có dám mơ về việc được bước đi trên đám mây bồng bềnh, hay lướt gió trượt mây thoải mái như khi đi trên mặt đất?
Ở Trái đất, mây là khối các giọt nước ngưng tụ hay nước đá tinh thể “treo lơ lửng” trong tầng khí quyển ở phía trên Trái Đất.
Hơi nước ngưng tụ tạo thành các giọt nước nhỏ (khoảng 0,01 mm) hay tinh thể nước đá, cùng với hàng tỷ giọt nước hay tinh thể nước đá nhỏ khác tạo thành mây mà con người có thể nhìn thấy.
Khi đi qua các bước sóng ánh sáng, mây phản xạ các bước sóng tương đương nhau nên do vậy, mây có màu trắng.
Tuy nhiên, mây cũng có thể có màu xám hay đen nếu chúng quá dày hoặc quá đặc do ánh sáng không thể đi qua.
Mây tương đối nặng. Nước trong các đám mây có thể có khối lượng lên tới hàng triệu tấn.
Mây vàng cam, đỏ hay hồng xảy ra chủ yếu vào lúc bình minh hay hoàng hôn, và chúng là kết quả của sự tán xạ ánh sáng của khí quyển.
Nguồn tham khảo: MyModernMet/Elio Pallard/Flickr/Kenh14