Một giáo sư trẻ của VN giành được giải thưởng Toán học quốc tế danh giá

25/10/19, 14:26 Việt Nam

Mới đây vào ngày 23/10, Trung tâm Vật lý lý thuyết Quốc tế (ICTP) vừa công bố giải thưởng Mamanujian danh giá dành cho các nhà Toán học trẻ ở các nước đang phát triển năm 2019. Giáo sư Phạm Hoàng Hiệp của Viện Toán học Việt Nam là người vinh dự được nhận giải thưởng này.

Giáo sư Phạm Hoàng Hiệp, người được tổ chức  ICTP công bố giành được giải thưởng Mamanujian vào ngày 23/10/2019. (Ảnh qua Petroltimes)

Theo thông tin từ ICTP, giải thưởng Mamanujian là sự công nhận những đóng góp nổi bật của ông Phạm Hoàng Hiệp trong lĩnh vực giải tích phức, cụ thể là lý thuyết đa thế vị.

Chia sẻ về giải thưởng, Giáo sư Phạm Hoàng Hiệp cho biết: “Tôi tự hào và hạnh phúc khi được nhận giải thưởng Ramanujan. Đặc biệt sau khi xem bộ phim về Srinivasa Ramanujan – nhà Toán học người Ấn Độ có tên được đặt cho giải thưởng này, tôi rất ấn tượng trước cuộc đời và đóng góp to lớn của ông ấy cho Toán học”.

Tôi biết Toán đóng góp cho sự phát triển của giáo dục, khoa học thông qua việc giảng dạy kiến thức cơ bản và tư duy Toán học. Trong quá trình dạy học, tôi cố gắng chuẩn bị bài giảng tốt nhất có thể để giúp sinh viên hiểu các nguyên tắc và ứng dụng của ngành học này”. Giáo sư Phạm Hoàng Hiệp chia sẻ.

Giáo sư Phạm Hoàng Hiệp là cán bộ nghiên cứu đến từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ông đã giảng dạy và nghiên cứu tại Viện Toán Học Việt Nam và Đại học Sư phạm Hà Nội trong khoảng 15 năm nay. 

Ông được phong hàm giáo sư năm 2017, khi mới 36 tuổi và trở thành giáo sư trẻ nhất đất nước. Trước đó, ông Hiệp cũng đã trở thành phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam vào năm 2011, khi đó ông mới 29 tuổi.

Ngoài ra, ông còn là nhà toán học đầu tiên  trong nước Việt Nam có bài đăng trên tạp chí Acta Mathematica danh tiếng và vinh dự được nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho nhà khoa học trẻ…

Ramanujan là giải thưởng toán học danh giá dành cho các nhà toán học dưới 45 tuổi đến từ các nước đang phát triển trên thế giới và đã được trao hàng năm kể từ năm 2005.

Hội đồng giải thưởng là các nhà toán học danh tiếng trên thế giới do ICTP, Liên minh toán học quốc tế (IMU) cùng với Bộ Khoa học và Công nghệ của Chính phủ Ấn Độ (DST) chỉ định. Giải thưởng còn kèm với khoản tiền mặt trị giá 15.000 USD và người vinh dự đạt giải thưởng sẽ được mời đến trụ sở của ICTP (tại Italy) để nhận thưởng và thỉnh giảng.

Đến nay, Việt Nam có 3 nhà khoa học được tặng các giải thưởng của ICTP. Trước GS Phạm Hoàng Hiệp, vào năm 2018, GS Đàm Thanh Sơn (Đại Học Chicago, Mỹ), đã được trao tặng huy chương Dirac – giải thưởng danh giá dành cho các nhà khoa học có những đóng góp to lớn cho vật lý lý thuyết. PGS Lê Hồng Vân cũng đã đạt được giải thưởng từ ICTP vào năm 1991.

Thiện Thành (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?