Số phận của người sáng tác và phổ nhạc cho bài quốc ca của Trung Quốc

23/10/19, 07:21 Trung Quốc

Nhà thơ Điền Hán là người đã viết lời cho bài hát Nghĩa dũng quân tiến hành khúc, hiện là quốc ca của Trung Quốc, còn nghệ sĩ Niếp Nhĩ là người phổ nhạc. Cả hai đều có một kết cục không mấy tốt đẹp dù có công với đất nước.

Nghệ sĩ Niếp Nhĩ (trái) và nhà thơ Điền Hải (phải). (Ảnh: t/h)

Vào đầu năm 1935, Điền Hán viết lời cho bài hát chủ đề của bộ phim chống Nhật Phong vân nhi nữ. Trong đó, bài hát chủ đề của bộ phim là Nghĩa dũng quân tiến hành khúc, sau đó được Niếp Nhĩ phổ nhạc. 

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rất thích bài hát này, nên sau khi Đảng lên nắm quyền vào năm 1949, bài hát đã trở thành quốc ca của Trung Quốc. 

Nhà thơ Điền Hán sinh ra trong một gia đình nông dân ở Trường Sa, tỉnh Hồ Nam Trung Quốc vào năm 1898. Ông theo học tại Trường Sư phạm Trường Sa sau đó đến Nhật Bản học về giáo dục và kịch năm 19 tuổi. Sau khi trở về Trung Quốc vào năm 1925, ông bắt đầu làm phim.

Tháng 1/1931, Điền Hán trở thành thành viên điều hành của Liên minh kịch cánh tả Trung Quốc, một chi nhánh do ĐCSTQ kiểm soát. Năm 1932, ông gia nhập ĐCSTQ và tích cực tham gia vào giới văn học, nghệ thuật Thượng Hải.

Sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền vào năm 1949, Điền Hán đến Bắc Kinh và trở thành lãnh đạo kỳ cựu trong ngành công nghiệp kịch hý. Điền Hán thường ủng hộ những người bị dán nhãn là chống cộng hoặc chống chính phủ hay bị coi là ủng hộ phong trào tự chủ. Vì điều đó Điền Hán đã bị chỉ trích trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa và bị gắn mác là phần tử trí thức, tư sản, phản động.

Nhà thơ Điền Hán khi về già. (Ảnh qua 360doc.com)

Có lần khi Điền Hán đang dùng bữa trong một quán ăn thì phải khạc đờm vì có khúc xương kẹt trong cổ họng. Sau đó, ông đã nôn và những người giám sát ông nhìn thấy việc đó. Họ ép ông phải ăn những gì mình đã nôn ra. Đó là một sự sỉ nhục tồi tệ nhất. 

Không những thế, vì bị dán nhãn là phần tử trí thức phản động, đến con trai ông cũng công khai tố cáo ông và tuyên bố không có liên hệ gì với cha mình. 

Ngoài ra, lời bài hát Nghĩa dũng quân tiến hành khúc khi được chọn làm quốc ca cũng bị ĐCSTQ sửa đổi. Điều này càng gây ra sự thống khổ về tinh thần cho Điền Hán nhiều hơn.

Năm 1968, Điền Hán chết tại bệnh viện số 301 mà không có thành viên nào trong gia đình bên cạnh và cũng không có ai đến đưa tiễn. Từng là một nhà văn trẻ sáng dạ, tài năng, đầy triển vọng và giàu nghị lực, Điền Hán đã chết trong đau khổ và cô độc.

Không rơi vào hoàn cảnh bi thảm như nhà thơ Điền Hán, nhưng nghệ sĩ Niếp Nhĩ, người phổ nhạc cho bài quốc ca Trung Quốc đã phải kết thúc cuộc đời ở tuổi rất sớm. 

Nghệ sĩ Niếp Nhĩ khi ở Thượng Hải. (Ảnh qua Wikimedia )

Niếp Nhĩ sinh năm 1912 và là một trong những nhà văn, nhà soạn nhạc cánh tả tích cực vào những năm 1930. Ông yêu âm nhạc từ thời thơ ấu nhưng tâm hồn lại bị ảnh hưởng bởi những cuốn sách và những bài hát cách mạng ở trường trung học. 

Niếp Nhĩ đến Thượng Hải năm 1930 và nhanh chóng gia nhập liên minh chống đế quốc do Tổ chức ngầm Thượng Hải do ĐCSTQ lãnh đạo. Ông bắt đầu sáng tác cho các bộ phim cánh tả vào năm 1933 và gia nhập ĐCSTQ cùng năm đó.

Sau khi phổ nhạc cho bài Nghĩa dũng quân tiến hành khúc năm 1935, Niếp Nhĩ rời Trung Quốc qua Nhật Bản để đến Liên Xô. Vào tháng 7/1935, ở tuổi 23 tuổi, Niếp Nhĩ bị chết đuối khi đang bơi.

Thiên Hoa (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?