“Không có quốc khánh, chỉ có quốc thương”, biểu tình ở Hồng Kông nâng tầm cao mới

29/09/19, 09:48 Trung Quốc
Hôm 20/9, một nhóm sinh viên đại học đã giương cờ Mỹ trong một hoạt động nhằm kêu gọi chính phủ Mỹ ủng hộ nền dân chủ tại Hồng Kông.
Hôm 20/9, một nhóm sinh viên đại học đã giương cờ Mỹ trong một hoạt động nhằm kêu gọi chính phủ Mỹ ủng hộ nền dân chủ tại Hồng Kông. (Ảnh: Epoch Times)

Ngày 23/9, “Mặt trận nhân quyền nhân dân” Hồng Kông tuyên bố, ngày 28/9 tại công viên Thiêm Mã (Tamar Park) khu vực Kim Chung (Admiralty), sẽ cử hành hội nghị mít-tinh với chủ đề “phản kháng uy quyền, nghênh đón bình minh”, đồng thời vào ngày 1/10 sẽ có buổi diễu hành “nhân dân trở về” với khẩu hiệu “Không có Quốc khánh, chỉ có quốc thương” (không có ngày toàn quốc vui mừng, chỉ có ngày quốc gia thương vong).

28/9 cũng là ngày kỷ niệm 1 năm phong trào dù vàng bị trấn áp. Trước đó, ngày 26/9, buổi mít-tinh tại công viên Thiêm Mã được được phê duyệt và cảnh sát đã thông báo không phản đối phong trào, cuộc mít-tinh diễn ra từ 3h chiều đến 9h tối. Buổi diễu hành “quốc thương” nhân ngày 1/10 hiện chưa có kết quả.

Hôm 20/9, một nhóm sinh viên đại học đã giương cờ Mỹ trong một hoạt động nhằm kêu gọi chính phủ Mỹ ủng hộ nền dân chủ tại Hồng Kông.
Hôm 20/9, một nhóm sinh viên đại học đã giương cờ Mỹ trong một hoạt động nhằm kêu gọi chính phủ Mỹ ủng hộ nền dân chủ tại Hồng Kông. (Ảnh: Epoch Times)

Người kêu gọi cho hoạt động này, anh Sầm Tử Kiệt (Jimmy Sham) bày tỏ: “Một người chỉ cần truyền thông điệp ‘nguyện vinh quang cho Hồng Kông’ thì đều bị quốc gia bắt bớ. Cái ngày Quốc khánh đó, chúng tôi khó lòng mà vui mừng nổi. Kêu gọi mọi người nhất định phải xuống đường vào ngày 28/9 và ngày 1/10”. “Hồng Kông chưa có được một ngày tổng tuyển cử thật sự, thì phong trào đấu tranh vẫn sẽ nối tiếp hết làn sóng này đến làn sóng khác”.

Người dân nhiệt tình đáp lời: “Mong đợi được gặp bạn vào ngày 1/10 ở công viên”, “Khẩu hiệu này uy lực mạnh mẽ vô cùng! Nó không chỉ bày tỏ quan điểm về Trung Quốc, mà còn biểu đạt sự chán ghét đối với chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), không chữ nào nói đến ‘thổ cộng’, nhưng lại thẳng thắn đả kích tử huyệt ‘thổ cộng’ – Mặt nạ chủ nghĩa yêu nước”, “Năm yêu cầu chủ yếu, thiếu cái nào cũng không được”.

Giới quan sát nhận định, phong trào Hồng Kông không ngừng lên tầm cao mới, từ “sợi xích trói người” thành “con đường Hồng Kông” cho đến “đuổi Đảng Cộng sản”, “Trời diệt Trung Cộng”, “Không có Quốc khánh, chỉ có quốc thương”, các khẩu hiệu đều biểu đạt việc mong muốn thoát khỏi ĐCSTQ, đòi quyền tự do.

Jonathan Wong, một cư dân mạng nói: “Những lời nói dối cùng bạo lực tạo áp lực to lớn phủ trùm lên Hồng Kông, chúng ta giờ đang bên bờ vực, chỉ thêm một bước nữa là rơi xuống vực sâu. Giờ đây chỉ con hai lựa chọn: một là bị ép rơi xuống vực sâu, hai là tiến lên. Tôi đã chọn: Tiến lên!”.

Luật sư nhân quyền Đằng Bưu trao đổi với Epoch Times, cho rằng phong trào Hồng Kông bắt đầu từ tháng 6 cho tới nay, không ngừng có ý tưởng mới, đã cho thấy quyết tâm và dũng khí cực lớn của người Hồng Kông, càng gây thêm sự chú ý từ cộng đồng quốc tế, cũng như sự ủng hộ ngày càng tăng. Cho dù chính phủ ĐCSTQ dùng mọi phương kế tới dọa nạt khống chế, kể cả dùng phương thức bôi nhọ thanh danh, tin giả và sử dụng bạo lực, nhưng tất cả đều không chặn được phong trào biểu tình Hồng Kông, ngược lại còn kích phát hơn nữa ý chí phản kháng của người Hồng Kông trước chính quyền bạo ngược.

Đằng Bưu bày tỏ, ngày 1/10 cũng gần kề, 70 năm xây dựng chính quyền ĐCSTQ, thật sự đây là ngày “quốc thương”. Kể từ ngày 1/10/1949, ĐCSTQ biến Trung Quốc thành một quốc gia không có tự do, không có cả nhân quyền cơ bản. Đó là ngày đất nước Trung Quốc bị ĐCSTQ bắt giữ kìm hãm, thật sự là ngày quốc thương.

“ĐCSTQ hy vọng phong trào biểu tình ở Hồng Kông chấm dứt, nhưng trên thực tế là không thể. Bởi năm yêu cầu chính mà người Hồng Kông đặt ra thì chỉ có một yêu cầu được đáp ứng, bốn yêu cầu còn lại hầu như chưa đả động, hơn nữa chính quyền ĐCSTQ cũng không có ý định ngồi vào bàn đàm phán. Nên phong trào phản kháng tại Hồng Kông sẽ vẫn còn tiếp diễn”, ông Đằng nhận định.

Thủ đoạn chèn ép ĐCSTQ tại Hồng Kông thâm độc hơn sơ với sự kiện Lục Tứ (thảm sát Thiên An Môn năm 1964)

Người phụ trách tổ chức “Quyền lợi đầu tư của Thương nhân Hồng Kông” là Lục Vĩ Bình trong buổi phỏng vấn với Epoch Times, cho rằng ĐCSTQ hiện không dùng xe tăng, súng máy như sự kiện thảm sát ở Thiên An Môn nhưng thủ đoạn ra tay đối với thanh niên Hồng Kông thì tàn khốc và tàn nhẫn hơn.

Cảnh sát xã hội đen Hồng Kông có thể giả mạo người biểu tình trà trộn vào bên trong, tự sát, đánh người, giết người mà không cần đền mạng. “Vì sao chính quyền Hồng Kông không thành lập ủy ban điều tra độc lập? Là vì tấm màn đen này không thể để cho người khác biết”.

ĐCSTQ có rất nhiều phòng thí nghiệm giết người, nghiên cứu các cách khác nhau để giết người, nhưng lại không làm cho người khác nghi ngờ. (Ảnh: NEWSTAGE)
Cảnh sát xã hội đen Hồng Kông có thể giả mạo người biểu tình trà trộn vào bên trong, tự sát, đánh người, giết người mà không cần đền mạng. (Ảnh: NEWSTAGE)

Từ ngày bắt đầu phong trào biểu tình, Lục Vĩ Bình đã tận mắt chứng kiến một nhóm người đã qua huấn luyện đặc biệt, thân thủ nhanh nhẹn, đánh người không cần nói lý, đánh xong thì bỏ chạy, chỉ có nhóm sinh viên ở lại. “Đây là thủ đoạn ‘vu oan giá họa’ phiên bản từ đại lục”, bà Lục nói. 

“Người biểu tình thường không có xe đi lại, họ sẽ đón xe chở về nhà, hiện tại cảnh sát cũng giả mạo người lái xe rồi chở người biểu tình đi luôn. Về cơ bản là không thể nào phân biệt nổi, rõ là ‘thâm độc’ hơn so với sự kiện Lục Tứ”.

“Người bị đánh chết cũng không có pháp y giám định. Không có người nào trong 30 người ở trại giam Tân Ốc Lĩnh (San Uk Lang) dám lên tiếng, cuối cùng phải dùng tên giả để lên tiếng. Kiểu khủng bố nào khiến 30 người này không dám nói một câu nào?”. Bà nói: “Cảnh sát giờ hoàn toàn là lưu manh xã hội đen, đánh người chẳng phân biệt tốt xấu, Hồng Kông hiện tại bị khủng bố kinh khủng… Hơn ba tháng rồi, …..”

Bà Lục nhận định, chính bản thân bà cũng đã 2 tháng đứng ở tiền tuyến tham gia phong trào biểu tình, áp lực vô cùng lớn. Bởi khi chứng kiến những thanh niên bị cảnh sát hành hung, bà đã chẳng màng tới nguy hiểm chỉ nghĩ rằng cần phải bảo vệ các bạn trẻ nên xông lên phía trước. “Hiện tại mọi người đều có chung nhận thức rằng ngươi có giỏi thì cứ bắt, cứ đánh, không ai còn thấy sợ nữa. Phong trào càng về sau, mọi người nhận thấy những người này không thể làm càn nữa, không ai cảm thấy sợ nữa”.

Sự tự do của Hồng Kông có liên quan mật thiết đến sự thịnh vượng của người Trung Quốc Đại lục

Phong trào biểu tình tại Hồng Kông thật sự đã tạo nên ảnh hưởng sâu sắc đến Trung Quốc Đại lục. Một nhà hoạt động không tiện nêu tên nói với Epoch Times, thảm họa nhân quyền liên tiếp ở Trung Quốc Đại lục, nay lại chứng kiến chính quyền tàn bạo của ĐCSTQ mưu đồ tước đoạt quyền lợi cơ bản của người Hồng Kông, Mặt trận Dân quyền Nhân dân Hồng Kông khởi xướng khẩu hiệu diễu hành phản ánh đúng tình cảnh của cả người Đại lục lẫn người Hồng Kông, chính quyền tàn bạo giết người bừa bãi, người dân cả nước thương vong.

Ông nói, 70 năm qua, người Hồng Kông trước sau đều vô tư viện trợ nhân dân Đại lục, từng thu nạp lượng lớn người Đại lục chạy nạn, quyên góp ủng hộ cho sự nghiệp giáo dục cũng như thiên tai nhân họa ở Đại lục.

30 năm qua, người Hồng Kông chưa bao giờ ngưng tưởng niệm sự kiện Lục Tứ, sự kiện 709, Hiệp hội luật sư Hồng Kông và nhóm luật sư nhân quyền cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhóm nhân quyền ở Đại lục. Tất cả đều là nhờ vào nền dân chủ có thời hạn, quyền tự do báo chí và nền tư pháp độc lập dựa trên các giá trị phổ quát mà Hồng Kông vẫn gìn giữ cho đến ngày hôm nay. Những năm gần đây, sự tự trị và nhân quyền Hồng Kông liên tục gặp thách thức. 

Ông nói: “Một người tham gia phong trào vận động nhân quyền ở Trung Quốc Đại lục, liên tục bị Bộ Công an triệu tập, tra hỏi. Gần đây, ông nhiều lần bị cảnh báo vì công khai bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với phong trào chống luật dẫn độ ở Hồng Kông. Trong số những người ủng hộ Hồng Kông, nhiều người đã bị bắt hoặc mất tích. Tất cả điều này khiến tôi càng tin chắc rằng tự do của người dân Hồng Kông có liên quan mật thiết đến sự thịnh vượng của người dân Đại lục. Chỉ khi chính quyền tàn bạo rút lui trước tiếng nói của những người phản kháng, thì tự do và phẩm giá của người dân mới có thể được bảo toàn”.

Khải Hoàn (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi