Truyền thông Trung Quốc đã làm gì để khống chế tin tức về Hồng Kông?

20/09/19, 08:43 Trung Quốc
Phong trào biểu tình Hồng Kông cũng làm lộ rõ bản chất lưu manh xuyên suốt lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Phong trào biểu tình Hồng Kông cũng làm lộ rõ bản chất lưu manh xuyên suốt lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: )

Khi các cuộc biểu tình ở Hồng Kông ngày càng trở nên quyết liệt, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã chuyển từ im lặng sang đe dọa, bôi nhọ người biểu tình, đồng thời kích động chủ nghĩa dân tộc người dân trong nước. 

Biểu tình Hồng Kông đã trở thành tâm điểm chú ý của các phong trào dân chủ trên thế giới bởi rất nhiều lý do. Nhưng điểm cuốn hút nhất nằm ở chỗ: nó là một cuộc đối đầu kiểu “David và Goliath”. Một phong trào xã hội mạnh mẽ, với thành phần biểu tình là trí thức trẻ có văn hóa, lại có thể thai nghén và trưởng thành bên trong một quốc gia độc tài nhất thế giới.

Phong trào biểu tình Hồng Kông cũng làm lộ rõ bản chất lưu manh xuyên suốt lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Phong trào biểu tình Hồng Kông cũng làm lộ rõ bản chất lưu manh xuyên suốt lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: Twipu)

Phong trào ấy khiến chúng ta không khỏi khâm phục những con người trẻ tuổi, không vụ lợi, dám dấn thân vì nhân quyền, dám dũng cảm dẫn hướng tương lai của vùng đất Hồng Kông. Đồng thời, phong trào ấy cũng làm lộ rõ bản chất lưu manh xuyên suốt lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

1. Chính sách im lặng

Khi các cuộc biểu tình nổ ra hồi tháng Sáu nhằm phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Phản ứng đầu tiên của Trung Quốc là… không nói gì.

Kể từ đó, biểu tình Hồng Kông đã trở thành một phong trào rộng lớn hơn kêu gọi cải cách dân chủ và điều tra sự tàn bạo của cảnh sát. Nó đã trở thành một lời kêu gọi phản đối Trung Quốc và sự xâm lấn của Bắc Kinh.

Ngay cả khi các cuộc biểu tình quy mô lớn hàng trăm ngàn người gây chấn động thế giới vào ngày 9/6, truyền thông Trung Quốc vẫn im lặng. Khi nhiều tuần trôi qua và số người người biểu tình đã lên đến hai triệu vào lúc cao điểm hôm 16/6, Trung Quốc vẫn tắt tiếng. Điều này một phần là do công cụ truyền thống kiểm duyệt hoàn toàn.

Các bài đăng có chứa các cụm từ liên quan đến các cuộc biểu tình, bao gồm “Hồng Kông”, “Chính phủ Hồng Kông” và thậm chí các thuật ngữ cụ thể như “1,03 triệu” (số người biểu tình hôm 9/6), “Vịnh Causeway” và “Công viên Victoria” (các khu vực người biểu tình tụ tập) đã bị kiểm duyệt từ 9/6 trên trang Sina Weibo.

Truyền thông Trung Quốc thậm chí còn đi xa hơn khi nói rằng dự luật dẫn độ được đón nhận tích cực. Tân Hoa Xã tuyên bố dự luật dẫn độ “được ủng hộ bởi phần lớn dư luận”. Các bài báo bằng tiếng Anh nói có các cuộc biểu tình “quy mô nhỏ” nhưng rằng hàng trăm ngàn người “đã bày tỏ sự ủng hộ trong một chiến dịch ký tên trên toàn thành phố”.

Tuy nhiên, không có mạng xã hội tiếng Trung nào đề cập đến các cuộc biểu tình. Nhưng rõ ràng chính sách này đã không thực sự hiệu quả.

2. Trận chiến giữa ‘đặc vụ nước ngoài’ và ‘đất mẹ’

Sau đó vào ngày 15/6, dự luật dẫn độ đã bị chính phủ Hồng Kông đình chỉ – một chiến thắng rõ ràng cho những người biểu tình. Vào thời điểm đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ và bắt đầu đổ lỗi cho Hoa Kỳ.

Truyền thông chính thống nói vào 17/8 nhiều phụ huynh đã xuống đường “kêu gọi các chính trị gia Hoa Kỳ không can thiệp vào dự luật dẫn độ của Hồng Kông và các vấn đề nội bộ của Trung Quốc”.

Truyền thông nhà nước nói các cuộc biểu tình là của các phụ huynh Hong Kong chống lại sự can thiệp của Hoa Kỳ và ủng hộ lực lượng cảnh sát
Truyền thông nhà nước nói các cuộc biểu tình là của các phụ huynh Hong Kong chống lại sự can thiệp của Hoa Kỳ và ủng hộ lực lượng cảnh sát. (Ảnh: Getty Images)

Vài ngày sau đó, khi những người biểu tình làm mất mặt Văn phòng Liên lạc của Trung Quốc tại Hồng Kông, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của chính phủ, đã đăng một bài xã luận đầy tức giận trên trang nhất rằng “chính quyền trung ương sẽ không bị thách thức”.

Và đột nhiên, truyền thông nhà nước bắt đầu đưa tin về “những người biểu tình cực đoan, phá hủy các cơ sở, phá hoại quốc huy và vẽ graffiti xúc phạm đất nước và quốc gia”.

Chính sách kiểm duyệt đã dần trở thành một nỗ lực kiểm soát câu chuyện đang diễn ra ở Hồng Kông. Hơn 160.000 người dùng Weibo đã sử dụng hashtag #TheCentralAuthorityWillNotBeChallenged (Chính quyền trung ương sẽ không bị thách thức) – cỗ máy truyền thông của Trung Quốc đã đi vào hoạt động.

Trong nước và nước ngoài, truyền thông cũng bắt đầu lặp lại thông điệp “Hồng Kông là của Trung Quốc”, đặc biệt là để đáp lại những chỉ trích của các chính trị gia Anh về sự can thiệp của Trung Quốc vào các cuộc biểu tình ở Hồng Kông.

Trong suốt các tuần biểu tình, truyền thông Trung Quốc chỉ nhấn mạnh các cá nhân lên tiếng cho Trung Quốc đại lục và các cuộc biểu tình quy mô lớn thì được coi là “cuộc cách mạng màu” thân phương Tây – ám chỉ làn sóng ủng hộ dân chủ lật đổ các chính phủ các quốc gia Xô Viết cũ trong những năm 2000.

3. Cuộc chiến giữa thiện và ác

Vào 21/7, đám đông những người đàn ông mặc áo trắng đột nhiên xuất hiện ở quận Yuen Long của Hồng Kông và bắt đầu đánh đập những người biểu tình mặc đồ đen. Truyền thông Trung Quốc ngay lập tức mô tả những người đàn ông mặc áo trắng là những người dân bình thường bất mãn.

Ở Hồng Kông thì những người này được cho là nhóm côn đồ liên kết với Hội Tam Hoàng nhưng khi Trung Quốc tường thuật về vụ việc, chi tiết trắng so với đen ngay lập tức được chuyển thành một câu chuyện giữa thiện và ác.

Các cuộc đối đầu ngày càng dữ dội cho phép Trung Quốc lựa chọn hình ảnh từ các cuộc biểu tình và khiến những người biểu tình trở thành những kẻ cực đoan và bạo lực.

Nhiều tài khoản mạng xã hội bắt đầu mọc lên trên Facebook và Twitter từ những người dùng có liên kết với chính phủ Trung Quốc, trong một nỗ lực phối hợp để khuếch đại những thông tin này ra nước ngoài.

Cả Facebook và Twitter cho biết họ đã xóa một số tài khoản mà họ tin rằng đang được sử dụng như một phần của chiến dịch cung cấp thông tin sai lệch do Bắc Kinh hậu thuẫn.

Tuyên bố của họ khá đáng tin cậy, vì Bắc Kinh đã chứng tỏ rằng Trung Quốc có thể kiểm soát các cuộc tranh luận trên mạng xã hội trong nước.

Các cuộc đối đầu ngày càng dữ dội cho phép Trung Quốc lựa chọn hình ảnh từ các cuộc biểu tình và khiến những người biểu tình trở thành những kẻ cực đoan và bạo lực.
Các cuộc đối đầu ngày càng dữ dội cho phép Trung Quốc lựa chọn hình ảnh từ các cuộc biểu tình và khiến những người biểu tình trở thành những kẻ cực đoan và bạo lực. (Ảnh: LinkedIn)

Trung Quốc từ trước đến nay đã được biết sử dụng lực lượng gọi là “ngũ mao” hay “Lực lượng 50-xu” gồm những kẻ bình luận trên mạng xã hội để được nhận một khoản tiền nhỏ để thao túng xoay chuyển ý kiến về dự luật trên các diễn đàn lớn.

4. Người nước ngoài yêu Trung Quốc

Một số người nước ngoài không có gì ngoài lời khen ngợi đối với Trung Quốc và những lời lẽ khó nghe nhất về người biểu tình ở Hồng Kông cũng xuất hiện trên truyền thông Trung Quốc.

Hình ảnh người nước ngoài tranh cãi với những người biểu tình ủng hộ dân chủ cũng được ưu tiên trình chiếu. Các video phỏng vấn người nước ngoài bày tỏ sự ủng hộ đối với Trung Quốc cũng đã bắt đầu xuất hiện nhiều trên mạng xã hội Trung Quốc.

Người đàn ông Úc, được xác định là “Paul”, đã được giới truyền thông chính thức khen ngợi khi nói với người biểu tình: “Cả thế giới đều biết Hồng Kông và Đài Loan thực ra là một phần của Trung Quốc. Điều đó thực sự được công nhận. Mọi người, mọi quốc gia đều công nhận điều đó”.

Các cuộc biểu tình ủng hộ Trung Quốc được tổ chức bởi người Hoa hải ngoại ở Anh, Đức, Canada và Úc cũng được đưa tin rộng rãi. Các cuộc biểu tình đối lập thì ít khi được nhắc đến

5. Tấn công các thương hiệu lớn

Những thương hiệu lớn mà đã không công nhận Hồng Kông, Ma Cao hoặc Đài Loan như một phần của Trung Quốc trở thành đối tượng của các cuộc tấn công trên mạng xã hội.

Đỉnh điểm là từ ngày 8-15/8, một loạt các thương hiệu toàn cầu từ Versace đến Calvin Klein và Swarovski đã bị người dùng mạng xã hội tấn công và buộc phải đưa ra lời xin lỗi.

Với mối đe dọa tẩy chay tại một trong những thị trường béo bở nhất thế giới, một lời xin lỗi là rất có ích. Versace cho biết họ “yêu Trung Quốc” và các thương hiệu hàng đầu hết lần này đến lần khác bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với chính sách “một Trung Quốc”.

Đây không phải là lần đầu tiên người dùng mạng xã hội vì chủ nghĩa dân tộc mà tấn công các thương hiệu lớn và truyền thông nhà nước không để lỡ cơ hội nào để đưa tin về điều này.

6. S ủng hộ của người nổi tiếng

Chính phủ cho thấy sức mạnh của giới nghệ sĩ nổi tiếng qua việc các ngôi sao thể hiện sự ủng hộ của họ đối với lập trường của Bắc Kinh.

Nhiều ngôi sao bao gồm thành viên nhóm nhạc nam Jackson Yee và người mẫu Lưu Văn đã cắt đứt hợp đồng với các công ty bị báo chí Trung Quốc tấn công, có thể cũng là để để tránh bị liên quan.

Và những nghệ sĩ khác cũng bắt đầu cho thấy họ là những công dân gương mẫu. Lưu Diệc Phi, nữ diễn viên đóng vai Hoa Mộc Lan trong bộ phim sắp tới của Disney, đã nhận hàng loạt chỉ trích trên mạng xã hội ở nước ngoài, sau khi cô đăng lại một bình luận ủng hộ cảnh sát hôm 16/8 trên Sina Weibo.

Lưu Diệc Phi và Thành Long công khai ủng hộ lập trường của Bắc Kinh. (Ảnh: The Straits Times)

Nhưng cô Lưu chỉ là một trong số nhiều người nổi tiếng chia sẻ bài đăng của CCTV nói rằng “Tôi cũng ủng hộ cảnh sát Hồng Kông”. Nhiều người trên Twitter thấy đây là cách Lưu Diệc Phi tuân theo lệnh của chính quyền Bắc Kinh, đặc biệt khi cô đã là một công dân Mỹ.

Trung Quốc cũng sử dụng những nghệ sĩ vốn luôn ca ngợi chính quyền như Thành Long (Jackie Chan) và ca sĩ Eric Suen. Hôm 13/8, Thành Long nói với CCTV rằng ông là người canh giữ quốc kỳ và ông cảm thấy những sự kiện ở Hồng Kông ‘buồn đau và chán nản’.

7. Sử dụng các ví dụ trong lịch sử

Từ cuộc Cách mạng Văn hóa đến cuộc đình công của các thợ mỏ Anh, tiền lệ lịch sử đã là một công cụ để tác động đến câu chuyện về Hồng Kông theo hướng có lợi cho Trung Quốc.

Truyền thông bắt đầu gán cho bốn nhân vật dân chủ kỳ cựu của Hồng Kông là một “Bè lũ bốn tên/Tứ nhân bang” – sử dụng ngôn từ đáng sợ từ thời Cách mạng Văn hóa, ám chỉ phe chính trị bị đổ lỗi cho sự quá độ trong lịch sử Trung Quốc.

Hình ảnh Anh trao trả Hồng Kông cũng thường xuyên xuất hiện – một lời nhắc nhở rằng sau năm 1997, Vương quốc Anh không nên tham gia vào Hồng Kông.

Càng ngày, truyền thông càng chia sẻ nhiều những thước phim về những gì họ nói là cách xử lý các cuộc biểu tình kém cỏi của các quốc gia phương Tây và buộc tội những quốc gia này đạo đức giả.

Một ví dụ là vào 21/8, đài chính thống CCTV đăng lại hình ảnh cảnh sát Anh mạnh tay với những người biểu tình trong cuộc đình công của các thợ mỏ Anh năm 1984 và các cuộc bạo loạn ở Anh năm 2011.

Theo BBC

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng