Việt Nam yêu cầu TQ bồi thường cho ngư dân Việt, giáo dục nghiêm khắc lại nhân viên

21/06/19, 09:26 Việt Nam

Trước việc tàu công vụ Trung Quốc xua đuổi, thu giữ tài sản của một số tàu cá Việt Nam đang đánh bắt bình thường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa thời gian gần đây, Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc xác minh, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam đồng thời xử lý nghiêm khắc nhân viên, tàu công vụ vi phạm.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. (Ảnh qua laodong)

Chiều 20/6, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã nêu quan điểm về việc một số tàu công vụ của Trung Quốc xua đuổi, tịch thu ngư cụ một số tàu cá Việt Nam đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Bà Hằng khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo đúng luật pháp quốc tế.

Hành động nói trên của các tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, đe dọa an toàn tài sản của ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển này”.

Tàu cá của ngư dân Quảng Nam bị tàu Trung Quốc cướp hai tấn mực hồi đầu tháng 6. (Ảnh qua vnexpress)

Theo bà Hằng: “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc xử lý nghiêm các nhân viên và tàu công vụ Trung Quốc vi phạm, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam, có hình thức giáo dục các nhân viên của phía Trung Quốc không để tái diễn các hành động tương tự”.

Trước đó, vào ngày 19/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để “phản đối hành động nêu trên của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc xác minh, có bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam và xử lý nghiêm khắc với các nhân viên và tàu công vụ vi phạm”.

Theo Hội nghề cá Việt Nam, tàu cá Qna 91441 của ngư dân Quảng Nam ngày 2/6 đang ở cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 22 hải lý thì một tàu sắt sơn màu trắng mang số hiệu 46305, treo cờ Trung Quốc, cập đến áp sát, cho người leo lên tàu đe dọa tính mạng thuyền viên. Tàu Trung Quốc sau đó cướp hai tấn mực của ngư dân, trị giá hơn 250 triệu đồng.

Hội Nghề cá Việt Nam ngày 10/6 có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương phản đối phía Trung Quốc cướp tài sản của tàu cá Quảng Nam.

Việt Nam luôn tuân thủ và thực hiện đúng luật biển quốc tế

Trước việc tàu cá Việt Nam cứu các ngư dân Philippines tại bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đêm 9/6,  bà Hằng cho hay, tàu cá Việt Nam đã thực hiện các biện pháp quốc tế khi hoạt động trên biển như đã quy định trong công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và công ước IMO mà Việt Nam là thành viên”.

12 trong số 22 thuyền viên được Hải quân Philippines đưa về cảng Caminawit ở San Jose sau khi họ được tàu cá Việt Nam cứu giữa biển. (Ảnh qua tuoitre)

Cũng trong cuộc họp báo trên, liên quan đến việc báo chí Đài Loan đưa tin tàu sân bay Trung Quốc đang tiến vào biển Đông, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam luôn theo dõi chặt chẽ các diễn biến trên Biển Đông và sẽ xác minh thông tin này.

“Việc đảm bảo hòa bình, ổn định an ninh an toàn hợp tác phát triển bền vững khu vực là vì lợi ích chung của tất cả các quốc gia. Việt Nam mong muốn và đề nghị tất cả các quốc gia cùng nỗ lực vì mục tiêu chung này”, bà Hằng chia sẻ thêm.

Về thông tin Mỹ có khả năng sẽ thúc đẩy kế hoạch triển khai tuần duyên Mỹ ở Biển Đông, bà Hằng cho biết, là một quốc gia ven biển Đông, một thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS), Việt Nam cho rằng các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế đã được nêu trong UNCLOS 1982.

Theo đó, bà Hằng nói thêm: “Việt Nam đề nghị các nước tiếp tục có đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hoà bình, ổn định, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý liên quan, thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương”.

Vũ Tuấn (t/h)

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL