“Bước qua những xác chết mà đi” – Cảnh tượng kinh hoàng trên đỉnh Everest năm nay

13/06/19, 13:31 Cuộc sống

Tháng 5 vừa qua, các nhà leo núi Everest đã phải đối mặt với những điều kiện hết sức khó khăn, số lượng người chết ngày một tăng lên trên “nóc nhà thế giới”.

Sau khi chinh phục được đỉnh núi, luật sư Christopher John Kulish, 62 tuổi đã tử vong trên đường leo xuống, đẩy con số người chết lên tới 11 trong ngày 27/5.

Ngày hôm sau, tay leo núi người Australia Gilian Lee đã bất tỉnh và được bò Tây Tạng đưa xuống núi. Đây là lần thứ 4 anh chinh phục đỉnh núi này.

Sáng ngày 23/5, nhà làm phim Elia Saikaly đã đến Hillary Step, điểm dừng chân cuối cùng trước khi lên đỉnh núi. Ở nơi đó, ánh sáng buổi bình minh rọi vào một cái xác vô hồn của nhà leo núi khác. Saikaly nói về đoạn cuối của cuộc hành trình: “Tôi không thể tin vào những gì mình nhìn thấy trên đó. Chết chóc.Tàn sát. Hỗn loạn. Nối đuôi nhau. Những xác chết trên đường đi và trong các lều trại ở trạm 4. Có những người cố gắng quay lại nhưng cuối cùng cũng bỏ mạng. Nhiều người bị kéo xuống. Dẫm lên xác người khác mà đi. Những gì bạn đọc được trên những dòng tiêu đề “giật tít” đều xảy ra trong đêm trên đỉnh núi của chúng tôi”.

Một xác người bị đông cứng trên đường lên đỉnh Everest. (Ảnh qua Ranker)
Một xác người bị đông cứng trên đường lên đỉnh Everest. (Ảnh qua Ranker)
Một người khác gục ngã và không bao giờ tỉnh dậy. (Ảnh qua Ranker)
Một người gục ngã và không bao giờ tỉnh dậy. (Ảnh qua Ranker)

Số người chết năm nay là cao nhất trong 4 năm vừa qua. Những người leo núi cho rằng nguyên nhân do thời tiết xấu, có những người leo núi thiếu kinh nghiệm và chính phủ Nepal cấp giấy phép quá nhiều, lại có thêm quy định rằng người leo núi phải đi cùng với một sherpa (người dân Himalaya sống ở vùng biên giới giáp ranh Nepal và Tây Tạng). Số người leo lên đỉnh núi mùa này quá đông: hơn 820 người.

Chia sẻ với tờ Guardian, Saikaly nói: “Có khoảng hơn 200 nhà leo núi cùng nhau leo lên đỉnh. Tôi phải bước qua xác một nhà leo núi… Xác của người đó gắn chặt với một điểm neo nằm giữa hai đường dây an toàn, và tất cả những ai muốn leo lên đỉnh phải bước qua người đó”.

Đỉnh núi Everest. (Ảnh: Niranjan Shrestha/AP)
Đỉnh núi Everest. (Ảnh: Niranjan Shrestha/AP)

“Những ai sống ở mực nước biển, những ai không phải nhà leo núi, những ai chưa bao giờ ở trên độ cao hơn 8.000 m thì thật khó có thể hiểu được tình cảnh lúc ấy. Khi bạn đang ở trên Everest và đang ở trong vùng tử thần, bạn gần như không suy nghĩ được gì hết… Tình huống lúc đó rất phức tạp, bạn nhận ra rằng số phận của bạn có thể cũng sẽ trống rỗng giống như tâm trí của bạn. Và với một dòng người đang cố đẩy bạn lên đỉnh núi thì bạn không thể làm gì khác. Bạn gần như chẳng có lựa chọn nào ngoài việc bước tiếp”.

Quá nhiều người đến chinh phục đỉnh Everest trong tháng 5 vừa qua. (Ảnh qua Astro Ulagam)
Quá nhiều người đến chinh phục đỉnh Everest trong tháng 5 vừa qua. (Ảnh qua Astro Ulagam)

Nhiều người phải đợi hơn 12 giờ đồng hồ. Ngày hôm đó, hơn 200 người đã lên đến đỉnh núi cao 8.848m này.

Nhà leo núi Chad Gaston đã lên đến đỉnh thành công. Anh kể lại rằng có những người hoàn toàn kiệt sức khi xuống núi. Trong đó có một người đàn ông được “quấn như xác ướp với dây thừng buộc quanh người”, mắt nhắm nghiền và không có phản ứng gì.

Một người đàn ông khác thì “ôm lấy ngực và cúi gập người xuống”. Gaston kể: “Tôi đợi một lúc sau khi anh ấy không cử động, nên tôi đã lại gần. Anh ấy nói thấy khó thở, mặc dù tôi nhìn thấy mặt nạ oxy của anh ấy vẫn bình thường. Anh ấy ở trong tình trạng rất tệ, mặt tái nhợt, run rẩy và nói không rõ… Tôi rất tiếc phải nói rằng  tôi nghe nói anh ấy đã qua đời, đêm hôm đó trên đỉnh núi”.

Chị Ameesha Chauhan, từ Ấn Độ, đã sống sót từ Everest trở về, tại bệnh viện Kathmandu vào ngày 21/5. (Ảnh: Niranjan Shrestha/AP)
Chị Ameesha Chauhan, từ Ấn Độ, đã sống sót từ Everest trở về, tại bệnh viện Kathmandu vào ngày 21/5. (Ảnh: Niranjan Shrestha/AP)

Những năm gần đây, lượng người đến để chinh phục đỉnh Everest đã bùng nổ, nhất là người Ấn Độ và Trung Quốc. Theo đó là sự ra đời của các công ty dịch vụ leo núi giá rẻ trong khoảng 10 năm qua. Vài công ty đã bị cáo buộc chuẩn bị không kỹ lưỡng để cắt chi phí, giảm nhẹ yêu cầu về sức khỏe và kinh nghiệm leo núi của khách hàng.

Biểu đồ cho thấy hơn 300 người đã chết trên đỉnh Everest kể từ năm 1922. (Ảnh qua Guardian)
Biểu đồ cho thấy hơn 300 người đã chết trên đỉnh Everest kể từ năm 1922. (Ảnh qua Guardian)

Tôi sẽ không tham gia vào dòng người nối đuôi nhau lên đỉnh núi Everest

Nhà leo núi giàu kinh nghiệm, đồng thời là phóng viên thời sự về Everest, Alan Arnette cho biết rằng các nhà leo núi phải chờ đợi hàng giờ trên các đỉnh núi bị quá tải, gây ra tình trạng thiếu oxy. Đây là nguyên nhân gây ra 5 cái chết trong mùa này. Các trường hợp còn lại do rèn luyện kém, thiếu kinh nghiệm, các vấn đề sức khỏe trước đó và hướng dẫn viên hỗ trợ không đầy đủ.

Nhà leo núi lão luyện Alan Arnette. (Ảnh: Elevation Outdoors)
Nhà leo núi lão luyện Alan Arnette. (Ảnh: Elevation Outdoors)

Một người hướng dẫn người Sherpa cho biết: “Nguyên nhân hầu hết là do các nhà leo núi bất cẩn. Chính phủ nên đảm bảo rằng sau này tất cả các nhà leo núi phải có sẵn kinh nghiệm chinh phục các đỉnh núi, trước khi cố gắng chinh phục Everest hùng vĩ này”.

Anh Saikaly nói rằng có lẽ năm nay là lần cuối cùng anh chinh phục ngọn núi này: “Năm nay tôi khá mất tinh thần, và tôi cũng lo lắng. Tôi thật sự rất e ngại cho những năm tới, rằng tình trạng của ngọn núi sẽ ra sao và thêm bao nhiêu mạng người bị cướp đi”.

“Tôi không chắc rằng mình sẽ quay trở lại đây. Nhưng tôi chắc rằng nếu mà leo lên đỉnh, tôi sẽ băn khoăn không biết mình có quay về được không”.

Video: Nhà leo núi Nick Hollis chia sẻ về những cái chết không đáng trên đỉnh Everest hồi tháng 5.2019

My Thảo (Theo Guardian)

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?