Vợ qua đời vì nhà quá xa bệnh viện, người đàn ông phá núi mở đường suốt 22 năm

10/06/19, 09:12 Cuộc sống

“Tôi bắt đầu công việc này vì tình yêu dành cho vợ, nhưng tôi tiếp tục nó là vì người dân. Nếu tôi không làm thì chẳng ai làm cả”. Đó là lời chia sẻ tâm tình của ông lão nghèo ngày đêm xẻ núi đào đường ròng rã suốt 22 năm, chỉ mong sao không còn ai phải qua đời vì không đến kịp bệnh viện như vợ ông nữa…

Dashrath Manjhi - Người đàn ông phá núi làm đường. (Ảnh qua Sangfesten)
Dashrath Manjhi – Người đàn ông phá núi làm đường. (Ảnh qua Sangfesten)

Người đàn ông ấy là Dashrath Manjhi, ông sống ở ngôi làng xa xôi hẻo lánh Gehlour thuộc miền Bắc Ấn Độ. Ở làng của Manjhi, người dân phải sống trong tình cảnh không có điện và nước sạch, cũng chẳng có bệnh viện hay trường học.

Muốn có nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống hay để đến được bệnh viện chữa trị, dân làng phải đi vòng qua một ngọn núi hoang vu, hiểm trở trên hành trình dài 55 cây số để sang thị trấn bên kia.

Sự ra đi đột ngột của người vợ yêu quý

Mọi dịch vụ và nhu yếu phẩm cần thiết đều ở phía bên kia ngọn núi. hiểm trở. (Ảnh qua Good Times)
Mọi dịch vụ và nhu yếu phẩm cần thiết đều ở phía bên kia ngọn núi hiểm trở. (Ảnh qua Good Times)

Giống như tất cả những người đàn ông trong làng, Manjhi làm việc ở phía bên kia ngọn núi. Cứ đến buổi trưa, vợ ông – bà Phaguni sẽ mang cơm tới cho ông. Vì không có đường, họ phải đi vòng qua ngọn núi và chuyến đi lúc nào cũng mất khoảng vài tiếng.

Một buổi trưa, Phaguni bị vấp phải tảng đá và bị thương. Bà đến muộn với đôi chân khập khiễng. Manjhi giận bà vì đến muộn, nhưng khi nhìn thấy đôi chân bị thương của vợ, ông đã quyết định sẽ tự giải quyết bằng cách của mình.

Manjhi mua một chiếc búa, một cái đục và một chiếc xà beng. Ông đã phải bán vài con dê để sắm những món đồ đó. Thế rồi, ông bắt đầu leo lên đỉnh và phá núi. Nhiều năm sau, ông kể lại: ‘Ngọn núi ấy đã cướp đi rất nhiều sinh mạng. Tôi không thể chịu được việc nó làm vợ tôi bị thương. Nếu tôi dùng cả cuộc đời mình để làm việc đó, sẽ có một con đường xuyên qua núi cho cả làng’.

Ông bắt đầu công việc vào lúc sáng sớm, sau đó lại quay về làm việc trên cánh đồng cho ông chủ. Đến tối, ông lại tiếp tục việc phá núi. Majihi hầu như không ngủ. Dù ngày nắng hay ngày mưa, chẳng mấy khi người ta thấy ông rời tay phá núi, mở đường.

Những ngày tháng ông Manjhi ròng rã phá đá làm đường. (Ảnh qua India Today)

Một lần, bà Phaguni bị ốm. Bác sĩ thì ở bên kia ngọn núi, nhưng con đường từ nhà ông đến chỗ bác sĩ dài tới 55km. Không kịp đưa vợ tới bệnh viện, ông đành chấp nhận nhìn bà qua đời ngay trước mắt mình. Sự ra đi đột ngột của người vợ thân yêu càng khiến Majihi quyết tâm hơn nữa. Ông nén lại đau thương và tiếp tục công việc của mình. Ông tin rằng chỉ cần quãng đường đến bệnh viện ngắn hơn thì vợ ông có thể đã được cứu sống, và ông không muốn chứng kiến thêm bất kỳ một bi kịch tương tự nào nữa.

Nhiệm vụ này cũng không hề dễ dàng. Ông thường xuyên bị thương do đá rơi xuống. Nhưng những lúc đó, ông cũng chỉ nghỉ ngơi vài ngày rồi lại trở lại với công việc.

Từng bị nói là điên…

Người dân bản địa từng nghĩ ông bị điên vì không chịu đựng nổi sự ra đi bất ngờ của vợ. (Ảnh qua Twitur)
Người dân bản địa từng nghĩ ông bị điên vì không chịu đựng nổi sự ra đi bất ngờ của vợ. (Ảnh qua Twitur)

Ban đầu, việc làm kỳ lạ của ông khiến nhiều người không thể nào lý giải nổi. Có người bảo có lẽ ông đã hóa điên vì mất đi người vợ yêu quý. Lại có người thậm chí gọi ông là “gã khùng”, làm chuyện không tưởng. Nhưng chứng kiến sự nghiêm túc và quyết tâm của Majihi, dân làng dần nể phục và tôn trọng ông. Họ bắt đầu quyên góp đồ ăn cho gia đình ông. Cuối cùng, ông bỏ công việc kiếm cơm của mình để dành toàn bộ thời gian cho việc phá núi.

Trong khi làm công việc này, ông nhận mang đồ cho mọi người từ bên này núi sang bên kia núi với một khoản tiền công nho nhỏ để nuôi con.

Sau 10 năm đằng đẵng, một khe hở hẹp bắt đầu chia tách ngọn núi. Nhìn thấy công việc có kết quả, dân làng bắt đầu chung tay giúp Majihi.

22 năm sau, một con đường dài 110 m, rộng 10 m đã hiện ra. Từ đó, con đường đưa người dân đến thị trấn bên cạnh đã rút ngắn từ 55km xuống chỉ còn 15km. Nhờ con đường của Manjhi, hàng ngàn người dân làng Gehlour từ nay đã có thể tới bệnh viện nhanh chóng, an toàn hơn so với con đường cũ vừa dài, vừa quanh co, khúc khuỷu.

Không những thế, người dân ở 60 ngôi làng khác thuộc Atri cũng sử dụng con đường này. Trẻ em chỉ phải đi bộ 3km để tới trường. Mọi người bắt đầu gọi ông là ‘Baba’ – có nghĩa là người đàn ông đáng kính.

Chỉ bằng những dụng cụ thô sơ nhất và đôi bàn tay chai sạn, ông Manjhi đã làm nên một công trình vĩ đại. (Ảnh qua Natural Healthy Living)

Hết lòng vì dân làng nhưng chưa từng cầu danh tiếng

Chưa dừng lại ở đó, ông Majihi bắt đầu gõ cửa các cơ quan công quyền để yêu cầu rải nhựa cho con đường và kết nối với tuyến đường lớn. Ông đã làm một việc không tưởng khác để thu hút sự chú ý của chính phủ Ấn Độ. Ông đi bộ suốt từ ngôi làng của mình tới thủ đô New Delhi. Ông nộp đơn thỉnh cầu để ngôi làng của ông có đường, bệnh viện, trường học và nước sạch. Chính phủ trao tặng một mảnh đất cho Majihi vì những nỗ lực của ông, nhưng Manjhi ngay lập tức hiến đất lại cho một bệnh viện.

“Tôi không quan tâm tới những giải thưởng này, danh tiếng hay tiền bạc. Tất cả những gì tôi muốn là một con đường, một ngôi trường và một bệnh viện cho dân làng chúng tôi. Họ đã quá vất vả. Những thứ đó sẽ giúp ích cho những người phụ nữ và trẻ con trong làng’.

‘Tôi bắt đầu công việc này vì tình yêu dành cho vợ, nhưng tôi tiếp tục nó vì người dân. Nếu tôi không làm thì chẳng ai làm cả’”.

Ông Majihi những năm cuối đời. (Ảnh qua Natural Healthy Living)

Năm 2007, Manjhi qua đời vì ung thư bàng quang ở tuổi 73. Sự ra đi của ông đã để lại niềm tiếc thương cho người dân bản địa cũng như hàng triệu người trên thế giới. Chính quyền bang Bihar đã thể hiện lòng tri ân bằng cách tổ chức tang lễ của ông theo nghi thức cấp bang.

Bộ phim ca ngợi ý chí con người và xây dựng một tượng đài tình yêu

Một điều bất ngờ là ngay từ lần đầu được nghe câu chuyện cảm động của ông, đạo diễn Ketan Mehta đã quyết định dựng hẳn một bộ phim về “lão nông khùng” Manjhi mang tên “The Mountain Man” (Người đàn ông phá núi).

“Người ta bảo ông ấy điên nhưng ông ấy vẫn có đủ lòng tin và nghị lực để thực hiện con đường chỉ với hai bàn tay trắng. Tôi đã đến tận nơi để nhìn ngắm con đường mòn xuyên núi mà ông đã đẽo tạc nên từ bàn tay của mình. Nhìn con đường ấy tôi càng được truyền thêm cảm hứng”, nhà làm phim Ketan Mehta chia sẻ.

Ông Manjhi làm được một việc phi thường nhưng ông không hề cầu được lưu danh. Người nông dân chất phác, nhân hậu ấy làm tất cả không chỉ vì người vợ thân yêu đã mất, ông còn làm vì hàng ngàn người dân làng Gehlour. Bởi hơn ai hết, ông hiểu được thế nào là nỗi khổ phải băng đèo, vượt núi, thế nào là nỗi đau khi mất mát người thân. Tấm lòng lương thiện, sự nhẫn nại của ông thực sự đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người, là minh chứng cho sức mạnh của lòng kiên trì, ý chí phi thường và một tình yêu thương vô hạn. Những thế hệ tiếp theo của dân làng Gehlour sẽ mãi biết ơn ông, người dân khắp nơi sẽ mãi thán phục và ca ngợi ông – một con người vĩ đại.

Video câu chuyện cảm động về ông lão nghèo 22 năm phá núi làm đường giúp dân

Thùy Linh (t/h)

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp