Kỳ ngộ của một thầy thuốc trẻ muốn đi học

08/12/18, 21:17 Thế giới tâm linh

Nhân duyên là tiền định, việc xảy ra trong đời này của một người đều là những kết quả gây ra từ kiếp trước. Câu chuyện dưới đây kể về câu chuyện kỳ ngộ của một thầy thuốc nhưng có lẽ điều đó không phải là ngẫu nhiên.

Kỳ ngộ của một thầy thuốc trẻ muốn đi học. Ảnh 1
Tiểu thư trong trang viên vô cùng xinh đẹp. (Ảnh minh họa)

Ba anh em Hoắc Lang, Hoắc Quân, Hoắc Tiển sống tại huyện Đại Hưng, cha của họ là thầy thuốc Trung y chuyên trị thương, trị độc. Trong ba huynh đệ, y thuật của Hoắc Quân là nổi trội hơn cả, nhưng ông không thích làm nghề thầy thuốc, mà muốn đi học.

>>> Trong vô minh đã có an bài: Thư sinh hoảng loạn chạy vào cổ mộ, nào ngờ…

Vì ông không tuân theo gia giáo, nên cha thường nổi giận, nghiêm khắc dạy bảo. May mắn là trong số mấy người hàng xóm, có một vị lão tiên sinh họ Diêu, thường hay an ủi, động viên Hoắc Quân, khiến ông có động lực để hoàn thành nghiệp học hành.

Mấy năm sau, cha mất, Hoắc Lang, Hoắc Tiển đều tự hành nghề y, cuộc sống cũng tàm tạm. Chỉ có Hoắc Quân là không có nghề mưu sinh, cuộc sống ngày càng nghèo khổ. Lúc đó, vào năm thi hương, Hoắc Quân đi bộ đến Thông Châu, chỉ có một lão nô bộc đi cùng.

Vì khởi hành muộn, đi được hơn hai mươi dặm, mặt trời đã xuống núi, không tìm được quán trọ nào nghỉ chân. Đang lúc băn khoăn, đột nhiên thấy trong rừng có ánh đèn, hai người liền chạy vội về hướng đó. Khi gần đến chỗ ánh đèn, có một bà lão thở hổn hển đi ra.

Lão nô bộc của Hoắc Quân vội chạy lên trước hỏi: “Ở đây có quán trọ cho thuê không?”. Bà lão đáp: “Ta đang có việc gấp, ta phải đi mời một vị thầy thuốc, không có thời gian nói chuyện thuê trọ với ngươi!”.

Hoắc Quân vội gọi bà lão lại, nói rằng: “Ta từng học y thuật từ cha ta, sao không mời ta đi khám bệnh chứ?”. Bà lão liền hỏi: “Cậu trẻ tuổi như vậy, đã lấy vợ chưa?”. Hoắc Quân đáp: “Ta vẫn chưa thành thân”. Bà lão nghe xong hết sức vui mừng, liền mời Hoắc Quân đi cùng bà đến gặp chủ nhân.

Đối với việc bà lão hỏi một đằng, trả lời một nẻo, Hoắc Quân cũng sinh nghi, nhưng đành đi theo. Một lát sau, thì đi đến một trang viên. Trang viên đó vô cùng xa hoa tráng lệ. Bà lão bảo hai người bọn họ ở ngoài đợi một lát, để bà vào bẩm báo phu nhân trước.

Chẳng bao lâu sau, bà lão dẫn theo hàng tá nha hoàn, nô tì ra cửa nghênh đón, rồi nói: “Phu nhân chúng ta có lời mời!”. Hoắc Quân và lão nô bộc đi theo bà lão cùng đám người vào trong sân trang viên, đi qua hơn mười mấy gian phòng, mới tới căn phòng chính. Lúc này, phu nhân đã ở bên trong chờ sẵn.

Vị phu nhân này khoảng hơn 30 tuổi, châu báu ngọc bội đeo đầy trên người, rực rỡ chói mắt, bà ta hành lễ chủ – khách với Hoắc Quân, rồi hỏi họ tên, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, Hoắc Quân thành thực lần lượt trả lời. Phu nhân nghe xong, tinh thần lộ rõ sự vui mừng.

Vị phu nhân cho nha đầu nô tì đứng hai bên lui ra ngoài, rồi nói với Hoắc Quân: “Phu quân quá cố của ta họ Phù, nguyên quán ở Hà Nam, dẫn gia đình đến sống ở đây. Ta goá bụa, không có con trai, chỉ có một đứa con gái, tên là Nghi Xuân, năm nay 17 tuổi, chưa hứa hôn với ai. Dạo này, tiểu nữ bỗng nhiên bị đau, chỗ đau lại ở vùng tế nhị, không tiện mời thầy thuốc đến trị.

Ta và tiểu nữ đã bàn bạc, nhất định phải chọn một thầy thuốc trẻ tuổi anh tuấn đến khám bệnh, sau khi bệnh khỏi, thì sẽ dùng thân báo đáp. Được biết tiên sinh là người như vậy, phù hợp với người chúng ta đang tìm, nhưng không biết y thuật của ngài thế nào?”. Hoắc Quân ban đầu chỉ là muốn ở trọ một đêm, nghe những lời này thì vui mừng khôn xiết.

Phu nhân lệnh cho nha hoàn Nhuỵ Nhi, thông báo với tiểu thư, đích thân kéo tay của Hoắc Quân, đi qua mấy căn phòng sâu hun hút, đến khuê phòng của tiểu thư. Nâng mành hạt đi vào, chỉ thấy một mỹ nữ, đang đắp chăn thêu nằm trên giường.

Giây phút chia tay. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Phu nhân nói: “Mời tiên sinh khám bệnh”. Rồi lại nói với con gái: “Mẹ ra ngoài rồi vào ngay”. Vị tiểu thư Nghi Xuân xấu hổ rụt rè, nha hoàn Nhuỵ Nhi đốc thúc mấy lần, mới nghiêng thân mình, quay mặt vào phía trong, nâng tay áo lên, che mặt lại. Hoắc Quân ngồi bên giường bệnh, từ từ kéo chăn ra. Chỗ tế nhị đó dùng một mảnh vải đỏ che kín. Lật tấm vải ra, thấy vết thương to như đồng tiền.

Hoắc Quân chẩn bệnh xong, nhẹ nhàng kéo chăn lại, đi ra ngoài phòng. Phu nhân đã đợi sẵn bên ngoài cửa sổ, mời Hoắc Quân đến thư phòng được bày biện tinh tế và tao nhã. Hoắc Quân bảo phu nhân và nha hoàn lui ra ngoài, sau đó tháo ngọc bích gắn trên tay cầm quạt của mình, đập vỡ, nghiền thành bột mịn, dùng nước trong nghiên hoà thành hỗn hợp sền sệt.

Ông mang theo thuốc này đi gặp phu nhân, nói rằng: “Thuốc này kị tay của nữ nhân chạm vào, vì vậy nhất định phải do chính ta đắp thuốc thì mới hiệu nghiệm”. Phu nhân nói: “Chỉ cần khỏi bệnh, mọi chuyện trăm sự nhờ tiên sinh”. Hoắc Quân lại kéo chăn thêu của tiểu thư ra, xoa xoa mông của tiểu thư, cẩn thận nhẹ nhàng đắp thuốc vào. Nghi Xuân chỉ mỉm cười, chứ không nói lời nào.

Vài ngày sau, vết thương hiểm của Nghi Xuân đã hoàn toàn khỏi. Phu nhân mở tiệc tạ ơn, nâng cốc nói: “Tiên sinh và tiểu nữ, đúng là trời sinh một cặp!”. Vậy là sắp xếp phòng tân hôn, chọn ngày lành tháng tốt, hợp cẩn thành hôn cho con gái.

Tân hôn tròn một tháng, Hoắc Quân muốn trở về quê cũ huyện Đại Hưng. Phu nhân nói: “Nơi đây là vùng đất hoang vu, không thể ở lâu được. Nhà ta có một ngôi nhà cũ ở bên ngoài Phụ thành tại kinh đô, chi bằng cả nhà chúng ta cùng đến đó ở”.

Thế là, Hoắc Quân cùng phu nhân, và Nghi Xuân khởi hành, mang theo nhiều hành lý lương thực. Đến nơi, quả nhiên có một căn nhà rường cột chạm trổ hoa lệ. Hoắc Quân và Nghi Xuân ở đó được vài năm, thì sinh được một nam một nữ.

Một buổi tối, Nghi Xuân bỗng khóc nói với Hoắc Quân rằng: “Duyên phận của chúng ta giờ đã tận, ngày mai sẽ phải ly biệt. Bốn mươi năm sau, sẽ lại tái ngộ”.

Sáng hôm sau, phu thê tay trong tay ra khỏi cửa, ai nấy đều khóc lóc đau khổ. Ngoài cửa, đã có một chiếc xe bò dừng ở đó, trông chiếc xe rất nhỏ, nhưng phu nhân, Nghi Xuân, Nhuỵ Nhi và đám nha hoàn cùng ngồi lên, cũng không có vẻ gì là chật chội. Xe bò chuyển động, rất nhanh liền biến mất, nhưng tiếng khóc của Nghi Xuân như vẫn văng vẳng bên tai.

Sau đó Hoắc Quân thi đỗ cử nhân, làm huyện lệnh tại một huyện. Hoắc Quân và Nghi Xuân, vì có duyên mới thành phu thê. Nhưng không biết bốn mươi năm sau, khi tái ngộ lần nữa, liệu có được như ước nguyện hay không.

(Trích trong “Tử bất ngữ” của Viên Mai đời Thanh)

>>> Nông phụ cả đời không tư lợi, đến cả Diêm Vương cũng phải kính nể

Tuệ Tâm, theo Secret China

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Lã Động Tân 3 năm không độ được 1 người

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Đức Phật dạy thế nào về việc tiêu tai, giải nạn?

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • Vì sao Lã Động Tân 3 năm không độ được 1 người

    Vì sao Lã Động Tân 3 năm không độ được 1 người

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Tu thân

    Tu thân

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Đức Phật dạy thế nào về việc tiêu tai, giải nạn?

    Đức Phật dạy thế nào về việc tiêu tai, giải nạn?