Vì sao Giang Trạch Dân sẵn sàng đánh đổi mọi thứ khi bị khởi tố tại Mỹ?

Trước đây, khi Giang Trạch Dân còn là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị khởi tố tại Chicago (Mỹ) vào tháng 10/2002, vụ án này đã gây ra chấn động cực lớn đối với Trung Nam Hải và cộng đồng quốc tế…

Giang sẵn lòng trả bất cứ giá nào để ngăn cản vụ khởi tố. (Ảnh minh họa qua The Epoch Times)

Theo tiết lộ của một quan chức tại đại sứ quán của Trung Quốc, với tất cả những báo cáo của quốc tế và tư liệu liên quan việc mở phiên tòa xét xử Giang Trạch Dân, đại sứ quán đã bị yêu cầu phải lập tức gửi chúng về Bắc Kinh, những thường vụ cục chính trị ĐCSTQ cần đọc ngay lập tức.

Chương 21 cuốn “Giang Trạch Dân kỳ nhân” với tựa đề: “Toàn cầu khởi tố, bão táp khoáy động, lưới pháp luật tuy thưa mà khó lọt”, đã ghi chép lại một cách tỉ mỉ sự việc này như sau: “Tháng 10/2002, tại Chicago (nước Mỹ), vụ tố tụng được nhắc đến này đã khiến Giang Trạch Dân cực kỳ sợ hãi. Tại Trung Quốc, Giang thâu tóm quyền lực trong tay, người dân trong nước chẳng thế làm gì. Giống như Chu Kha Minh và Vương Kiệt là những học viên Pháp Luân Công dũng cảm, vì đưa Giang ra tố tụng, cuối cùng đều bị hãm hại tàn khốc. Vì vậy, mọi người bắt đầu tìm cách khởi tố Giang Trạch Dân ở hải ngoại“.

Vì sao có thể khởi tố Giang Trạch Dân ở nước Mỹ?

Giang Trạch Dân từ trước đến nay thích giữ thể diện với các nước phương Tây, thể hiện ra hình tượng một lãnh đạo cấp tiến. Tính cách của Giang cũng là ngoài mạnh trong yếu, miệng cọp gan thỏ. Giang có thể không quan tâm cách nhìn của người trong nước nhưng lại rất để ý thái độ của quốc tế. Giang Trạch Dân tuy ở trong nước đã trấn áp một cách trắng trợn nhóm người tu luyện Pháp Luân Công nhưng trên quốc tế cho tới nay vẫn một mực phủ nhận sự tồn tại của cuộc bức hại.

Khi cộng đồng quốc tế bắt đầu chú ý quan sát cuộc bức hại này, Giang Trạch Dân đã chuyển phương thức bức hại từ công khai thành bí mật, dùng pháp luật để ngụy trang và che giấu cuộc đàn áp. Nếu như các học viên Pháp Luân Công có thể dùng phương thức pháp luật mà phơi bày cuộc bức hại trước cộng đồng quốc tế, để thế giới hiểu rõ bản chất tàn khốc của cuộc bức hại này, thì đối với Giang Trạch Dân và phe cánh của ông ta thực sự có chấn động rất lớn.

Ông Giang có dã tâm muốn bôi nhọ, đàn áp Pháp Luân Công. Điều này đã được cho thấy qua một câu chuyện mà tờ báo nổi tiếng của Mỹ là Washington Times đăng tải vào ngày 9/3/2001.

Theo bài báo, cách đó không lâu có 3 quan chức ngoại giao thâm niên của Trung Quốc đã đến thăm Washington. Ba vị này theo thứ tự là cựu đại sứ tại Mỹ và cựu phó Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chu Khải Trinh, cựu đại sứ Mỹ và cựu đại sứ tại Liên Hiệp Quốc Lý Đạo Dự, cùng với cựu đại sứ Canada Trương Văn Phác.

Theo dự tính của Nhà Trắng trước buổi họp, ba vị đại sứ sẽ nói về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, về việc nước Mỹ tại đại hội nhân quyền quốc tế tại Liên Hiệp Quốc đã khiển trách ĐCSTQ về nhân quyền và vấn đề hệ thống phòng ngự đạn đạo của Mỹ. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Condoleezza Rice vốn đã chuẩn bị những vấn đề này để trao đổi ý kiến với ba vị đại sứ.

Hình ảnh có liên quan
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Condoleezza Rice (P). (Ảnh qua lavdc.net)

Không ngờ, quan chức hai nước vừa ngồi xuống, một đại sứ Trung Quốc liền lấy ra bản thảo đã chuẩn bị sẵn trước khi đến và bắt đầu đọc, nội dung là lên án công khai của chính phủ Trung Quốc đối với Pháp Luân Công, tuyên đọc 20 phút. Theo bài báo, Condoleezza Rice đã tức giận trước những lời lẽ thuyết giáo của vị quan chức Bắc Kinh này, đợi đối phương đọc xong bản thảo, liền nhanh chóng kết thúc cuộc gặp gỡ, giận dữ mà rời khỏi.

Tự do dân chủ là căn bản lập quốc của nước Mỹ. Năm đó, Thanh giáo (Puritans) ở nước Anh vì để tránh né cuộc bức hại tôn giáo, truy cầu tự do tín ngưỡng mà tới nước Mỹ. Bởi vậy, nước Mỹ đối với tự do tôn giáo và giá trị nhân quyền đều rất coi trọng. Những vị khai quốc của nước Mỹ như Madison, Jefferson đều để lại một lượng lớn văn bản, nói rõ người dân cần được hưởng tự do tín ngưỡng tôn giáo và một số quyền lợi không thể bị tước đoạt khác.

Năm 1789, nước Mỹ bắt đầu xây dựng hệ thống tư pháp liên bang, lưỡng viện Quốc Hội cùng thông qua “Dự luật tìm kiếm vi phạm tại nước ngoài”, cho phép Luật sư nước Mỹ được quyền yêu cầu bồi thường đối với các hành vi phạm pháp của người nước ngoài.

Năm 1992, lưỡng viện Mỹ lại cùng nhau thông qua “Dự luật bảo hộ người bị hại do cực hình”, cho phép pháp viện Mỹ tiến hành thẩm lý đối với tội ác diệt chủng, hình phạt tàn khốc và các tội ác phản nhân loại. Bất luận người phạm tội có phải người Mỹ hay không, cũng bất kể hành vi tội ác có xảy ra trên nước Mỹ hay không, chỉ cần người phạm tội bước chân lên lãnh thổ Mỹ, thì có thể trở thành bị cáo.

Ví dụ, 2 vợ chồng cựu Tổng thống độc tài người Phillipine Ferdinand Marcos sau khi chạy trốn tới nước Mỹ vào ngày 21/10/1988, đã bị đại bồi thẩm đoàn liên bang Mỹ tại Manhattan (New York) lập án khởi tố tội lừa đảo. Một số quốc gia dân chủ cũng có điều khoản luật pháp tương tự.

2 vợ chồng cựu Tổng thống độc tài người Phillipine Ferdinand Marcos. (Ảnh từ Associated press)

Cuộc bức hại của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công hoàn toàn trái với luật pháp Trung Quốc, cũng trái với công ước quốc tế. Đại hội Liên Hiệp Quốc 1948 từng thông qua “Công ước phòng ngừa và trừng trị tội ác giết hại quần thể người”, trong đó quy định: “Có ý định tiêu diệt toàn bộ hoặc một bộ phận của một dân tộc, tộc duệ, chủng tộc hoặc đoàn thể tôn giáo, đều cấu thành tội diệt chủng“.

Đối với loại phạm tội này, bất luận người phạm tội là người thống trị đất nước theo hiến pháp, nhân viên công vụ hay tư nhân, đều đáng bị trừng trị, bất luận là ai cũng không được hưởng quyền miễn xét xử. Đối với loại phạm tội này đều dùng “nguyên tắc quản lý phổ biến”, cho dù đất nước đó không phải nơi hành vi phạm tội diễn ra, người phạm tội hay người bị hại đều không mang quốc tịch của nước đó, nhưng đất nước này vẫn có thể áp dụng pháp luật trong nước để trừng trị hành vi phạm tội loại đó.

Bởi vậy, đối với việc tố tụng Giang Trạch Dân đã có đầy đủ nền tảng pháp lý. Nước Mỹ có 2 dự luật giúp tạo điều kiện cho học viên Pháp Luân Công tiến hành khởi tố đối với Giang Trạch Dân tại nước Mỹ. Tháng 10/2002, lúc Giang Trạch Dân đến thăm Chicago, học viên Pháp Luân Công đã hoàn thành thủ tục khởi kiện Giang Trạch Dân lên toà án Mỹ.

Uy chấn của pháp luật

Giang Trạch Dân, dan ap phap luan cong, Bài chọn lọc,
Giang Trạch Dân, cựu Bí thư ĐCSTQ, nhân vật đứng đầu trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. (Ảnh: Bowenpress)

Vụ kiện Giang Trạch Dân tại Chicago là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng. Trong quá trình hồ sơ vụ kiện được đưa đến tất cả tòa án tại nước Mỹ, toàn bộ thế giới cũng biết đến cuộc bức hại thảm khốc và diệt chủng của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công.

Đồng thời, vụ khởi kiện Giang cũng dậy lên làn sóng phản đối của cả thế giới đối với nhà lãnh đạo của Trung Quốc. Vụ kiện Giang đã được biết đến trên khắp thế giới, có đến hơn 30 vị luật sư cùng khởi tố Giang. Sự kiện các luật sư tham gia khởi tố cùng một người như vậy, trong lịch sử thế giới cũng như lịch sử pháp đình là chưa từng có.

Vụ khởi tố Giang tại Trung Quốc đã tạo ra chấn động cực lớn, rất nhiều quan chức chính phủ trong các bộ phận tham gia hãm hại Pháp Luân Công không thể không dừng lại suy nghĩ xem bọn họ thực ra đang làm điều gì. Bọn họ biết rõ, một ngày nào đó, những người tham gia vào cuộc vận động bức hại này sớm muộn cũng sẽ bị khởi tố như Giang.

Vụ khởi tố Giang là phù hợp với nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ, đồng thời cũng phù hợp với lợi ích của Trung Quốc. Trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của nước Mỹ đã tuyên bố tất cả người dân được hưởng quyền lợi tự do tín ngưỡng, quyền lợi miễn cực hình, miễn nô dịch và thoát khỏi các tội ác phản nhân loại. Vì vậy, kịp thời ngăn cản Giang Trạch Dân phạm tội ác diệt chủng và các hành vi cực hình, điều này phù hợp với nguyên tắc lập quốc của nước Mỹ. Đồng thời, điều này cũng giúp giữ gìn quyền lợi của người dân Trung Quốc, phù hợp với lợi ích của nhân dân Trung Quốc.

Trung Quốc không phải là đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Rất nhiều người Trung Quốc không hiểu điều ấy là vì đã bị các tuyên truyền tẩy não che lấp đi sự thật, quên đi Trung Quốc với tinh thần cường đại vốn có, cả văn hóa và nền tảng đạo đức. Người Trung Quốc thực sự sẽ không dung túng cho cuộc đại Cách mạng Văn hóa, cuộc thảm sát Thiên An Môn và cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công. Từ trên ý nghĩa này mà nói, vụ tố tụng này là phù hợp và thống nhất với tinh thần đạo đức căn bản của Trung Quốc, có sức mạnh chính nghĩa to lớn.

Cuộc đấu tranh khác

Các học viên Pháp Luân Công kháng nghị trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Chicago hôm 10/8/2016. (Ảnh: Minghui.org)

Vụ kiện Giang ngoài quá trình 3 ngày đấu tranh tại Chicago, còn có những cuộc đấu tranh trên nhiều phương diện khác. Vào tháng 10/2002, trước khi Giang đến Chicago, trưởng khu hành chính thứ 4 ở Chicago Blake Winco đã đề xuất một nghị án ủng hộ Pháp Luân Công trước Hội đồng Thành phố.

Biên bản nghị án này chỉ trích mạnh mẽ cuộc bức hại tàn khốc và tội ác do Giang Trạch Dân một tay phát động đối với Pháp Luân Công, hơn nữa yêu cầu chính phủ Mỹ điều tra quan chức của chính phủ Trung Quốc đang quấy nhiễu dân cư trú tại Mỹ tu luyện Pháp Luân Công, và những quan chức của Mỹ đang tiến hành điều tra hành vi phi pháp này, có thể theo pháp luật mà trục xuất họ.

Sau đó, Ủy ban quan hệ giữa các thành viên Hội đồng thành phố Chicago đã tiến hành thu thập ý kiến, kết quả quyết nghị đó đã đạt được toàn thể thông qua và đề ra trong Hội đồng thành phố. Vào 10h ngày 6/11/2002, Thị trưởng Chicago Richard M.Daley và toàn thể nghị viên họp, nghị án này được tuyên đọc trên đại hội và được toàn thể thông qua.

Vào lúc này, nghị án được tiến hành cùng thời điểm Giang đang đến thăm Hoa Kỳ, đã đánh dấu một kết thúc dài cho chuyến đi khi Giang đến Chicago. Tuy nhiên, một cuộc đấu tranh khác đã bắt đầu…

Vào một ngày hè năm 2003, một cụ già ngồi thiền trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Chicago. Có một chiếc taxi dừng lại phía trước cụ già. Một người từ trong xe bước xuống và để lại lá thư trước mặt cụ già rồi bỏ đi.

Cụ già không hiểu tiếng Anh. Tối hôm đó, một người bạn nói tiếng Anh đã phát hiện rằng đây là một lá thư được Tân tổng lãnh sự Trung Quốc tại Chicago Từ Tận Trung ký gửi cho nghị viên Illinois, trong thư yêu cầu các nghị viên không ủng hộ việc thẩm lý vụ kiện tại Chicago.

Nghị viên địa phương rất đồng tình với cảnh ngộ của Pháp Luân Công tại Trung Quốc, còn biết mỗi ngày họ đều luyện công phía trước lãnh sự quán. Theo cách đó, lá thư mà lãnh sự quán viết cho các nghị viên đã được chuyển tiếp tại đây như một bằng chứng chứng minh cuộc đàn áp Pháp Luân Công về sau.

Vào ngày 10/6/2003, 38 nghị viên quốc hội Hoa Kỳ đã đệ trình thư biện luận ủng hộ việc thẩm lý vụ án kiện Giang cho tòa án và, biểu thị quan điểm không đồng tình việc Viện Ngoại giao đã đề xuất đình chỉ vụ án này.

Kết quả hình ảnh cho Pháp Luân Công
Ngày 24/4/2016, các học viên Pháp Luân Công luyện công tập thể và thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York. (Ảnh: Minghui.org)

Trong trương hợp này, phải chăng Giang Trạch Dân được hưởng quyền “miễn trừ cho tổng thống”. Các nghị viên nhấn mạnh, theo nguyên tắc cơ bản được xác lập “miễn khởi tố tổng thống ngoại quốc”, kháng nghị này không thể được thông qua dưới áp lực của tác động ngoại giao, mà cần dựa theo tiêu chuẩn pháp luật do tòa án giải quyết.

Vụ án này đã mang đến cho Trung Nam Hải chấn động cực lớn. ĐCSTQ lợi dụng lối đi ngoại giao với nước Mỹ và các quốc gia khác để bày tỏ: “Giang sẵn lòng trả bất cứ giá nào để ngăn cản việc thành lập án này”, yêu cầu nước Mỹ vận dụng điều khoản “miễn trừ cho tổng thống” để hủy bỏ án này.

Một số quan chức chính phủ đã tiết lộ, quan chức ngoại giao của Trung Quốc truyền đạt thái độ của Bắc Kinh đối với vụ kiện Giang tại Mỹ là “phi thường khẩn trương”, sợ phạm sai lầm, đúng là từ trong công văn từng câu từng chữ cũng có thể thấy được “thái độ” này.

Tuệ Tâm, theo NTDTV

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

    Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

    Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?