Người dân bức xúc việc thu phí đi lễ chùa ở Yên Tử

28/02/18, 09:42 Việt Nam

Sau 10 năm dừng thu, tỉnh Quảng Ninh bắt ngờ thu phí trở lại từ 20.000 – 40.000 đồng với mỗi người du xuân, cúng lễ ở Yên Tử (TP Uông Bí), khiến nhiều người bày tỏ thắc mắc, bức xúc.

Sau khi mua vé vào di tích, dòng người đi lên chùa. (Ảnh: VNN)

Ngày 13/12/2017, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua nghị quyết về quy định thu phí, lệ phí, trong đó có việc thu phí tham quan danh lam thắng cảnh khu di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử, TP Uông Bí.

Theo Nghị quyết này, từ ngày 1/1, tỉnh sẽ thu phí tham quan danh thắng Yên Tử với 40.000 đồng/lần/người lớn và 20.000 đồng/lần/trẻ em; việc miễn, giảm phí được áp dụng cho một số trường hợp theo chính sách của nhà nước.

Đến sáng 25/2 (mùng 10 tháng Giêng), khi lễ hội Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh) chính thức khai hội, dòng người từ các tỉnh đã đổ về đất Phật, nhiều du khách bất ngờ vì mức phí cao.

Bà Nguyễn Thị Hương (trú tại quận Hải An, TP Hải Phòng) kiến nghị: “Mức phí 40 nghìn là quá cao so với mặt bằng dân cư hiện nay. Đáng lẽ năm đầu nên thu mức vừa phải, rồi năm sau du khách thấy đã có xây dựng hay tôn tạo di tích thì sẽ đỡ sốc hơn. Về nơi đất Phật cũng bị thu tiền cao như thế này, chúng tôi cảm giác như bị kinh doanh tín ngưỡng vậy”.

Trong khi một số người bức xúc cho rằng việc thu phí là không hợp lý, “đi lễ chùa cũng phải nộp phí thì mất hết ý nghĩa”.

Mọi người dân đều có quyền tự do đi lễ chùa. Việc xây dựng tu bổ chùa phải bằng tiền công đức, việc thu phí ở đây là không hợp lý. Nếu tiếp tục thu phí chúng tôi sẽ không công đức nữa”, bà Lan (73 tuổi, quê Thái Bình) nói.

Theo bà Lan, nhiều người không leo lên đến chùa Đồng (nơi cao nhất trong hành trình) mà chỉ đi ngang chừng rồi quay xuống nên việc thu phí với mức giá 40.000 đồng mỗi người lớn là quá cao.

Ông Giáp Văn Phúc (59 tuổi, quê Bắc Giang) nêu quan điểm, đầu năm người dân đi lễ chùa để cầu phúc, cầu an lành mà lại mất tiền thì “sang năm sẽ không đến Yên Tử nữa”.

Đến Yên Tử chúng tôi mất rất nhiều khoản phí như gửi xe, phí cáp treo, xe điện, phí tham quan,… như vậy là phí chồng phí. Trong đó, chúng tôi bức xúc nhất là phí tham quan vì quá đắt và không hợp lý”, anh Nam (25 tuổi, quê Hải Dương) nói.

Khu vực soát vé lối đi bộ ở Yên Tử. (Ảnh: VNE)

Ông Phạm Quốc Duyệt, nguyên cán bộ ngành văn hóa, Hội viên hội văn học nghệ thuật Quảng Ninh cho rằng, Yên Tử là nơi tâm linh lớn nhất Quảng Ninh nên việc thu phí ở đây là không hợp lý. Người dân khi đi lễ chùa thường có tiền công đức, đây là nguồn tiền dùng để tu bổ di tích. “Du khách đến vịnh Hạ Long là để du lịch, còn đến Yên Tử bằng cái tâm và để cầu nguyện”, ông Duyệt nói.

Theo Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử, khoản phí thu được sẽ chi 20% để đảm bảo hoạt động của bộ máy Ban; 80% còn lại nộp ngân sách nhà nước để bổ sung nguồn lực cho TP Uông Bí đầu tư và quản lý danh thắng Yên Tử như quản lý và tổ chức lễ hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; an toàn vệ sinh thực phẩm; cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường…

Theo VNE

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi