Áp thấp vào biển Đông có thể mạnh lên thành bão, tiến nhanh vào đất liền

02/11/17, 09:00 Việt Nam

Trong khi áp thấp nhiệt đới gần bờ dần suy yếu thành vùng áp thấp, thì áp thấp nhiệt đới gió giật cấp 9 đã đi vào biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão.

Áp thấp nhiệt đới gió giật cấp 9 đã đi vào biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão. (Ảnh minh họa từ VTC)

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng và thuỷ văn trung ương, tối 1/11, áp thấp nhiệt đới gần bờ cách đất liền các tỉnh Bạc Liêu – Cà Mau khoảng 130km về phía Đông Đông Nam.

Dự báo, ngày 2/11, áp thấp nhiệt đới này di chuyển theo hướng Tây chếch Bắc, với vận tốc 10 – 15km/h và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến tối 2/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở trên vùng biển phía Nam tỉnh Cà Mau – Kiên Giang và suy giảm. Sức gió mạnh nhất trung tâm vùng áp thấp dưới cấp 6.

Trong khi đó, sáng sớm 2/11, áp thấp nhiệt đới vừa vào Biển Đông đang tăng tốc và mạnh lên, tâm áp thấp cách đảo Song Tử Tây khoảng 380km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất đạt cấp 7 (50 – 60km/h), giật cấp 9.

Dự báo, ngày và đêm 2/11, áp thấp nhiệt đới này di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, với vận tốc đạt 20km/h và có thể mạnh lên thành bão.

Sáng sớm 3/11, vị trí tâm bão ở trên khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa, sức gió đạt cấp 8 – 9 (60 – 90km/h), giật cấp 11. Sau đó, bão vẫn giữ vận tốc và hướng di chuyển.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, nên khu vực giữa biển Đông có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6 – 9, giật cấp 11.

Cơ quan khí tượng cảnh báo vùng ven biển từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau cần đề phòng nước dâng từ 0,3 – 0,4m, kết hợp với kỳ triều cường cao khiến mực nước biển có thể lên tới 4 – 4,5m.

Do ảnh hưởng của áp thấp vừa vào biển Đông kết hợp với không khí lạnh, từ đêm 2/11, vùng biển ngoài khơi các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6 – 7, giật cấp 9.

Bên cạnh đó, từ 3/11, các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có nguy cơ xảy ra một đợt mưa đặc biệt lớn và kéo dài trong nhiều ngày. Nguy cơ lũ, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập lụt diện rộng ở vùng trũng, đô thị thuộc các tỉnh nói trên rất cao.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?