‘Lộ’ kho báu của vua Hàm Nghi, kỳ nhân ‘đòi’ ăn chia

20/06/11, 15:00 Tin Tổng Hợp

Liên quan tới tin đồn thổi về kho báu của vua Hàm Nghi, hiện có không biết bao nhiêu người hoang tưởng, tự cho là nắm giữ thông tin về nguồn của cải đồ sộ này…

Thực sự phát hiện kho báu?

'Lộ' kho báu của vua Hàm Nghi, kỳ nhân 'đòi' ăn chia

Ông Nguyễn Hồng Công.

Ngày 16/6 vừa qua, ông Nguyễn Hồng Công, người có gần 30 năm đào, tìm vàng của vua Hàm Nghi tại Quảng Bình, đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng tỉnh khẳng định phát hiện kho báu của vua Hàm Nghi tại xã Hóa Sơn, huyện vùng cao Minh Hóa, với nội dung: “Qua 14 năm trời ròng rã, suy ngẫm, nghiên cứu, đào bới, tìm kiếm, nay tôi đã tự giải mã và tìm ra được nơi cất giấu của cải của vua Hàm Nghi. Để trả lời được bí ẩn công trình này, tôi đã phải trả giá gần 30 năm và tiêu tốn gần 2 tỉ đồng. Vậy để đảm bảo được công sức và tiền của đầu tư gần 30 năm qua, tôi đề nghị tỉnh cho phép tôi được hưởng 20% tổng trị giá của kho báu, thay vì 10% mà ông Trần Sự (Chủ tịch UBND tỉnh trước đây) ký năm 1989”.

“Trong thời hạn 50 ngày phải thanh toán xong kể từ ngày lấy được tài sản kho báu chuyển về kho của tỉnh. Đề nghị tỉnh cho người giám sát và bảo vệ tôi trong 15 ngày. Nếu có gì sai trái tôi hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật hiện hành” – ông Công viết.

Hiện, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình chưa có phản hồi về văn bản của ông Công. Tuy nhiên, trưa 19/6 vừa qua, ông Công xác nhận là ông vừa ở TP.HCM ra ngày 18/6 và chưa gửi tờ trình này. Ông chỉ mới xin gặp Chủ tịch UBND tỉnh nhưng ông chủ tịch bận nên chưa gặp được. Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Thanh Xuân đã kiểm tra và khẳng định: “Văn phòng không nhận được bất cứ một văn bản, thông tin gì liên quan đến việc ông Công báo tìm được kho báu của vua Hàm Nghi tại xã Hóa Sơn, Minh Hóa. Tôi cũng đã điện thoại đề nghị Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa kiểm tra nhưng tình hình cũng không có gì khác”.

Bí thư Đảng ủy xã Hóa Sơn Bàn Văn Sơn cũng cho biết: “Cách đây khoảng 2 tháng thì ông Công trở lại Hóa Sơn, vào khu đã đào cũ rồi ở lại đó. Thông tin ông ấy tìm thấy kho báu của vua Hàm Nghi là hoàn toàn không chính xác, không có đâu”.

Giai thoại

Vua Hàm Nghi lên ngôi vua năm 1884, lúc mới 13 tuổi, là một ông vua có lòng yêu nước nên quyết tâm chống Pháp. Sau việc khởi nghĩa thất bại, kinh thành Huế thất thủ, vua cùng một số quần thần xuất bôn và xuống Chiếu Cần Vương (1885) và xa giá về Tân Sở (Quảng Trị), sau đó là Hương Khê (Hà Tĩnh) để lập chiến khu chống Pháp.

Lúc đó, tại Hà Tĩnh, quân Pháp đang trấn áp cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, nên vua lui về Ninh Hóa (Quảng Bình) xây dựng căn cứ địa kháng chiến. Ngày 14/11/1888, tên Trương Quang Ngọc làm phản, giết Tôn Thất Hiệp (con trai của Tôn Thất Thuyết – cận vệ nhà vua), bắt vua giao cho Pháp. Sau đó, vua Hàm Nghi bị Pháp đày sang Alber và mất năm 1913.

'Lộ' kho báu của vua Hàm Nghi, kỳ nhân 'đòi' ăn chia

Báu kiếm và báu vật mà vua Hàm Nghi để lại

Tương truyền, khi vua Hàm Nghi về Ninh Hóa, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ, nhà vua đã cho chôn một kho báu tại vùng đất này. Nhiều tư liệu ghi nhận, thỉnh thoảng người dân ở Ninh Hóa phát hiện ra vàng, tương truyền là của Vua Hàm Nghi, và cả những hiện vật giá trị của triều Nguyễn. Được biết, khoảng 1930–1932 người Pháp cũng đã tiến hành khai quật tìm kiếm kho báu từ gia phả của một gia đình người Hoa và người ta thấy một đoàn xe tải bịt kín chở cái gì đó từ nơi khai thác…

Tiếp đến, vào những năm 60 của thế kỷ hai mươi, một người đi rừng ở Dân Hoá (Minh Hoá) phát hiện ra hai đống kim loại màu vàng nằm cách nhau một chiếc đòn gánh (người ta bảo do người gánh bị chết), ông lấy về lát hiên nhà thay cho gạch, sau mới biết đó là vàng. Ít lâu sau, mưa lũ làm bật gốc một cây cổ thụ để lộ rất nhiều vàng. Được tin, Ty Văn hoá Quảng Bình cho người lên thu lại. Tất cả các tư liệu này đều ghi qua lời kể mà chưa có cơ quan nào xác nhận hoặc có ý kiến phản hồi. Tuy vậy, suốt hơn trăm năm qua, đã có không ít người nung nấu ý đồ khám phá kho báu trong lòng đất Minh Hoá.

Điều đáng nói là, cũng như các giai thoại, câu chuyện tìm kho báu của vua Hàm Nghi thỉnh thoảng lắng xuống nhưng thỉnh thoảng lại rộ lên với những phát hiện mới khiến nhiều người rất kỳ vọng. Có người còn bỏ công sức, sưu tầm tài liệu để vẽ một bản đồ về cuộc hành trình của vua Hàm Nghi rồi đi đến kết luận: có một kho báu đang nằm trong lòng đất Minh Hoá.

Hành trình săn tìm

Mùa hè năm 1982, người dân Hóa Sơn thấy xuất hiện người đàn ông nói giọng Bắc lơ lớ ở bản mình, tự xưng tên Nguyễn Hồng Công, thực hiện cuộc tìm kiếm có một không hai trong lịch sử. Kết quả là trong 5 năm ròng rã, điều mà ông Công có được là… quy luật xây dựng, cất giữ kho báu.

Gom hết “tài liệu” có được, Nguyễn Hồng Công làm tờ trình gởi từ chính quyền cấp cơ sở đến Trung ương để xin phép tìm kho báu. Có lẽ những “tài liệu” và tài thuyết phục của ông đã tạo được độ tin cậy nhất định nên năm 1987, UBND tỉnh Bình Trị Thiên (lúc bấy giờ) đồng ý cùng ông tổ chức cuộc tìm kiếm kho báu. Vào giữa năm 1987, đội quân tìm vàng với thiết bị máy móc được công an bảo vệ vào làm náo nhiệt bản Hóa Sơn. Ban đầu, những người dân lực lưỡng ở đây được thuê vào làm công, cùng với máy móc khoét núi, mở đường… Tuy nhiên, đến đầu năm 1988, tiền cạn, dấu vết kho vàng mờ mịt nên số người tham gia dần dần rơi rụng hết và cuối cùng chỉ còn lại mỗi nhà “đầu tư” Nguyễn Hồng Công.

Không nản chí, ông Công vẫn tiếp tục công cuộc tìm kiếm và năm 1997, ông Công gửi lên các cơ quan chức năng tờ trình về việc phát hiện kho báu tại xã Hóa Sơn, chủ yếu đề nghị mức độ “ăn chia”. Ông Công viết: “Trong 14 năm tìm kiếm, chi phí tốn 242 triệu đồng (chủ yếu là thời điểm trước năm 1990), số tiền này do tôi vay mượn nên phải trả gấp 20 lần (khoảng 5 tỉ đồng). Bản thân xin được hưởng 10% số tài sản thu được như thỏa thuận nếu không đóng thuế; nếu chịu thuế xin được hưởng 25%. Số tài sản tôi được hưởng sẽ được thanh toán 50% bằng hiện vật, 50% bằng tiền mặt chậm nhất là 50 ngày kể từ khi chuyển về địa điểm tập kết”. Thế nhưng, một lần nữa, đoàn cán bộ liên ngành được cử lên “mở cửa kho báu” phải lắc đầu quay về tay không.

Một mình không nản, Nguyễn Hồng Công càng ngày càng lún sâu vào niềm tin của chính mình và sự kiện đình đám nhất là cách đây vài ngày, kỳ nhân tuyên bố về địa chỉ chính xác kho báu của vua Hàm Nghi.

'Lộ' kho báu của vua Hàm Nghi, kỳ nhân 'đòi' ăn chia

Lối vào kho báu được ông Công xác định trước đây.

Sau “vụ Nguyễn Hồng Công”, vào những năm 1990-1991, có một “đơn vị đặc biệt” vào đào bới trong lòng sông Son đoạn trước cửa động Phong Nha, người ta nói đơn vị này cũng tìm vàng. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Sự xác nhận có đơn vị này tìm kiếm gì đó nhưng không cho tỉnh tham gia. Kết quả không biết thế nào, chỉ biết một cột thạch nhũ đẹp nhất đã bị sụt xuống lấp cửa động. UBND tỉnh đã phải chi gần 150 triệu đồng (lúc đó tương đương 75 cây vàng) cho Công ty Xây dựng thủy lợi tỉnh để chẻ cột thạch nhũ, giải phóng cửa động. Thế rồi, cuộc truy tìm kho báu tạm thời lắng xuống.

Đến ngày 11/5/2003, 4 đứa trẻ chăn trâu nghịch ngợm vào hang bắt dơi, luồn từ nơi này qua nơi khác và phát hiện ra một số cổ vật có giá trị, trong đó có chiếc chìa khoá và một bản đồ, lại làm rộ lên câu hỏi có hay không kho báu của vua Hàm Nghi.

Tháng 10/2004, những người đi tìm phế liệu đã phát hiện ở đồng Nghè, xã Thạch Hoá (Tuyên Hoá) hai chục chum vại chôn dưới đất trong có chứa hơn 2 tấn tiền cổ và bán cho người mua phế liệu. Câu chuyện lập tức lan truyền và nhiều người nhanh chân đã đến đào nát một khu vực rộng lớn của cánh đồng nhưng không tìm được gì thêm. Vấn đề kho báu của vua Hàm Nghi một lần nữa được thổi bùng lên.

Rồi mới đây, hồi cuối tháng 2 vừa qua, ông Lê Ổn, một đại tá về hưu, quê ở Lệ Thủy, trú ở Đồng Hới lại thổi lên sự tò mò qua câu chuyện có 4 cái giếng chôn vàng của Hàm Nghi ở thành Nhà Ngo (Uẩn Áo, Liên Thủy); đồng thời, reo rắc thông tin trên đỉnh núi Kà Ai, gần đường 12 đi cửa khẩu Cha Lo, có một cái giếng, chung quanh trồng toàn bưởi thanh trà và vàng ở dưới đó…

Nguyễn Hồng Công sinh năm 1952, quê quán: Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa; trú quán: TP.HCM; từ năm 1982, thường xuyên đi lại rồi sau đó cư ngụ tại Đội 4, thôn Đăng Hóa, xã Hóa Sơn, Minh Hóa, Quảng Bình. Ông Công nhập ngũ năm 1971, thuộc Sư đoàn 365; hết cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông chuyển sang bộ đội biên phòng, sau đó xuất ngũ với quân hàm Thượng úy…

Theo Đất Việt

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL