Phụ thân giải oan ngục, nhi tử đỗ Trạng Nguyên

10/06/16, 07:52 Nhân quả - Luân hồi

Bảo vệ chính nghĩa, hành thiện cứu người là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp, ắt sẽ được Thần linh phù trợ và gặp phúc báo. Câu chuyện về hai cha con Triệu Hy dưới đây là một ví dụ.

1446382859
(Ảnh: Internet)

Vào triều Minh (năm 1368-1644), có một người cương chính vô tư tên Triệu Hy ở Thanh Châu, tỉnh Sơn Đông, dũng cảm bảo vệ chính nghĩa mà không cầu báo đáp.

Khi ông còn nhậm chức huyện lệnh, có một quan nha bị xử tù oan. Triệu Hy biết người quan nha này và biết ông bị xử oan nên quyết tâm rửa oan cho vị quan nha đó. Thông qua các nguồn tin khác nhau, ông hiểu rõ ngọn nguồn của sự tình, thu thập chứng cứ và nhiều lần khiếu nại thay cho người quan nha đó. Cuối cùng ông đã rửa oan được tội danh cho người quan nha; án oan được sửa lại, và vị quan nha kia đã được thả ra.

Người quan nha vô cùng biết ơn, muốn gả con gái cho Triệu Hy làm vợ lẽ. Triệu Hy nói: “Không, không được”. Và khi người quan kia vẫn kiên trì thuyết phục thì Triệu Hy đã dùng lời lẽ đanh thép để cự tuyệt.

Sau đó Triệu Hy được đề bạt làm Lễ Bộ Hữu Thị Lang. Vài năm sau, con trai của Triệu Hy là Triệu Bỉnh Trung lên đường tham gia kỳ thi đại khảo. Trên đường đến trường thi, Triệu Bỉnh Trung nghe thấy giọng nói vọng từ trên trời, “’Không, không được’ đỗ Trạng Nguyên”. Câu nói này cứ lặp đi lặp lại vài lần. Triệu Bỉnh Trung không hiểu điều này nghĩa là sao.

Đề bài của kỳ thi là nói về cái tâm và sự cai trị của bậc Đế Vương. Triệu Bỉnh Trung viết rằng, hễ khi có một niệm phù hợp theo Thiên lý, người ta nên lập tức tuân theo, và hễ khi một ham muốn dục vọng sai lầm nổi lên, người ta phải loại bỏ nó ngay lập tức. Chẳng hạn như các Hoàng đế thời cổ đại  Đường Nghiêu và NguThuấn, luôn lấy mình làm gương, thiện hóa dân lành, từ đó đã đề cao các tiêu chuẩn đạo đức của bá tánh, mang đến sự phồn vinh và yên bình cho thiên hạ.

Kết quả kỳ thi, Triệu Bỉnh Trung quả nhiên đỗ Trạng Nguyên, khi đó ông mới 25 tuổi. Sau khi về quê, ông kể cho phụ thân nghe về thanh âm thần kỳ mà ông nghe thấy trên đường đi thi. Triệu Hy nói: “Cách đây hai mươi năm cha cũng nghe thấy thanh âm này và cha chưa bao giờ kể với ai về điều đó”.

Thiên lý “Thiện hữu thiện báo” quả thực không sai. Chỉ có thể hành thiện sự, gieo nhân phúc mới kết phúc quả.

Theo minhhue.net

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

    Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng