Người con hiếu thuận bị sét đánh chết, trời xanh phải chăng không có mắt?
Vương Ý Mãn được mọi người đánh giá là rất hiếu thuận với mẹ già. Nhưng sau khi bị sét đánh chết, người mẹ già lại nói một câu: “Vì nó tội lỗi lớn nên bị trời phạt”, khiến mọi người trong thôn ai nấy cũng lấy làm khó hiểu.
Trong văn hóa Thần truyền thì nhân loại là do Thần tạo ra, và Thần cũng định ra những quy phạm đạo đức cho con người, ví như: Phụ mẫu phải từ, còn cái phải hiếu. Nghe theo chỉ ý của Thần, thì con người sẽ được ban hạnh phúc, an khang, trưởng cửu; làm trái với an bài của Thần, con người sẽ phải chịu thống khổ, tai nạn, diệt vong.
Dưới đây là một câu chuyện như thế.
Người già trong thôn nọ có kể lại một câu chuyện rằng, nhiều năm trước có một người tên là Vương Mãn Ý, nổi tiếng là người con hiếu thuận, xa gần ai cũng biết. Vương Mãn Ý hơn 40 tuổi, bề ngoài nhìn chất phác thật thà, nói chuyện với ai cũng vui vẻ, ai trêu chọc cũng không tức giận để ý.
Vương Mãn Ý còn là đội trưởng đội sản xuất, đặc biệt thích giúp đỡ người khác, nhà ai có chuyện gì, không cần kêu gọi, cũng đều chủ động tìm đến trợ giúp. Hơn nữa, nhân duyên cũng rất tốt, chỉ đáng tiếc là không có con nối dõi.
Rồi một ngày, trời nổi giông bão mưa rền gió dữ, sau đó một tia sét lớn từ trên trời giáng xuống, Vương Mãn Ý bị sét đánh chết ở ngay trong nhà. Và điều kỳ lạ chính là, lúc bị sét đánh thì Vương Mãn Ý còn đang cõng mẹ già ở trên lưng! Nhưng người mẹ lại không bị sao cả.
Khi tất cả mọi người đang nghĩ là thiên tai nhân họa, thì người mẹ già của Vương Mãn Ý ở trong nhà lại nói “vì nó tội lỗi lớn nên bị trời phạt”. Câu nói này khiến mọi người ai cũng sửng sốt. Người trong thôn đều bàn tán xôn xao, sao lại có người mẹ như vậy chứ, hổ dữ không ăn thịt con, vậy mà bà lại thốt lên lời như vậy!
Một người trong thôn đã từng ăn cơm ở nhà Vương Mãn Ý nói, tôi thấy khi vừa nấu xong cơm một cái là Vương Mãn Ý mang đến cho mẹ ăn ngay; ngày lễ ngày Tết đều có thể thấy Vương Mãn Ý dẫn người mẹ với quần áo mới đi ra ngoài tản bộ, người như vậy tìm đâu ra được. Mọi người sau khi nghe, ai cũng trách móc mẹ của Vương Mãn Ý không có tình mẫu tử.
Lúc này bà lão mới nói: “Nó là người con có hiếu ư? Nếu không có con dâu ta thì ta cũng không sống được đến ngày hôm nay. Mọi người muốn rõ chuyện thì hãy đi hỏi con dâu ta”. Lúc đó mọi người quay sang nhìn về phía vợ của Vương Mãn Ý, thì thấy người phụ nữ này lắc đầu, nước mắt không ngừng rơi, im lặng không nói gì.
Chưa đến 2 năm sau, khi mẹ của Vương Mãn Ý qua đời, thì người con dâu cũng rời khỏi thôn, người trong thôn ai cũng than thở nói, quả là bạc tình bạc nghĩa như thế, chồng chết chưa đầy 3 năm đã bỏ đi rồi.
Cho đến khi người dân trong thôn đã nguôi ngoai không nghĩ đến chuyện này nữa, thì họ nhận được một bức thư của người vợ Vương Mãn Ý gửi về. Nội dung lá thư như sau:
“Kỳ thực, Vương Mãn Ý không giống như mọi người vẫn nghĩ. Bởi vì tôi không thể sinh con, nên hắn đã ra ngoài tìm người tìm người phụ nữ khác, và còn có con với họ, khi trở về nhà thường xuyến chửi mắng đánh đập tôi. Nếu không có mẹ chồng che chở, thì tôi đã bị đuổi ra khỏi nhà từ lâu rồi.
Vương Mãn Ý đưa cơm cho mẹ mình là chỉ để mọi người coi thôi, trước mặt mọi người hắn luôn tỏ vẻ mình là người con hiếu thảo như vậy. Bởi vì mẹ chồng tôi không cho hắn đem con về nhà, vì thế hắn thường xuyên để mặc hai mẹ con tôi ở nhà. Mẹ chồng tôi mà nói cho người trong thôn biết, thì cũng sẽ bị đánh, nên bà cũng đành im lặng.
Quần áo mới mặc trong mỗi dịp lễ Tết, thực ra chỉ có một bộ duy nhất, về nhà là hắn bắt thay ra ngay, giữ lại đến dịp lễ sau mới được mặc lại. Mẹ chồng và tôi bao năm nay không hề được mua một bộ quần quần áo mới nào, và mỗi dịp như vậy mẹ chồng tôi cũng phải bắt buộc đi ra ngoài cùng hắn, phải tỏ vẻ tươi cười để giữ cái tiếng hiếu thảo cho hắn. Tiền bạc trong nhà hắn mang cho người phụ nữ kia hết, hắn nói phụ nữ không thể sinh con không xứng mặc quần áo mới.
Hắn cõng mẹ chồng lên người là bởi vì hắn không biết nghe từ đâu nói rằng, bất hiếu với phụ mẫu cẩn thận bị sét đánh chết. Vì thế khi có sét đánh hắn liền cõng mẹ lên lưng, để đỡ cho mình”.
Đọc xong thư, người dân trong thôn ai nấy cũng kinh ngạc, không ngờ Vương Mãn Ý là vì bất hiếu, nên mới bị sét đánh chết để nghiêm phạt! Thực sự là biết người biết mặt nhưng không biết lòng, từ đó về sau không ai còn trách móc mẹ và vợ của Vương Mãn Ý nữa.
Quả thực là “người đang làm, trời đang nhìn”, sao có thể lấy vải thưa che mắt Thánh, Thiên đạo vốn rất công minh, chỉ là con người không nhìn thấu nên không tỏ rõ, vậy nên chớ đem lòng oán trách trời cao mà ghét bỏ người chính nghĩa.
Lại nói, cổ nhân xưa vẫn thường dạy rằng “trung hiếu trị quốc, bách thiện hiếu làm đầu”, làm người tốt thì việc đầu tiên phải làm được, đó là hiếu thuận, quả thực là quá sâu sắc.
Người hiện đại cho rằng hiếu hay phụng dưỡng cha mẹ, nhưng cổ nhân lại không nghĩ như vậy.
Lúc Tử Du hỏi về chữ hiếu, Khổng Tử nói: “Người hiện tại cho rằng hiếu thuận chỉ là phương diện nuôi dưỡng phụ mẫu. Nhưng chó ngựa cũng được người nuôi dưỡng vậy. Nếu như phụng dưỡng phụ mẫu mà thiếu lòng cung kính, thì có khác chi việc nuôi chó ngựa kia?”.
Trong “Đệ tử quy” có viết: “Thân ái ngã, hiếu hà nan; thân tăng ngã, hiếu phương hiền”, là ý nói, khi phụ mẫu yêu thương chúng ta thì chẳng khó để mà hiếu thuận; nhưng khi phụ mẫu ghét bỏ chúng ta mà chúng ta cũng vẫn một mực hiếu thuận với họ, lòng chẳng đổi dời, loại hiếu này mới là khó và đáng quý nhất.
Lê Hiếu (Theo NTDTV)