Khổng Tử và Socrates: Can đảm đứng về phía lẽ phải

Trong Luận Ngữ của Khổng Tử, Hiến Vấn, Hoàng đế thời Bắc Ngụy (năm 454-476), nói về một hoàng đế thời Bắc Ngụy hưởng ứng các vấn đề cơ bản của luật pháp.

Hiến Vấn giảng, “Người thiện không lo âu phiền muộn, người hiểu biết không bị mê hoặc, và người dũng cảm không ở trong sợ hãi” . Lòng dũng cảm là một đức tính quan trọng để đạt đến cảnh giới hoàn mỹ. Trong lịch sử ở cả nền văn hóa phương Tây và Trung Quốc đều có ghi chép không ít những con người dũng cảm như vậy.

Dân gian truyền rằng, có khoảng 100 môn đồ của Mặc Tử vì chân lý mà hy sinh không chút do dự dù phải mất đi sinh mệnh của mình. Có một tráng sĩ tên gọi Kinh Kha sống trong thời Chiến Quốc (năm 475-221 trước Công Nguyên). Anh được giao nhiệm vụ ám sát Hoàng đế nhà Tần trong bài hát,“Gió đổi hướng Tây thêm lạnh lẽo, ngay khi tráng sĩ ra đi vì nhiệm vụ mà từ đó không trở về”. Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ đã đau buồn vì mất quá nhiều binh sĩ và không còn mặt mũi nào để đối diện với tổ tông. Họ đều là những người dũng cảm không tham sống sợ chết. Tử Lộ, một trong những học trò yêu của Khổng Tử, có tính quả cảm, thẳng thắn. Tuy nhiên, Khổng Tử nói, “Trò ấy không sợ gì nhưng vẫn chưa đáng kể”. Thực ra, Khổng Tử giảng lòng can đảm có nhiều tầng ý nghĩa khác nhau.

Mạnh Tử nói, “Chư vị muốn là người dũng cảm? Tôi từng nghe thầy Khổng Tử giảng về lòng can đảm như thế này: “Nếu chư vị hướng nội nhìn vào trong, và thấy chính nghĩa không ở phía này, vậy thì, ngay cả khi người đối diện là một người khiêm tốn, tôi nhất định sẽ không đe dọa anh ta. Nếu sau khi xem xét kỹ, tôi cảm thấy rằng chính nghĩa thực sự là ở phía tôi, vậy thì ngay cả khi người kia vô cùng hùng mạnh, tôi sẽ tiến lên.’” (Quyển đầu về Công Tôn Sửu trong Những tác phẩm của Mạnh Tử)

Những nỗ lực thay mặt cho bá tính của Khổng Tử

Trong suốt cuộc đời mình, Khổng Tử đã dẫn dắt học trò của ông tuân theo các nguyên lý như vậy. Tương truyền, Khổng Tử vóc dáng khôi ngô cường tráng, nhưng luôn đối tốt với mọi người. Ông rất nhẫn nại với học trò của mình, vô cùng khiêm nhường và cẩn thận. Nếu ông mắc lỗi, ông sẽ nhận lỗi với các học trò của mình.

Khi triều đại nhà Chu suy yếu, Khổng Tử đã cố gắng để thúc đẩy lòng nhân từ và thuyết phục nhà vua giáo hóa dân chúng bằng việc thúc đẩy lễ nghi và âm nhạc.

Khi Khổng Tử đến thăm nước Lỗ, ông đã cố gắng khôi phục lại nó nhưng thất bại. Sau đó, ông đi khắp đất nước để tuyên dương những chủ trương chính trị của mình. Ông đã đi đến các nước Chu, Tề, Vệ, Tào, Trần, Thái, Tống, Diệp, và Sở, nhưng những người đương quyền không tiếp thụ tư tưởng của ông và nhạo báng ông. Ông bị bao vây bởi những kẻ đã nhạo báng và đe dọa ông, và ông cảm thấy bị mắc kẹt và phải chịu đói khát. Mọi người khuyên ông nên từ bỏ.

Tuy nhiên, sự suy đồi của các tiêu chuẩn đạo đức đã không thể dao động được ông. Sự phỉ báng và những thái độ không tốt không thể cải biến được chí hướng của bậc Thánh giả. Ông luôn xem việc truyền thừa văn hóa lễ nhạc là thiên mệnh và thúc đẩy nhân nghĩa là trách nhiệm của mình. Ông nói với các học trò, “Nếu như thiên hạ có Đạo, thì ta không cần phải đến để cải biến việc ấy.”

Để truyền bá tư tưởng và giáo hóa bách tính, Khổng Tử mở nhiều trường tư thục. Không xét về xuất thân là nghèo khó hay giàu sang, thông minh hay ngu dốt, tất cả đều có thể đến học. Khi ở độ tuổi 70, ông tập trung vào việc chỉnh lý một số cuốn cổ thư. Đạo Khổng đã có một ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều khía cạnh của Trung Quốc như lịch sử, văn hóa, phẩm cách, tư tưởng,…

Noi gương nhà hiền triết Hy Lạp cổ Socrates

Năm 594 trước Công Nguyên, chính khách Solon của Athen kiến lập nền chính trị cộng hòa theo hình thức công dân bầu cử và bồi thẩm nghị sự. Tuy nhiên, thời bấy giờ luân thường đạo lý, các quy tắc đạo đức và tín ngưỡng bị suy thoái. Nhiều công tố viên và thẩm phán được bầu ra trong số những người nông dân và thương gia, chỉ nhìn nhận pháp luật và khoa học. Họ không có sự khiêm tốn thực sự tin tưởng vào Thần.

Socrates bảo lưu quan điểm rằng mục đích của triết học không phải là để nhận thức tự nhiên, mà đúng hơn là để “nhận thức tự kỷ.” Ông đề xướng nhận thức đạo lý làm người. Ông tin rằng mọi thứ trong thế giới này đã được Thần an bài.

Ông coi trọng đạo đức và cho rằng “mỹ đức chính là tri thức.” Ông dành trọn cuộc đời để tiếp xúc với mọi người và ngăn họ phạm sai lầm. Ông muốn khơi dậy lòng tự trọng của họ.

Năm 404 trước Công Nguyên, sự cai trị của một bạo chúa đã thay thế chính thể dân chủ. Kẻ độc tài đã ra lệnh cho Socrates phải bắt một người giàu để ông ta có thể tịch thu tài sản. Socrates từ chối. Ông không chỉ dám từ chối mệnh lệnh bất chính mà còn dám công khai lên án nó.

Bất kể đối phương là người quyền cao chức trọng hay thế lực hùng hậu, Socrates vẫn kiên trì nguyên tắc và chính nghĩa của mình. Ông không khuất phục trước bất kỳ lực lượng xã hội bất nghĩa nào, vì vậy mà ông đã chọc giận nhiều người.

Đối diện với tội danh “độc hại thanh niên,” Socrates đã nói như sau—được dịch bởi Plato—trước ban bồi thẩm Athen:

“Vâng lời Thần, và chỉ khuyên nhủ những người hiểu biết, không kể họ là dân thành thị hay người lạ, vì vậy tôi không nghe theo ai cả… tôi nói cho các vị biết rằng tiền bạc không thể sinh ra mỹ đức, nhưng mỹ đức có thể cấp tiền bạc và những điều tốt đẹp khác cho cá nhân cũng như quốc gia. Đây là lời giảng của tôi, và nếu như điều này là học thuyết làm hư hỏng bọn trẻ, thì quả thực sự ảnh hưởng của tôi sẽ gây tai hại. Nhưng nếu có ai đó nói rằng điều này không phải là lời giảng của tôi thì người đó đang nói dối. Vì vậy, hỡi những cư dân Athen, tôi nói với các vị, tuân theo hay không tuân theo lệnh của Anytus, và tha bổng hay không tha bổng cho tôi; nhưng không kể bất cứ điều gì các vị làm, thì hãy hiểu rằng sẽ không bao giờ cải biến được hành động của tôi, không thể ngay cả khi tôi phải chết nhiều lần.”

Những bậc hiền triết thời xưa vẫn còn ảnh hưởng rất lớn đến chúng ta tới tận ngày nay. Can đảm thực sự không phải là dũng cảm chiến đấu ngoan cường, mà là đứng về phía chân lý. Chỉ cần kiên trì đạo nghĩa, cho dù đối diện cường quyền bạo lực, quyết không ngả lòng nhụt chí cải biến chí hướng của mình.

Vào thời Khổng Tử và Socrates, đạo đức dường như không hợp thời, nhưng hai ông không hề khuất phục. Cuối cùng, tư tưởng của họ được lưu truyền hàng nghìn năm. Chính sự can đảm của họ đã tạo nên nhân cách và sáng tạo một nền văn hóa duy trì đạo đức được truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác.

(Đường Phong, nguồn: Minh Huệ )

 

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?