CÔNG CHÚA THUẦN NHẪN
CÔNG CHÚA THUẦN NHẪN (Truyện cổ Phật giáo)
*********************
Công chúa Thuần Nhẫn là con gái út của vua Ba Tư Nặc. Công chúa là người hiếu hạnh, lại có đức nhẫn nhục, nhưng phải có tội xấu quá, nên đã 18 xuân mà vua cha chưa tính việc x
Ôi! Bà mụ cay nghiệt làm sao?
Bắt nặn thế nào cho công chúa xấu đến nổi ai thấy cũng bực mình, mũi tẹt, trán dồ, miệng hô, mắt toét, đó là chưa kể đến thân hình nếu nói đến thân hình thì nàng chỉ cao vỏn vẹn một thước lênh khênh. Vì vậy mà trong triều các vương tôn, công tử phải tìm kế du học ráo, để tránh cái nạn bị trạch phò mã.
Mỗi khi công chúa thấy hai chị hãnh diện trước nhan sắc xinh tươi, nàng rất ngậm ngùi tủi hận, song cũng không hề ganh tỵ. Trái lại, hai chị thì kêu căng, mỗi khi thấy nàng thường tỏ vẻ khó, không muốn gần gũi chuyện trò. Lại tâu với vua cha cấm không cho nàng đi ra ngoài sợ thế gian chê cười. Công chúa thui thủi một mình trong cung cấm.
Nàng hiếu hạnh với cha mẹ, chiều chuộng hai chị và hết lòng thương yêu những người hầu hạ. Nàng thường đem tiền bố thí cho người nghèo khổ, cung cấp thuốc men cho người bệnh hoạn, vì thế ai cũng yêu mến công chúa hơn hai bà chị.
Nhan sắc kỳ dị của công chúa Thuần Nhẫn bay ra, cũng như đức hạnh của nàng, nên một ngày kia Hoàng tử một nước lân cận đến xin cưới nàng làm vợ.
Cầm tay người nghĩa hiệp, vua Ba Tư Nặc cảm động, bảo Trọng Ðức rằng: “Con trẫm được Hoàng tử thương mến thật trẫm không biết lấy lời gì tả cho hết được nỗi lòng cảm bội”. Khi về nước, Hoàng tử không cho tiếp xúc với người, sợ thiên hạ thấy bên ngoài chê cười chăng?
Nhưng than ôi! Lòng hào kiệt của vị Hoàng tử thanh niên cá hạn, mà nhan sắc công chúa lại xấu vô cùng, nên mặc dầu vẫn mến đức, trọng tài của vợ, mà lắm khi Thái tử cũng bực mình về cái xấu của người vợ đáng thương. Rồi lần lần Trọng Ðức tìm cớ săn bắn vui chơi riêng. Công chúa như con chim trong lòng son, tuy có gạo trắng nước trong, nhưng ngoài bốn bức tường thì nàng không còn hay biết gì cả. Công chúa biết nghiệp duyên nên thầm trách kiếp xưa bởi vụng đường tu nên kiếp này phải mang lấy quả xấu, không bao giờ oán thán ai. Nàng chỉ một lòng nhu thuận với chồng, khoan dung độ lượng với người trong cung.
Nhưng ác thay! Các bà Vương phi quận chúa thường tìm đến với nàng để khoe khoang hãnh diện, có khi còn dám chế nhạo nàng ra mặt. Ðức nhẫn nhục của công chúa thuần thành, nên nàng luôn luôn vui vẻ xem như không có gì đáng để ý.
Một hôm các bà về xúi chồng bày một bữa tiệc, mời khắp cả Vương tôn danh nhân trong nước. Theo lệ thường thì vợ nào chồng nấy đếu đến đủ mặt… Duy chỉ có Hoàng tử Trọng Ðức lủi thủi đến một mình. lủi thủi đến một mình. Thôi thì các bà Vương phi, quận chúa, tiểu thơ khoe khoang duyên dáng, các bà lại đi tìm Hoàng tử Trọng Ðức chế giễu.
Hoàng tử không chịu nỗi cơn tức giận, nên sanh lòng ghét vợ. Chàng hằm hằm chuyến này thì về nhất quyết ly dị cho rảnh.
Chồng đi yến tiệc, công chúa một mình vò võ trong cung. Tự nhiên nàng thấy nao nao trong lòng, tin chắc có điều gì không hay xảy đến cho mình. Nàng tủi thân rơi nước mắt. Tự nghĩ ta đời trước đã tạo nhân gì ác nghiệp đến nỗi sanh thân kỳ dị, làm khổ tâm biết bao nhiêu người vì thương yêu ta. Nàng liền chắp tay thành kính hướng về giữa thanh không thầm niệm. “Nam mô Phật, nam mô chư Phật”. và tự khấn nguyện: Ðức Phật hiện nay Ngài hay ban bố ích lợi cho chúng sanh, cứu khổ cho tất cả người khổ sở. Nay con là một người đang chịu khổ, lại không làm sao ra khỏi cung cấm để hầu Ngài. Nguyện xin oai thần Ðức Thế Tôn từ bi khuất giá giáng thần vào trong chốn u đày này, cho con được đảnh lễ. Nỗi thống khổ lòng thành kính tha thiết của con người đáng thương ấy, ứng hiệp với Ðức từ bi của Phật. Ðược Ðức Phật ở tịnh xá Kỳ Viên liền vận thần thông hiện ra trước mặt, trong khi công chúa đang quì lạy. Ngưỡng lên thấy Phật, vừa mừng vừa tủi, nàng kính bạch: “Bạch Ðức Thế Tôn! Ðời trước con đã gây nghiệp ác gì, mà ngày nay bị quả báo thân hình xấu xí như thế này? Lại nhờ phước đức gì mà sanh vào chốn giàu sang?” Ngài động lòng thương xót dịu dàng bảo: “Ðời trước con là một người đàn bà có nhan sắc, lại hay cúng dường bố thí, nhưng khắc nghiệt với tôi tớ, kiêu căng với bạn bè và hay ganh tỵ với người có nhan sắc hơn mình, mắt thường hay nguýt, miệng hay nói xấu người, khi sân hận nổi lên thì đánh đập tôi tớ một cách tàn nhẫn. Nhất là hay ỷ mình có nhan sắc của cải khinh ngạo kẻ khác. Ngày nay con phải thành tâm tha thiết cần cầu sám hối đi, thì những tội lỗi trước kia sẽ tùy theo tâm niệm mà tiêu diệt”.
Tiếng Phật dịu dàng như tiếng chim Ca Lăng Tần Già, công chúa thấy tự nhiên lòng nhẹ lâng lâng, nàng rút khăn lau ráo lệ, rồi tha thiết cần cầu sám hối. Nàng quỳ xuống chân Phật hàng giờ với những lời chân thật phát sinh ra tự đáy lòng. Ðức Phật để cánh tay vàng lên đầu nàng, c&oci
rc;ng chúa ngẩng lên thấy đôi mắt hiền từ trong sáng của Ðức Phật nàng rất sung sướng. Liền khi ấy mắt nàng cũng trong sáng như mắt chim thu nàng thấy sắc diện của Phật đoan nghiêm hiền hậu, lòng nàng cảm động, sanh bao sự vui mừng, tự nhiên mặt nàng cũng đoan nghiêm mỹ lệ. Nàng thấy chân Phật sáng ngời, cốt cách siêu phàm, lòng nàng lại bội phần mến phục, tự nhiên thân nàng cũng đoan nghiêm điều đặn, các tướng xấu xa của nàng bị tiêu diệt. Nàng liền trở nên một công chúa đẹp đẽ xinh tươi đầy đủ phước tướng.
Phật thuyết pháp cho nàng nghe xong liền vận thần thông trở về Tịnh Xá.
Giữa bữa tiệc vui, Hoàng tử Trọng Ðức không chịu được lời chế giễu của các bạn. Tình yêu không thể kéo lại cái hổ, cái nhục. Thái tử bực tức lên ngựa trở về cung, vừa đi vừa thầm nghĩ: “Chuyến này nhất định để, nhất định ly dị”.
Tiếng gió ngựa của người hào kiệt sao mà gấp gáp thế? Công chúa lo ngại vội vàng bước xuống thang lầu thấy mặt chồng đầy sát khí, nàng không dám hỏi han gì. Theo lệ thường nàng cúi xuống tháo chiếc đai ngọc trên lưng Thái tử và cất chiếc mũ vàng cho đầu chàng đỡ nặng. Thái tử ngạc nhiên, cử chỉ ấy rõ ràng là vợ, mà sao nhan sắc nàng biến đổi thế kia? Công chúa hiểu ý, liền đem chuyện cầu Phật kể lại cho chồng nghe. Từ đó vợ chồng vui vẻ hòa thuận cùng nhau lo tu phước thiện.
Một hôm vui câu chuyện, công chúa bảo chồng: “Thiếp xem chàng trọng sắc hơn trọng đức”. Hoàng tử cả thẹn nói lảng qua chuyện khác.
Ðọc câu chuyện này chúng ta nhận thấy nhẫn nhục là điểm cốt yếu cần phải có trong tất cả hạng người, cần phải dùng trong tất cả hoàn cảnh. Nhờ sự nhẫn nhục, nhờ lòng thiết tha ăn năn của công chúa Thuần Nhẫn đã đổi được cuộc đời tối tăm trở thành tươi sáng. Chúng ta nên biết nếu tâm đức thanh tịnh thì sẽ chuyển được hình tướng bên ngoài. Vậy ta nên nhớ “NHẪN NHỤC LÀ GỐC HẠNH LÀNH, SÂN SI LÀ NGUỒI TỘI LỖI”.